CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MẶT
3.5.5. Bể chứa nước sạch
Chức năng của bể chứa nước sạch: điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp 1 và trạm bơm cấp 2, nó còn có nhiệm vụ dự trữ lượng nước chữa cháy, nước xả cặn bể lắng, rửa bể lọc và nước dùng cho nhu cầu khác của nhà máy nước.
Tính toán dung tích bể chứa
Qua kiểm tra ta xác định được dung tích điều hòa của bể chứa là: 20% Qngày max Thể tích bể chứa được tính theo công thức:
WBC = WĐH + WCC + WBT (m3) Trong đó:
WĐH: thể tích điều hòa của bể chứa (m3)
WĐH = 20% Q ngày max = 20% x 9600 = 1920 m3 WCC: dung tích dự trữ cho chữa cháy trong vòng 3 giờ liền (m3)
n: số đám cháy xảy ra đồng thời. Chọn n = 2
qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (m3). Chọn qcc = 15 l/s = 0,015 m3/s t: thời gian xảy ra cháy (s)
WBT: lưu lượng dự trữ cho bản thân trạm xử lý
WBT = (4 6)% Q ngày max. Chọn WBT = 6% Q ngày max WBT = 6% x 9600 = 576 (m3)
Vậy thể tích bể chứa:
WBC = 1920 + 324 + 576 = 2820 (m3). Chọn WBC = 3000 (m3). Bố trí 2 bể chứa, mỗi bể có dung tích: W = 1500 (m3).
Chọn chiều sâu của bể chứa: h = 5m
Diện tích mặt cắt ngang của bể chứa: FBC = (m2). Kích thước bể chứa:
Chọn chiều dài: L = 20m Chọn chiều rộng: B = m
Chiều cao từ mực nước đến thành bể: 0,5m
Chiều cao tổng cộng của bể chứa: HBC = 5 + 0,5 = 5,5m
Thể tích xây dựng thực tế của bể: Wbc = L x B x H = 20 x 15 x 5,5 = 1650 (m3) Chọn đường kính ống dẫn D = 300mm
Bảng 3.7: Thông số tính toán bể chứa nước sạch
STT Tên thông số Số liệu thiết kế Đơn vị
1 Số lượng bể 2 Bể
2 Chiều rộng 15 m
4 Chiều cao 5,5 m
5 Thể tích 1650 m3
Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, với thành dày a = 200mm