Thảo luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VI MÔ VÀ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆNỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 10598384-1968-003936.htm (Trang 90 - 91)

Ngày nay, NHTM là một mắc xích quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế của một quốc gia phát triển. Để làm được điều này thì NHTM phải hoạt động một cách hiệu quả trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. So với những năm trước đây thì có thể thấy rằng hệ thống NHTM Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và cạnh tranh với nhiều NHTM trên thế giới và các sản phẩm dịch vụ của NHTM đang ngày càng đa dạng và mở rộng để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hoạt động tín dụng đang là một trong những hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoạt động hằng năm của NHTM. Trong quá trình hoạt động tín dụng luôn xảy ra tình trạng NHTM cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi được nợ do khách hàng không đủ năng lực tài chính để chi trả. Điều này sẽ khiến các khoản vay trở nên quá hạn và dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ xấu của NHTM không chỉ bị tác động bởi yếu tố dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng nhanh mà còn bị tác động bởi nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô khác thông qua quá trình hoạt động ngân hàng.

Với việc áp dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (GLS) cho mô hình hồi quy dữ liệu bảng, khóa luận đã xác định mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018. Các yếu tố đó bao gồm: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LA), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (OPE), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn CSH (ROE), tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng (LLP), quy mô ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNE). Kết quả nghiên cứu đã củng cố cơ sở lý thuyết được đề cập ở chương 2 và cho thấy tỷ lệ nợ xấu của NHTM sẽ gia tăng khi các yếu tố đặc thù về vĩ mô gia

tăng như tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LA), tỷ lệ dự phòng cho vay khách hàng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng (LLP). Bên cạnh đó có các yếu tố giúp góp phần làm giảm nợ xấu của NHTM là quy mô ngân hàng (SIZE) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP).

Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM tại Việt Nam đã đạt một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, đề tài đã làm rõ các khái niệm cơ bản về tín dụng cũng như khái niệm về

nợ xấu. Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của chúng đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018.

Thứ hai, dựa trên các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, khóa luận đã

trình bày mô hình chính thức về các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM tại Việt Nam và đưa ra các phương thức ước lượng cho phù hợp đối với mô hình nghiên cứu.

Thứ ba, sau khi ước lượng mức độ tác động về các yếu tố tác động đến nợ xấu của

NHTM tại Việt Nam và dựa trên kết quả ước lượng có được, khóa luận gợi ý một số chính sách và khuyến nghị đối với các nhà chính sách và cơ quan quản lý NHTM nhằm hỗ trợ NHTM giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ VI MÔ VÀ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆNỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 10598384-1968-003936.htm (Trang 90 - 91)