Tính toán cao trình cho công trình

Một phần của tài liệu Đồ án môn học: kỹ thuật xử lý nước cấp (Trang 68)

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MẶT

3.5.7. Tính toán cao trình cho công trình

Trị số độ chênh lệch mực nước trong các công trình và trong các ống nối phải xác định theo tính toán cụ thể để sơ bộ bố trí cao độ các công trình, tổn thất áp lực có thể lấy theo [3]

Trong các công trình:

 Bể trộn cơ khí: 0,1 – 0,2m. Chọn 0,1m

 Bể phản ứng tạo bông: 0,1 – 0,2m. Chọn 0,1m  Bể lắng ngang: 0,4 – 0,6m. Chọn 0,4m

 Bể lọc nhanh: 3 – 3,5m. Chọn 3m Trong các đường ống nối:

 Từ bể trộn đến bể lắng: 0,3 – 0,4m. Chọn 0,3m  Từ bể lắng đến bể lọc: 0,5 – 1m. Chọn 0,5m

 Từ bể lọc đến bể chứa nước sạch: 0,5 – 1m. Chọn 0,5m  Cao trình bể chứa nước sạch:

Xây dựng bể chìm, với kích thước bể: L x B x H = 20 x 15 x 5,5

Mực nước cao nhất trong bể chứa là 5m và chiều cao bảo vệ là 0,5m. Bể được xây dựng 5m chìm dưới mặt đất.

Cao trình đỉnh bể chứa:

= Hchìm - Hbể = - 5 – (- 5,5) = 0,5 m

Cao trình đáy bể chứa:

= 0 – 5 = -5 m

Cốt mực nước trong bể chứa:

= + Hnbc = -5+ 5 = 0 m

Trong đó: Hnbc = 5 m : Chiều cao mực nước trong bể chứa.  Cao trình bể lọc nhanh Cao trình mực nước bể lọc: = + hlọc + hlọc-bc Trong đó: = 0 m: Cốt mực nước bể chứa hlọc = 3 m :Tổn thất áp lực nội bộ bể lọc nhanh hlọc-bc = 0,5 m : Tổn thất áp lực từ bể lọc sang bể chứa. = + hlọc + hlọc-bc = 0 + 3 +0,5 = 3,5m

Cao trình đỉnh bể lọc: = + hbv = 3,5 + 0,5 = 4m Cao trình đáy bể lọc: = - Hbể = 4 – 5,3 = -1,7m (H bể lọc = 5,3m)  Cao trình bể lắng ngang: Tổn thất áp lực từ bể lắng sang bể lọc là: hlắng-lọc = 0,5m Tổn thất trong bể lắng là: hlắng = 0,4m Cốt mực nước bể lọc.: = 3,5m

Cao trình mực nước trong bể lắng:

= + hlắng + hlắng-lọc = 3,5 + 0,4 + 0,5 = 4,4m

Cao trình đỉnh bể lắng:

= + hbv = 4,4 + 0,3 = 4,7m

Cao trình đáy bể lắng:

= - Hbể = 4,7 – 3,5 = 1,2m

 Cao trình bể phản ứng tạo bông:

Tổn thất áp lực từ bể phản ứng sang bể lắng là: hpư-lắng = 0,3m Tổn thất trong bể phản ứng là: hpư = 0,1m

Cốt mực nước bể lắng: = 4,4m

Cao trình mực nước trong bể phản ứng:

= + hpư + hpư-lắng = 4,4 + 0,1 + 0,3 = 4,8m

Cao trình đỉnh bể phản ứng:

= + hbv = 4,8+ 0,3 = 5,1m

Cao trình đáy bể phản ứng:

 Cao trình bể trộn cơ khí:

Tổn thất áp lực trong bể trộn là: htr = 0,1m

Tổn thất áp lực từ bể trộn sang bể phản ứng là: htr –pư = 0,3m

Cao trình mực nước trong bể trộn cơ khí:

Ztrmn = Zpưmn+ htr –pư + htr = 4,8 + 0,3 + 0,1 = 5,2m

Cao trình đỉnh bể trộn cơ khí:

Ztrđỉnh = Ztrmn + hbv = 5,2 + 0,3 = 5,5m

Cao trình đáy bể trộn cơ khí:

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Nước cấp là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nhu cầu sống của con người. Nguồn nước mặt hiện nay càng ngày càng ô nhiễm, do các hoạt động sản xuất kinh tế, vì vậy vấn đề xử lý nước cấp là một trong những yếu tố quan trọng cho việc cấp nước cho sử dụng.

Công nghệ xử lú nước cấp cho khu dân cư 35.000 người sử dụng từ nguồn nước mặt và lưu lượng 9960 m3/ngày, được đề xuất phù hợp với đặc tính của nguồn nước cung cấp. Nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT

Công nghệ này cũng được đánh giá bởi công suất xử lý, khả năng áp dụng, giá thành, khả năng vận hành, bảo dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

4.2. KIẾN NGHỊ

Tất cả vấn đề liên quan đến sự phát triển nếu không được quy hoạch và quản lý tốt đề sẽ bị suy thoái, trong đó môi trường là một vấn để báo động. Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, vấn đề nước sạch là điều cấp bách, vì vậy:

 Cần nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng

 Cần tiến hành cải tiến và nâng cấp công nghệ xử lý nước cấp  Nâng cấp và cải thiện hệ thống xử lý hiện hữu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Trịnh Xuân Lai. Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. NXB Xây dựng. Hà Nội, 2003

[2]. TS. Tôn Thất Lãng; TS. Nguyễn Phước Dân; ThS. Nguyễn Minh Sáng. Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải. NXB Bản đồ. Hà Nội, 2007

[3]. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. TCXDVN 33:2006. Cấp nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế. Hà Nội, 2006

[4]. TS. Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 2003.

[5]. Ts. Nguyễn Ngọc Dung. Xử lý nước cấp. NXB Xây dựng. Hà Nội, 2011 [6]. Nguồn internet:

 tailieumoitruong.org  webmoitruong.com  xulynuoc.com

Một phần của tài liệu Đồ án môn học: kỹ thuật xử lý nước cấp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w