Giải pháp nhằm tăng cường thu hút F

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam potx (Trang 37 - 44)

Để có thể thu hút đượcở mức cao nhất nguồn vốn FII và giảm thiểu những

tác động tiêu cực của chúng cũng như để đảm bảo cho hệ thống tài chính trong nước hoạtđộng an toàn,vững mạnh và hiệu quả,Việt Nam cần thực hiện

những biện pháp sau:

2.1 Thu thập,xử lí thông tin tài chính-ngân hàng

65%10% 10% 10% 15% Vốn trong nước Vốn vay vàODA FII FDI

Cần xây dựng hệ thống thu thập và xử lí thông tin tài chính –ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế.Đặc biệt cần từng bước áp dụng hệ thống

kế toán và kiểm toán quốc tế đối với thị trường chứng khoán và hệ thống

ngân hàng cũng như cần thiết lập cơ quan đánh giá hệ số tín dụng quốc gia

độc lập.Điều này sẽ cho phép có được những thông tin kịp thời và chuẩn xác về thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của hệ thống

ngân hàng,làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách đảm bảo an ninh cho hệ thống.Thêm vào đó cần cải tiến ,tăngcường và đa dạng hoá việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tưnước ngoài về hoạt động của thị trường,về

tình hình của các công ty niêm yết…..(thông qua quảng cáo,hội thảo,thiết lập

các trang Wed..)

2.2 Quản lí nguồn vốn FII (cả ngắn hạn và dài hạn)

Cần thiết lập một cơ chế điều tiết và giám sát thận trọng thị trường

chứng khoán cũng như hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở chuẩn mực quốc

tế.Đồng thời,cần thiết lập hệ thốngđiều tiết linh hoạt sự di chuyển của dòng vốn quốc tế ra vào Việt Nam đặc biệt là dòng vốn ngắn hạn.Thực tế cho thấy

nếu không có hệ thống này, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng dễ bị tổnthương bởi những tác động tiêu cực của những hiệuứng nảy sinh từ

sự không hoàn hảo của thông tin trên thịtrường tài chính.

Quản lí chặt chẽ nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.Mọi sự biến động nhỏ của thị trường và nguồn vốn

này đều cần có biện pháp xử lí linh hoạt ,phù hợp,tránh để tình trạng nguồn

vốn quay ra ồ ạt.

2.3 Môi trường kinh tế vĩ mô

Cần đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho việc thu hút vốn

FII.Để thực hiện điềuđó,những chính sách điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà

nước cần được sử dụng linh hoạt hơn,đặc biệt là chính sách tỉ giá hối đoái

với việc chuyển sang một tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn bằng các biện pháp

như:nới lỏng biên độ của tỉ giá và tiến tới xoá bỏ chúng;cải cách hoạt động

của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền và mở

rộng việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và bảo hiểm tỷ giá,đặc biệt là nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ(swap),tương lai(future) và quyền

những thay đổi của tình hình tài chính –tiền tệ trong cũng như ngoài

nước;nâng cao và đa dạng hoá ngoại tệ chính thức;tăng cường hợp tác tiền tệ

với các tổ chức tiền tệ quốc tế IMF,WB và với các nước trong khu vực như

trao đổi thông tin,kí các hiệp định về hoán đổi tiền tệ nhằm ổn định thị trường và đề phòng các cú sốc bên trong cũngnhư bên ngoài.

Đồng thời cần duy trì tốcđộ tăngtrưởng kinh tế cao và ổnđịnh 8%/năm

và tỉ lệ lạm phát,giá cả… ở mứcđộ hợp lí.

2.4 Cơ chế ,chính sách,pháp luật

Cần phải minh bạch thông tin và đồng bộ chính sách.Về mặt pháp luật,luật đầutư ,luật chứng khoán đã có hiệu lực song vẫnchưa thể vận hành phải chờ thông tư hướng dẫn.Luật này áp dụng trước,luật kia áp dụng

sau.Luật chưa qui định rõ ràng.Ví dụnhư hiện nay luật đầu tư và luật doanh nghiệp đã xoá bỏ tỉ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam chỉ trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

thì mới hạn chế tỉ lệ sở hữu.Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có danh mục

những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này.

Mặt khác,hiện nay sự kết nối giữa nhà đầutư và cơ hôị đầu tư là yếu.Số lượng công ty chứng khoán có khả năng cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ nước ngoài là còn hạn chế.Vì vậy cần phải khuyến khích các công ty định

mức tín nhiệm có uy tín như Standard,moody thành lập chi nhánh ở Việt

Nam.Đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần

ngân hàng,công ty chứng khoán trong nước.Đây chính là biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam,tiến tới phục vụ tốt cả nhà

đầutư trong nước và nước ngoài.

2.5 Phát triển và nâng cao chấtlượng hoạtđộng của hệ thống ngân hàng

Cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại với

việc cho phép thực hiện các biện pháp như cổ phần hóa,sáp nhập và mua lại,tăng vốn;giảm nợ khó đòi,nâng cao trình độ quản lí cũng như trình độ

nghiệp vụ,áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến…Đồng thời cần cải tổ các doanh nghiệp nhà nước nâng cao sức cạnh tranh,lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp,nâng cao kĩ năng quản lí kinh doanh cũng như phát triển

điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp này có thể tham gia thị trường

chứng khoán nhằmtăng qui mô của thị trường. 2.6 Phát triển,hoàn thiện thị trường vốn

Về thị trường vốn, tiếp tục phát triển thị trường vốn thành một kênh huy

động dài hạn,an toàn,có hiệu quả cao cho đầu tư phát triển và từng bước hội

nhập với thị trường vốn khu vực và thế giới. Đa dạng hóa các loại trái phiếu

chính phủ làm chuẩn mực cho các công cụ nợ;khuyến khích và tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phần, trái

phiếu; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tạo tiền để phát triển thị trường chứng khoán. Hoàn thiện thể chế hoạt động của thị

trường chứng khoán,phát triển hệ thống các định chế tài chính trung gian,mở

rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức(qua sở giao dịch chứng

khoán,trung tâm giao dịch chứng khoán)và xây dựng thị trường giao dịch

chứng khoán phi tập trung.

Tăng cường tính công khai,minh bạch của thị trường,thực hiện giám sát và cưỡng chế thực thi thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết,công ty đại

chúng.Từng bước mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị

trường chứng khoán Việt Nam theo cam kết hội nhập;tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp Việt Nam trước mắt là các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị

trường quốc tế.

2.7 Cần phải xếp hạng tín nhiệm để đầu tư.

Đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt nam,đặc trưng là quá trình phát triển còn mới,thiếu bền vững,thiếuđồng bộ và

minh bạch,hệ thống pháp lí và các qui chuẩn ,các qui phạm còn chưa hoàn thiện,việc quản trị công ty còn yếu kém,thì vấnđề thông tin không đầyđủ là một thách thức vô cùng lớn.

Chính vì vậy,trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi,định mức tín nhiệm được

coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống

thông tin này và cho biết giá trị của một công ty,hoặc cuả một quốc gia như

thế nào trong con mắt của các tổ chức đầutư quốc tế –những người nắm giữ

Đây là một công cụ quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn

đối với các tổ chức phát hành đang tìm kiếm các nhà đầu tư.Các mức xếp

hạng tốt có thể giúp một nhà đầu tư,một công ty,một quốc gia thu hút được

những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước,góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Việt Nam đang trên đàtăng trưởng mạnh mẽ cộng với nhu cầu về vốn cho

đầutư phát triển trong giai đoạn tới,cần phải coi định mức tín nhiệm như một

công cụ hỗ trợ đầu tư,góp phần tăng cường tính minh bạch,chất lượng của

công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong mắt các nhà đầutư quốc tế.

Thông thường,tuỳ theo việc phân loại các đối tượng xếp hạng mà các tổ

chức định mức tín nhiệm trên thế giới có thể cung cấp nhiều dịch vụ cụ thể đối với từng đối tượng.Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một kháI nịêm hết sức mới mẻ ở Việt

Nam,trong giai đoạn đầu hình thành,các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt

Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản cần thiết cho sự phát triển

của thịtrường vốn trong nước.

Giai đoạn trước mắt cần ưu tiên các đối tượng sau triển khai xếp hạng định mứctín nghiệm:

 Xếp hạng các công cụ nợ dài hạn,bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn.Xếp hạng tổ

chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng

lực của tổ chức phát hành nợ,của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đápứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam.Còn xếp hạngđợt phát hành nợ dài hạn là đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay.

 Xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương

mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam.Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa

vụ nợ của mình đối với các tổ chức cá nhân gửi tiền trong và ngoài

nước.Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng,thường

dạng hoá tài sản đầu tư,và các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng ,triển vọng của nền kinh tế…

 Xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn đã và đang tiến

hành cổ phần hoá,các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường

chứng khoán .Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư nói chung,vì đại bộ phận trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vựcđầutư chứng khoán.

 Xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMES)của Việt Nam.Hiện

SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao.Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp thông tin và thiếu những nguồn cung cấp tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMES.Vì vậy việc

xếp hạng các SEMS được coi là một bước đi quan trọng,vì nó giúp

đem lại những lợi ích cho chính các SMES cũngnhư cho các tổ chức

cho vay và cho sự phát triển nói chung của kinh tế Việt nam.

Thực tế tại Việt Nam hiên nay mới chỉ có 2 tổ chức tài chính thuê định mức tín nhiệm đó là ngân hàng TMCP Kỹ thương techcombank và ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV. Mà hai văn bản pháp lý quan trọng là luật Doanh nghiệp 2007 và luật chứng khoán đều chưa đề cập đến định mức tín nhiệm

2.8 Cần đánh giá đúng vai trò của vốn FII và nhanh chóng thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn.

Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu tổng sản

phẩm quốc nôị năm 2010 tăng gấp đôI so với năm 2000,giai đoạn 2006-2010 còn phải đạt tốc độ tăng trửơng kinh tế từ 7.5-8%/năm .Tỉ lệ huy động vốn

cho đầu tư là 40%GDP.Tỉ lệ huy động vốn trong nước là 65-67%,nước ngoài 33-35%.

Để đạt mục tiêu này,chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế

Cụ thể là :mở rộng tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỉ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;thu hẹp đối tượng ngành nghề nhà

nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối .

Phát triển các công ty quản lí quĩ ,khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lí quĩ ,lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công tu quản lí quĩ nước ngoài tại Việt nam.Đa dạng hoá các loại quĩ đầu tư như quĩ đóng,quĩ mở,quĩ dạng hợpđồng….

Thiết lập các chính sách bình đẳng vềưuđãi đầutư,chính sách thuế,phí,lệ

phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Chính phủ tiếp tục thực hiện

chính sách bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam dưới

mọi hình thức.

Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hoá tài khoản vãng lai để tạo điều

kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển

các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầutư nước ngoài ra nước ngoài.ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn.

Bên cạnhđó,chúng ta cầntăngcường an ninh của hệ thống tài chính,thực hiện

kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết.Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ,chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước

ngoài;đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng-tài chính – chứng khoán trong việc quản lí các dòng vốn nhằm đảm bảo an toàn,vững

chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.Dòng vốn gián tiếp di chuyển giữa

các quốc gia khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác phối hợp không chỉ giới hạn trong nướcmà còn mang tính quốc tế,liên thị trường mới hiệu

quả.

Các tổng công ty,doanh nghiệp nhà nước nhanh chóng cổ phần hoá;minh bạch công khai các báo cáo tài chính để niêm yết trên sàn chứng khoán.Đồng

thờiđưa ra các chính sách cổ tức hợp lí.Điều này hấp dẫn nhà đầutư. 2.9 Các chính sách hỗ trợ khác

Đưa ra các chính sách ưuđãi phù hợp cho đầu tư dài hạn hơn đầu tư ngắn

hạn như là chính sách lợi tức,chính sách thuế,ưu đãi khác…..Hay là khuyến

có xu hướng quay ra.

Đồng thờiđưa ra chính sách đào tạo nguồn nhân lực.Nguồn nhân lực cần có trình độ,nhạy bén với thị trường,với sự thay đổi và phát triển cuả thị trường

vốn trong nước và quốc tế.

Cần phải liên kết,hợp tác với các nước khác trong khu vực để quản lí tốt

nguồn vốnđầutư gián tiếp,có những thông tin về sự thay đổi này.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam potx (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)