bảng của 100 công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam trong giai đoạn 2014-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, biến SIZE có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận trong tất cả các mô hình với độ tin cậy rất cao. Ngược lại, biến TANG tương quan ngược chiều với lợi nhuận của công ty. Chưa có kết luận rõ ràng về tác động của biến GROW và LIQ tới lợi nhuận công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam.
5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận cho các công ty kiểm toán ViệtNam Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được trình bày tổng hợp ở Bảng 4.9, phần tiếp theo tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể:
Thứ nhất, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận công ty. Điều này có thể được giải thích dựa vào lý thuyết chi phí đại diện, việc vay nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, chủ nợ đóng vai trò là người giám sát công ty trong việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vai trò này của chủ nợ chưa thực hiện tốt, do đó, việc vay nợ không làm giảm chi phí đại diện giữa người chủ sở hữu và người quản lý (Le và Phan, 2017). Bên cạnh đó, so với thị trường chứng khoán, tốc độ phát triển của thị trường nợ tại Việt Nam còn chậm, do đó, các công ty trong ngành kiểm toán đã niêm yết thường huy động vốn từ phát hành cổ phần thay vì phát hành nợ. Nếu như các công ty huy động nguồn vốn từ bên ngoài thì nguồn vốn vay từ các ngân hàng thường được sử dụng, do đó không tận dụng được lợi ích của tấm chắn thuế từ phát hành nợ (Tianyu, 2013; Le và Phan, 2017). Do vậy, các công ty trong ngành kiểm toán nên cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy. Khi sử dụng đòn bẩy, công ty phải đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính cũng như lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay, do đó, công ty cân nhắc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như tìm ra ngưỡng nợ để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính nhằm cải thiện lợi nhuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc, xem xét tỷ lệ nợ của công ty trong ngành kiểm toán tại Việt Nam trước khi ra quyết định đầu tư.
22
Thứ hai, quy mô của các công ty trong ngành kiểm toán có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận công ty. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi khi cho rằng các công ty có quy mô càng lớn càng có xu hướng vay nợ nhiều hơn bởi vì các công ty này có khả năng đa dạng hóa rủi ro, do đó, họ có thể tận dụng lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay tốt nhất, từ đó lợi nhuận công ty được cải thiện (Sheikh và Wang, 2013). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Saim và Yadav (2012); Soumadi và Hayajneh (2012); Amin và Jami (2015); Le và Phan (2017). Các công ty trong ngành kiểm toán có quy mô lớn thuận lợi tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đa dạng hóa tốt so với các công ty cùng ngành có quy mô nhỏ, do đó, ít rủi ro và ít có nguy cơ bị phá sản hơn. Ngoài ra, công ty có quy mô lớn thường có thương hiệu, uy tín trên thị trường nên việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thực hiện hoạt động bán hàng dễ dàng hơn. Do vậy, để tăng lợi nhuận đối với các công ty ngành kiểm toán, cần tăng quy mô công ty mà cụ thể là cần tăng tổng tài sản của công ty.
Thứ ba, tài sản hữu hình có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các công ty trong ngành kiểm toán. Các công ty trong mẫu có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm khoảng 49,57%, khoảng giá trị thấp nhất và cao nhất trong khoảng 0 - 97%. Các công ty có tài sản cố định hữu hình nhiều trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm. Vì vậy, để tăng lợi nhuận của mình, các công ty trong ngành kiểm toán Việt Nam cần giảm bớt tài sản hữu hình của mình.
Cuối cùng, chính phủ nên phát triển cân bằng giữa thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán để cung cấp cho công ty trong ngành thêm các kênh huy động vốn, đặc biệt từ thị trường trái phiếu. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đối với các nguồn tài trợ từ bên ngoài như nợ thì nợ ngắn hạn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn so với nợ dài hạn. Cụ thể, trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổng nợ trung bình của các công ty trong ngành kiểm toán chiếm khoảng 49,57% thì tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm khoảng 35,87% và khoảng 13,70% là nợ dài hạn, nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn có thể do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn hoặc nợ dài hạn thường yêu cầu tài sản thế chấp so với nợ ngắn hạn. Thông thường, các công ty trong ngành kiểm toán thường huy động nguồn vốn dài hạn trên thị trường trái phiếu, tuy nhiên, thị trường trái phiếu tại Việt Nam chưa phát triển, các công ty khó huy động vốn trên kênh này, thay vào đó các công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay từ ngân hàng, trong khi lãi suất vay từ kênh này khá cao.