CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MẶT

Một phần của tài liệu Đồ án môn học: kỹ thuật xử lý nước cấp (Trang 28)

2.3.1. PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

a. Hồ chứa và lắng sơ bộ

Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.

b. Lắng

Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng. Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 16,3 mm/s. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước lớn hơn 3.000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,3 – 0,5 mm/s. Hiệu suất của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20%.

 Bể lắng đứng

Nguyên lý hoạt động

Trong bể lắng đứng nước chuyển động theo phương ngang thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên xuống. Khi xử lý nước không dùng chất keo tụ, các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dâng của dòng nước sẽ lắng xuống được. Còn các hạt có tốc độ rơi nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ dâng của dòng nước sẽ chỉ lơ lửng hoặc bị cuốn theo dòng nước lên trên phía bể.

Khi sử dụng nước có chất keo tụ, tức là trong nước chưa các hạt kết dính, thì ngoài các hạt cặn có tốc độ rơi ban đầu lớn hơn tốc độ rơi của dòng nước lắng xuống được, còn các hạt cặn khác cũng lắng xuống được. Tuy nhiên hiệu quả trong lắng đứng không chỉ phụ thuộc vào chất keo tụ, mà còn phụ thuộc vài sự phân bố đều của dòng nước đi lên và chiều cao vùng lắng phải đủ lớn thì các hạt cặn mới kết dính với nhau được.

Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt thêm cá bản vách ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 450 ÷ 600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau.

Do có cấu tạo thêm các bản vách ngăn ngiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu xuấ cao hơn so với bể lắng ngang. Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần túy. Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng.

Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật vận hành cao. Vận tốc nước đi từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s và thời gian lưu nước khoảng 1,5 – 2 giờ.

Nguyên lý hoạt động

Nước vào hệ thống phân phối các hạt cặn lớn lắng xuống, nước sẽ đi qua vách hướng dòng ngăn chuyển động rối của nước vào vùng lắng tại đây các hạt cặn nhỏ sẽ lắng xuống từ từ. Nước trên bề mặt là nước sạch sẽ được thu hồi lại qua ống thu nước bề mặt.

 Bể lắng ly tâm

Hình 2.2: Bể lắng ly tâm

Nguyên lý hoạt động

Nước cần xử lý theo ống trung tâm vào giữa ngăn phân phối vào vùng lắng. Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm ra bên ngoài. Ở đây cặn được lắng xuống đáy nước trong thì được thu vào máng vòng và theo đường ống sang bể lọc. Để thu bùn có thiết bị gạt gồm dầm chuyển động theo ray vòng trong dầm reo giàn cào bằng thép có các bàn gạt ở phía dưới. Nhờ những bàn gạt này, cặn lắng ở đáy được dẫn vào phễu và xả ra ngoài theo ống cặn.

Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thối rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước hết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời gian (m/h). Chu lỳ kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h).

Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc tiên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và làm trong; theo áp suất trong quá trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 Mpa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5 MPa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng... Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.

Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:

- Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học; - Lắng trọng lực;

- Giữ hạt rắn theo quán tính; - Hấp phụ hóa học; hấp phụ vật lý; - Quá trình dính bán;

- Quá trình lắng tạo bông

Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc hở dao động trong khoảng 1 – 2m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5 – 1m.

2.3.2. Phương pháp hóa lý

a. Clo hóa sơ bộ

Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa sơ bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh vật sinh sản ra chất nhầy nhớt trên bề mặt bể lọc.

b. Keo tụ - tạo bông

Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10m. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tịc của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn.

Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tính điện. Do đó, để phá tính bền của các hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.

Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như: Al2(SO4)3, Al2(SO4)2.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, NH4Al(SO4)2.12H2O, FeCl3, Fe(SO4)2.2H2O, Fe2(SO4)2.3H2O, Fe2(SO4)2.7H2O.

 Chất trợ keo tụ

Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo.

Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O). Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương như polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc polydiallyldimetyl-amon.

c. Khử trùng nước

Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vaath và khử trùng. Sau các quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại.

Song, để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,...

Để khử trùng thường dùng các biện pháp tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng có trong nước như:

- Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo - Khử trùng bằng ozone - Khử trùng bằng phương pháp nhiệt - Khử trùng bằng tia cực tím (UV) - Khử trùng bằng siêu âm - Khử trùng bằng ion bạc 2.3.3. Các phương pháp khác a. Các phương pháp làm mềm nước

Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học, phương pháp nhiệt, phương pháo trao đổi ion và phương pháp tổng hợp sau đây là một vài biện pháp cơ bản.

 Làm mềm nước bằng phương pháp hóa học

Cơ sở của phương pháp này là đưa ra hóa chất có khả năng kết hợp với ion Ca2+ và ion Mg2+ có trong nước tạo ra các kết tủa và loại chúng ra khỏi nước bằng biện pháp lắng, lọc.

- Làm mềm nước bằng vôi Ca(OH)2

Đây là phương pháp thông dụng nhất nhằm khử độ cứng cacbonat được áp dụng khi cần giảm cả độ cứng và độ kiềm của nước. Trình tự các phản ứng xảy ra như sau:

2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 + 2H2O

Mg(HCO3)2 +2Ca(OH)2  Mg(OH)2  + 2CaCO3 + H2O 2NaHCO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + Na2CO3 + H2O

- Làm mềm nước kết hợp với soda

Khi tổng hàm lượng các ion Mg2+ và Ca2+ lớn hơn tổng hàm lượng các ion HCO3- và CO22-, nếu sử dụng vôi thì khử được độ cứng của magie, độ cứng toàn phần không thể giảm. Để giải quyết vấn đề này người ta phải sử dụng đến soda. Quá trình này xảy ra theo phản ứng sau:

Ca2+ + Mg2+  CaCO3 + Mg(OH)2 - Làm mềm nước bằng Na3PO4

Phương pháp này được áp dụng khi cần làm mềm nước thật triệt để, mà sử dụng vô và sô đa vẫn chưa đem lại được kết quả mong muốn người ta cho Na3PO4 vào nước để khử hết các ion Ca2+ và Mg2+ thành muối không tan theo phản ứng sau:

3CaCl2 + 2Na3PO4  Ca3(PO4)2  + 6NaCl 3MgSO4 + 2Na3PO4  Mg3(PO4)2 + 3Na2SO4 3Ca(HCO3)2 + 2Na3PO4  Ca3(PO4)2  + 6NaHCO3 3Mg(HCO3)2 + 2Na3PO4 Mg3(PO4)2  + 6NaHCO3  Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt

Cơ sở của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chấ chứa cacbonic sẽ dịch chuyển theo phương trình sau:

HCO3-  CO32- + H2O + CO2 Ca2+ + CO32- CaO3 

Tuy nhiên khi đun nóng nóng chỉ khử được hết khí CO2 và giảm được độ cứng cacbonat của nước, còn CaCO3 vẫn còn tồn tại trong nước.

Riêng đối với ion Mg2+ quá trình khử diễn ra hai bước, ở nhiệt độ thấp đến 180oC ta có phản ứng:

Mg(HCO3)2 + 2Na3PO4  MgCO3 + CO2 + H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng: MgCO3 + H2O  Mg(OH)2 + CO2

Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt thường áp dụng cho xử lý nước nồi hơi, vì ở đây có thể sử dụng nhiệt dư của nồi hơi.

b. Phương pháp trao đổi ion

Trao đổi ion là quá trình lý hóa trong đó các ion chuyển từ pha rắn sang pha lỏng và ngược lại. Các ion trái dấu ở các nhóm chức mang điện trên bề mặt pha rắn sẽ trao đổi với các ion cùng dấu trong dung dịch khi tiếp xúc với pha rắn của hạt nhựa.

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

 Lý do lựa chọn công nghệ dựa vào: - Công suất trạm xử lý

- Mức độ cần thiết xử lý nước cấp: sinh hoạt, lò hơi

- Thành phần và đặc tính của nước mặt: độ đục, độ màu,… - Tiêu chuẩn xả thải vào nguồn nước: QCVN 01:2009/BYT

- Hiệu quả quá trình, phương pháp xử lý, khả năng ứng dụng cao hay thấp - Diện tích khu đất dự kiến xây dựng trạm xử lý và đặc điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng trạm xử lý nước cấp: có phù hợp với công nghệ đưa ra hay không.

- Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu chung cư: như có thêm khu công nghiệp , nhà máy,…

- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường: cần phải nhanh chóng,…

- Các chỉ tiêu kinh tế

- Các vấn đề vận hành, xử lý, kiểm tra,… - Các vấn đề khác.

ĐỀ TÀI CỦA ĐỒ ÁN: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT CHO KHU ĐÔ THỊ CÓ DÂN SỐ 35.000 NGƯỜI

Bảng 3.1: Số liệu các thông số về chất lượng nước nguồn và chỉ tiêu đầu ra:

ST T

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ

TRỊ QCVN 01:2009/BYT ĐÁNH GIÁ 1 pH _ 6,78 6,5 – 8,5 ĐẠT 2 Chất rắn lơ lửng, SS mg/L 67 _ _ 3 Độ đục NTU 22,5 2 XỬ LÝ 4 Độ màu mg/L 86 15 XỬ LÝ 5 Amoni mg/L 0,6 3 ĐẠT 6 Mangan, Mn2+ mg/L 0,3 0,3 ĐẠT 7 Sắt, Fe2+ mg/L 0,2 0,5 ĐẠT 8 Độ kiềm mgCaCO3/L 70 _ _ 9 Độ cứng mgCaCO3/L 86 300 ĐẠT 10 Canxi, Ca2+ mg/L 28 _ _

11 Magie, Mg2+ mg/L 2,5 _ _ 12 SiO22- mg/L _ _ _ 13 H2S mg/L _ _ _ 14 Độ oxy hóa mg/L _ _ _ 15 TDS mg/L 362 1000 ĐẠT 16 Coliform tổng số Vi khuẩn/100m l 5 0 XỬ LÝ 17 Nhiệt độ nước oC 20-25 _ _

Nhận xét về chất lượng nguồn nước mặt thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy: nguồn nước có độ đục, độ màu cao cần xử lý, nguồn nước bị ô nhiễm có hàm lượng vi sinh vật vượt quá quy định.

3.2. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC CHO KHU ĐÔ THỊ A

Giả sử: Khu vực cấp nước là đô khu đô thị loại II, nội đô. Lưu lượng được tính

Một phần của tài liệu Đồ án môn học: kỹ thuật xử lý nước cấp (Trang 28)