2 .4Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản
3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TƯƠNG ỚT
3.3.1 Chiến lược phân phối
Masan tiến vào thị trường Nhật Bản với vị thế của người tiên phong mang sản phẩm thương hiệu Việt đến gần hơn thị trường quốc tế, vượt ra lãnh thổ hình S và được cơng nhận nhiều hơn nữa. Masan thực hiện điều này với sự chủ động trong xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện, đầu tư về mọi mặt để xây dựng thương hiệu và xây dựng chính sách phân phối thích hợp ở nước ngồi.
Masan Consumer lựa chọn chiến lược phân phối độc quyền, đó là lựa chọn một nhà phân phối duy nhất cho các sản phẩm tương ớt của mình. Masan rất thơng minh khi lựa chọn chiến lược phân phối độc quyền này với phương thức phân phối gián tiếp. Chiến lược này có rất nhiều ưu điểm, thích hợp với tình hình của Masan bên cạnh một nhược điểm đáng lưu ý là khi lựa chọn trung gian cho mình để tránh những rủi ro khó lường và Masan cần phải cẩn thận, kỹ lưỡng.
Ưu điểm khi sử dụng chiến lược này là sẽ hạn chế số lượng người mua ở trung gian để quản lý thuận tiện hơn, bảo vệ hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hay tránh mất thông tin. Chiến lược này cho phép Masan nắm quyền kiểm sốt đối với các chính sách khuyến mãi, dịch vụ, giá của bên trung gian và một số yếu tố khác. Bên cạnh đó, Masan cũng sẽ nhận được thỏa thuận từ nhà phân phối độc quyền sẽ chỉ bán sản phẩm của các nhà sản xuất độc quyền (là Masan) và không được bán những sản phẩm của các đối thủ các mà điều đó sẽ giúp Masan được hưởng lợi từ việc bán hàng tích cực từ các cửa hàng tạo nên sức lan tỏa to lớn.
Bởi vì Nhật Bản có đặc điểm là quy mơ thị trường lớn do đó khoảng cách giữa nhà sản xuất đến thị trường và thị trường xa. Masan là doanh nghiệp có tầm ở thị trường quê nhà với tiềm lực về tài chính đáng kể tuy nhiên Masan thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý ở thị trường mới là Nhật Bản nên lựa chọn hệ thống phân phối cho sản phẩm của
mình với một kênh duy nhất giúp quản lý chất lượng phân phối tốt hơn và sẽ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhanh nhất có thể. Ngồi ra, để Masan ngày một thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản, lựa chọn phương phương thức phân phối gián tiếp là vô cùng phù hợp khi góp phần tạo điều kiện cho sản phẩm của Masan thâm nhập nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hơn thế, việc phân phối độc quyền giúp duy trì sự tập trung, đơn giản cho công ty và không cần lo lắng về việc đánh mất các nhà phân phối riêng của mình vào tay đối thủ cạnh tranh; hàng tồn kho được giải phóng và tiền được thanh tốn cho công ty cũng là những lợi thế về tài chính mà nhà phân phối này đem lại.
Nhược điểm khi thực hiện chiến lược này là việc phân phối độc quyền sẽ gây ra sự tranh chấp khắc nghiệt với một nhà phân phối sẽ khiến Masan mất toàn bộ thị trường, thua lỗ và đánh mất cơ hội với các nhà phân phối tốt hơn là hậu quả của việc tranh chấp đó. Hoặc phải đối diện với rủi ro trục lợi từ ngân sách chiêu thị thay vì thúc đẩy thương hiệu phát triển hơn.