Thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦACÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM 10598610-2465-012804.htm (Trang 34)

ty kiểm toán Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nguợc chiều giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận công ty. Điều này có thể đuợc giải thích dựa vào một số lý do nhu sau.

Thứ nhất, theo lý thuyết chi phí đại diện, việc vay nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, chủ nợ đóng vai trò là nguời giám sát công ty trong việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vai trò này của chủ nợ chua thực hiện tốt, do đó, việc vay nợ không làm giảm chi phí đại diện giữa nguời chủ sở hữu và nguời quản lý (Le và Phan, 2017).

Thứ hai, so với thị trường chứng khoán, tốc độ phát triển của thị trường nợ tại Việt Nam còn chậm, do đó, các công ty trong ngành kiểm toán thuờng huy động vốn từ phát hành cổ phần thay vì phát hành nợ. Nếu nhu các công ty huy động nguồn vốn từ bên ngoài thì nguồn vốn vay từ các ngân hàng thuờng đuợc sử dụng, do đó không tận dụng đuợc lợi ích của

19

tấm chắn thuế từ phát hành nợ (Tianyu, 2013; Le và Phan, 2017). Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy đối với các nguồn tài trợ từ bên ngoài nhu nợ thì nợ ngắn hạn đuợc Uu tiên sử dụng nhiều hơn so với nợ dài hạn. Cụ thể, trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổng nợ trung bình của các công ty trong ngành kiểm toán chiếm khoảng 49,57% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm khoảng 35,87% và khoảng 13,70% là nợ dài hạn, nợ ngắn hạn đuợc sử dụng nhiều hơn có thể do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn hoặc nợ dài hạn thuờng yêu cầu tài sản thế chấp so với nợ ngắn hạn. Do đó, phát hiện này đuợc xem là bằng chứng thực nghiệm bổ sung cho lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984). Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn tới lợi nhuận có kết quả không đồng nhất khi đuợc thực hiện tại các nuớc phát triển và đang phát triển. Đa phần các nghiên cứu thực hiện tại các quốc gia phát triển, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận công ty là thuận chiều, nguợc lại, đối với các nuớc đang phát triển nhu Việt Nam là mối quan hệ nguợc chiều. Các nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển nhu: Saim và Yadav (2012); Tianyu (2013); Le và Phan (2017) cũng đồng nhất với kết quả này.

Nguồn: Tổng hợp của kết quả nghiên cứu

Quy mô công ty (SIZE): Quy mô có tác động tích cực tới lợi nhuận công ty trong ngành kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi khi cho rằng các công ty có quy mô lớn có xu huớng vay nợ nhiều hơn bởi vì các công ty này có khả năng đa dạng hóa rủi ro, do đó, họ có thể tận dụng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay tốt nhất, từ đó lợi nhuận công ty đuợc cải thiện (Sheikh và Wang, 2013). Kết quả này tuơng đồng với kết quả nghiên cứu của Saim và Yadav (2012); Soumadi và Hayajneh (2012); Amin và Jami (2015); Le và Phan (2017). Các công ty trong ngành kiểm toán có quy mô lớn thuận lợi tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đa dạng hóa tốt hơn so với các công ty cùng ngành có quy mô nhỏ, do đó, ít rủi ro và ít có nguy cơ bị phá sản hơn. Ngoài ra, công ty có quy mô lớn thuờng có thuơng hiệu, uy tín trên thị truờng nên việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài cũng nhu

20

thực hiện hoạt động bán hàng dễ dàng hơn.

Tài sản hữu hình (TANG): Tài sản hữu hình tác động nguợc chiều đến lợi nhuận của công ty kiểm toán tại Việt Nam. Các công ty trong mẫu có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm khoảng 49,57%. Các công ty có tài sản cố định hữu hình nhiều trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn sẽ gây khó khăn cho hoạt động của công ty, dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm, qua đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Thanh khoản (LIQ) và tăng truởng (GROW): Chua tìm thấy bằng chứng thống kê rõ ràng để kết luận mối quan hệ giữa hai biến này với lợi nhuận của công ty ngành kiểm toán tại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu.

Ket luận chương 4

Chuơng 4, đã trình bày kết quả về ảnh huởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các công ty kiểm toán Việt Nam giai đoạn 2014-2019 bằng các mô hình Pool OLS, FEM, REM, FEM có tùy chọn Robust, đồng thời thực hiện các kiểm định khắc phục các khuyết tật và lựa chọn mô hình. Dựa trên kết hồi quy thu đuợc, một số nội dung về thảo luận và so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm truớc cũng đã đuợc trình bày. Từ kết quả nghiên cứu ở chuơng này, chuơng tiếp theo sẽ đua ra kết luận và một số hàm ý chính sách nhằm giúp các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam nâng cao hơn nữa lợi nhuận của mình.

21

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Ket luận

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 100 công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, biến SIZE có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận trong tất cả các mô hình với độ tin cậy rất cao. Ngược lại, biến TANG tương quan ngược chiều với lợi nhuận của công ty. Chưa có kết luận rõ ràng về tác động của biến GROW và LIQ tới lợi nhuận công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam.

5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận cho các công ty kiểm toán ViệtNam Nam

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được trình bày tổng hợp ở Bảng 4.9, phần tiếp theo tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận công ty. Điều này có thể được giải thích dựa vào lý thuyết chi phí đại diện, việc vay nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, chủ nợ đóng vai trò là người giám sát công ty trong việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vai trò này của chủ nợ chưa thực hiện tốt, do đó, việc vay nợ không làm giảm chi phí đại diện giữa người chủ sở hữu và người quản lý (Le và Phan, 2017). Bên cạnh đó, so với thị trường chứng khoán, tốc độ phát triển của thị trường nợ tại Việt Nam còn chậm, do đó, các công ty trong ngành kiểm toán đã niêm yết thường huy động vốn từ phát hành cổ phần thay vì phát hành nợ. Nếu như các công ty huy động nguồn vốn từ bên ngoài thì nguồn vốn vay từ các ngân hàng thường được sử dụng, do đó không tận dụng được lợi ích của tấm chắn thuế từ phát hành nợ (Tianyu, 2013; Le và Phan, 2017). Do vậy, các công ty trong ngành kiểm toán nên cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy. Khi sử dụng đòn bẩy, công ty phải đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính cũng như lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay, do đó, công ty cân nhắc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như tìm ra ngưỡng nợ để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính nhằm cải thiện lợi nhuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc, xem xét tỷ lệ nợ của công ty trong ngành kiểm toán tại Việt Nam trước khi ra quyết định đầu tư.

22

Thứ hai, quy mô của các công ty trong ngành kiểm toán có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận công ty. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi khi cho rằng các công ty có quy mô càng lớn càng có xu hướng vay nợ nhiều hơn bởi vì các công ty này có khả năng đa dạng hóa rủi ro, do đó, họ có thể tận dụng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay tốt nhất, từ đó lợi nhuận công ty được cải thiện (Sheikh và Wang, 2013). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Saim và Yadav (2012); Soumadi và Hayajneh (2012); Amin và Jami (2015); Le và Phan (2017). Các công ty trong ngành kiểm toán có quy mô lớn thuận lợi tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đa dạng hóa tốt so với các công ty cùng ngành có quy mô nhỏ, do đó, ít rủi ro và ít có nguy cơ bị phá sản hơn. Ngoài ra, công ty có quy mô lớn thường có thương hiệu, uy tín trên thị trường nên việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thực hiện hoạt động bán hàng dễ dàng hơn. Do vậy, để tăng lợi nhuận đối với các công ty ngành kiểm toán, cần tăng quy mô công ty mà cụ thể là cần tăng tổng tài sản của công ty.

Thứ ba, tài sản hữu hình có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán. Các công ty trong mẫu có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm khoảng 49,57%, khoảng giá trị thấp nhất và cao nhất trong khoảng 0 - 97%. Các công ty có tài sản cố định hữu hình nhiều trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm. Vì vậy, để tăng lợi nhuận của mình, các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam cần giảm bớt tài sản hữu hình của mình.

Cuối cùng, chính phủ nên phát triển cân bằng giữa thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán để cung cấp cho công ty trong ngành thêm các kênh huy động vốn, đặc biệt từ thị trường trái phiếu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đối với các nguồn tài trợ từ bên ngoài như nợ thì nợ ngắn hạn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn so với nợ dài hạn. Cụ thể, trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổng nợ trung bình của các công ty trong ngành kiểm toán chiếm khoảng 49,57% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm khoảng 35,87% và khoảng 13,70% là nợ dài hạn, nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn có thể do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn hoặc nợ dài hạn thường yêu cầu tài sản thế chấp so với nợ ngắn hạn. Thông thường, các công ty trong ngành kiểm toán thường huy động nguồn vốn dài hạn trên thị trường trái phiếu, tuy nhiên, thị trường trái phiếu tại Việt Nam chưa phát triển, các công ty khó huy động vốn trên kênh này, thay vào đó các công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay từ ngân hàng, trong khi lãi suất vay từ kênh này khá cao.

23

Nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ 100 công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam, giai đoạn 2014-2019. Kích cỡ mẫu còn hạn chế ở mức 600 quan sát cho dữ liệu bảng, do vậy, kết quả nghiên cứu chưa đảm bảo tính tổng quát hoá cao cho các công ty hoạt động ở những ngành khác. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện mở rộng về cỡ mẫu nghiên cứu cho nhiều ngành, mở rộng về giai đoạn nghiên cứu nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tổng quát hoá của kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, trong điều kiện thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận của công ty, trong đó có cả các yếu tố thuộc về đặc thù của nền kinh tế có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như: lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế...Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng theo hướng bổ sung các yếu tố kiểm soát thuộc về nhóm đặc điểm nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát để gia tăng độ phù hợp của mô hình và tính vững cho kết quả nghiên cứu.

Ket luận chương 5

Chương 5 đã kết luận lại những kết quả nghiên cứu có được trong chương 4 về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam. Ngoài ra, trong Chương này, tác giả cũng nêu một số hạn chế của đề tài và gợi ý hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu trong tương lai.

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abdokhanl, H., & Jaai, R. (2013). Effect of managerial ownership concentrated on firm return and value: Evidence from Iran Stock MarkefInternational Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 3(1), 46-51.

Brown, L. D., & Cayor, M. L. (2009). Corporate governance and firm operating performance. Review of quantitative finance and accounting, 32(2), 129-144.

Bryson, J. M. (2004). What to do when stakeholders matter: stakeholder identification and analysis techniques. Pubic management review, 6(1), 21-53.

Campbe, D. E., & Key, J. S. (1994). Trade-off theory. The American Economic Review,

84(2), 422-426.

Campbe, K., & A. Minguez-Vera (2007), The Influence of Gender on Spanish Boards of Directors: an Empirical Analysis. Instituto Vaenciano de Investigationes Economicals, WP-EC 2007-2008 1-30.

Carter, D. A., Simkins, B. J., & Simpson, W. G. (2003). Corporate governance, board diversity, and firm value. Financial review, 38(1), 33-53.

Chen, C. R., Guo, W., & Mande, V. (2003). Managerial ownership and firm valuation: Evidence from Japanese companies. Pacific-Basin Finance Journa,11(3), 267-283.

Chen, J., & Dhiensiri, N. (2009). Determinants of dividend policy: The evidence from New Zealand. International Research Journal of Finance and Economics, 34(34), 18-28.

Chen, J., Benman, L., & Chen, D. H. (2008). Does institutional ownership create values? The New Zealand case. Quartery Journal of Finance and accounting, 109-124.

Chen, Z., Cheung, Y. L., Stouraitis, A., & Wong, A.W. (2005). Ownership concentration, firm performance, and dividend policy in Hong Kong. Pacific-Basin Finance Journa,13(4), 431-449.

Coffee Jr, J. C. (1999). Privatization and corporate governance: The lessons from securities market failure. J. Corp. L.,25, 1.

Cooey, T. F., & Quadrini, V. (2001). Financial markets and firm dynamics. American economic review, 91(5), 1286-1310..

ii

Daraghma, Z. M., & Asinawi, A. A. (2010). Board of directors, management

ownership, and capital structure and its effect on performance: The case of paestine securities exchange. International journal of business and management, 5(11), 118.

Demsetz, H., & Lehn, K. (1985). The structure of corporate ownership: Causes and consequences. Journal of political economy, 93(6), 1155-1177.

Demsetz, H., & Viaonga, B. (2001). Ownership structure and corporate performance.

Journal of corporate finance, 7(3), 209-233.

Denis, D. J., Denis, D. K., & Sarin, A. (1997). Ownership structure and top executive turnover. Journal of financial economics, 45(2), 193-221.

Dyck, A., & Zingaes, L. (2004). Private benefits of control: An international comparison. The Journal of Finance, 59(2), 537-600.

Eisenhardt, K. M. (1989). Agency theory: An assessment and review. Academy of management review, 14(1), 57-74.

Fama, E. F., & French, K. R. (2002). Testing trade-off and pecking order predictions about dividends and debt. The review of financial studies, 15(1), 1-33.

Farre, M. J., & PEARsoN, E. S. (1957). SERIES A (GENERAL). Journal of the Royal Statistical Society. Series A (Genera),120(3), 253-29.

Franke, G. R. (2010). Multicoinearity. Wiley International Encyclopedia of Marketing.Freeman, R. E. (1984). Strategic management: A stakeholder perspective.

Gedajovic, E., & Shapiro, D. M. (2002). Ownership structure and firm profitability in Japan. Academy of Management Journal, 45(3), 565-575.

Jensen, G. R., Soberg, D. P., & Zorn, T. S. (1992). Simultaneous determination of insider ownership, debt, and dividend policies. Journal of Financial and Quantitative analysis, 27(2), 247-263.

Jensen, M. C. (1993). The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems. The Journal of Finance, 48(3), 831-880.

Jensen, M. C., & Mecking, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), 305-360.

roa Coef. Std. Err. t p>∣t∣ Conf.[9S% Interval] Cdr -.2211269 .0126185 -17.52 0.000 -.2458794 -.1963745 size .0214648 .0018161 11.82 0.000 .0179023 .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦACÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM 10598610-2465-012804.htm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w