CÁC CHIẾN LƯỢC WT:

Một phần của tài liệu dự án thành lập quán kem tự chọn ice cream funkie (Trang 46 - 54)

9. Năng lực tài chính không lớn mạnh 0.0 52 0.1 10 Giá cao so với sản phẩm thay thế0.0520

CÁC CHIẾN LƯỢC WT:

WT:

1.Thuê quản lý có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh ẩm thực tự chọn.

Chiến lược SO: S (2,4,5) + O (1,2,4,6,7)

Chiến lược:

Nắm bắt cơ hội về thị trường có tiềm năng rộng lớn và tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như chính sách ưu đãi của Chính phủ để phát triển cửa hàng ban đầu lớn mạnh, làm bàn đạp để mở thêm chi nhánh ở các nơi tập trung dân cư đông và các tỉnh thành có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Lý do:

- Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra với rất nhanh và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất Đông Nam Á.

- Các chính sách của nhà nước làm cho lạm phát bị kiềm xuống một cách lạc quan và tăng mức lương cơ bản đã làm cho đời sống người dân bớt khó khăn hơn. Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng  sức mua tăng .

- Với động thái hạ mức lãi suất cho vay của chính phủ đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. ICF sẽ tận dụng thời cơ này để tăng sức mạnh tài chính phát triển mô hình của mình nhằm phổ biến hình ảnh và chiếm lấy thị phần càng nhanh càng tốt khi trở thành nhà tiên phong vì hiện nay trên thị trường vẫn chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh về mô hình kinh doanh này và cũng chưa có nhiều cửa hàng mang tính hệ thống.

S(1,3,4,5,6) + O(4,5)

Chiến lược:

Tận dụng lợi thế về điểm đặt kết hợp với đẩy mạnh chiến lược marketing để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ nhằm đẩy nhanh tốc độ xâm nhập thị trường, gia tăng lợi nhuận.

Lý do:

- Với vị trí của ICF đặt tại 11A Phạm Ngọc Thạch, P6, Quận 3, một trong những con phố lớn, có nhiều công ty, văn phòng, trường học và kinh doanh các loại hình ăn uống giải trí khá đa dạng như các quán cà phê, nhà hàng, quán Yogurt tự chọn (Yogurt Space)  điểm đặt này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm tới quán và thu hút được nhiều khách hàng hơn vì mật độ dân cư di chuyển qua con đường trung tâm này khá cao vào mọi thời điểm trong ngày. ICF sẽ đầu tư mạnh cho phần trang trí ngoại thất thật kĩ lưỡng, hướng đến sự năng động, trẻ trung để tạo ra được điểm nhấn riêng  không những có thể tạo ra cho khách hàng dấu hiệu nhận biết riêng về quán so với các đối thủ khác cùng ngành, mà còn tạo ra sự nhất quán trong nhận thức của khách hàng về ICF khi ICF có ý định mở rộng thành chuỗi cửa hàng

- ICF sẽ tạo thêm giá trị cho khách hàng của mình bằng các chiến lược như: tạo sự liên kết với các đối tác khác trong các ngành như: ngân hàng, các trung tâm thương mại, các shop thời trang, mỹ phẩm, làm thẻ khách hàng thân thiết, tích lũy điểm, bốc thăm trúng thưởng để đảm bảo sự trung thành của họ,… Với thế mạnh là rất am hiểu văn hóa tiêu dùng Việt Nam đó là người

Việt sẽ dễ bị tác động bởi các chính sách khuyến mãi hòanh tráng, giảm giá,.., dễ bị thu hút bởi diện mạo bên ngòai nên ICF đã có các chiến lược về marketing phù hợp.

Chiến lược ST: S(1,2,4,5) + T(1,2,3)

Chiến lược:

Thực hiện nghiên cứu và đa dạng các loại topping tạo sự khác biệt cho ICF.

Lý do: Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn hiện giờ tại thị trường kem TP.HCM và các đối thủ khác đang có nhu cầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai, ICF thấy mình cần phải không ngừng cải tiến các loại topping nhằm tạo được sự khác biệt cho chính mình. Tuy kem là sản phẩm chính quan trọng nhưng ICF chỉ sử dụng kem nhập khẩu từ Mỹ với công thức chế biến độc đáo, không thể bắt chước nên không thể cải tiến kem để đảm bảo tuyệt đối chất lượng kem.

S(1,3) + T(2,4)

Chiến lược:

Đào tạo và training cho nhân viên ngày càng chuyên nghiệp.

Lý do:

Đối với bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào thì đội ngũ nhân viên luôn đóng vai trò rất quan trọng và được xem như là một vũ khí cạnh tranh quyết định đến sự thành công của tổ chức đó. Và đối với ICF cũng vậy, mặc dù đã có trong tay một đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn và năng động nhưng với sự cạnh tranh của các ông lớn vốn đã có truyền thống và quy tắc trong cách đào tạo, tuyển chọn nhân viên rất gắt gao đòi hỏi đội ngũ nhân viên của quán phải ngày càng chuyên nghiệp. Do đó, công tác đào tạo và training về tác phong, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên là rất quan trọng và chính yếu tố này cũng sẽ góp phần đem lại sự khác biệt cho ICF.

S(3,5,6) + T(3,4):

Chiến lược:

Liên kết với các nhà cung cấp kem bằng cách ký kết hợp đồng lâu dài với các đơn vị cung cấp kem và nguyên liệu topping (trái cây và mặt hàng khô). Bên cạnh đó, trong tương lai, cũng nên tìm kiếm thêm các nguồn cung kem từ một số nhà cung cấp từ quốc gia khác hoặc trong nước nhưng vẫn phải đáp ứng chất lượng.

Lý do:

Do tình hình biến động giá không ổn định đang diễn ra tại Việt Nam đã làm ảnh hưởng không ít lên các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp về mặt hàng thực phẩm trong thời gian qua. Vì thế, để có được sự ổn định về mặt giá thành sản phẩm và đảm bảo luôn có nguồn nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời khi cần, ICF quyết định sẽ chủ động ký kết hợp đồng với các đơn vị cung cấp nguyên liệu như kem tươi, topping có thời hạn nhằm được hưởng mức chiết khấu và đảm bảo nguồn cung.

Chiến lược WO W(3,4,5,7) + O(3,4,7) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược:

Xây dựng chiến lược marketing rõ ràng kết hợp tạo thêm giá trị cho thực khách để khắc phục nhược điểm yếu về giá.

Lý do:

- Quán tuy kinh doanh với hình thức mới lạ nhưng nếu ít người nhận biết được điều đó thì sẽ đánh mất đí lợi thế của ý tưởng kinh doanh sáng tạo này. Nên ICF sẽ tập trung mang hình ảnh, thương hiệu của mình đến các website của giới trẻ để họ tìm thấy thông tin và biết được hiện nay có quán và có quán mới kinh doanh kem kiểu tự chọn  góp phần tạo nên chỗ đứng riêng cho quán trước các quán kem khác. Công ty sẽ thuê mướn các chuyên gia trong lĩnh vực marketing để tham vấn thêm về cách thức định vị thương hiệu. Kinh phí cho nghiên cứu, quảng cáo cũng sẽ được hỗ trờ từ các khoản vay được ưu đãi của nhà nước.

- Do mức giá của sản phẩm kem tự chọn tại quán là tương đối cao, do đó cần phải mang đến thêm cho khách hàng những giá trị riêng khi họ chấp nhận bỏ ra mức giá tương đối cao để ăn kem tại quán. Những giá trị đó có thể là từ những câu chuyện đã được quán tạo dựng lên nhằm làm cho khách hàng cảm thấy hấp dẫn và tự hào khi được ăn kem tại đây, hay như việc nhấn mạnh chất lượng kem được người Mỹ ưa chuộng và sử dụng  khách hàng cảm thấy họ cũng sành điệu. Đặc biệt là do quá trình toàn cầu hóa làm cho người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng giống nhau nên việc đem lại cho khách hàng

cảm nhận được những giá trị mà họ có cũng giống như người nước ngoài (Mỹ) có sẽ tạo được sự thích thú rất cao.

W(2)+O (6,7):

Chiến lược

Đẩy mạnh năng lực bộ máy quản trị của ICF cũng như Công ty

Lý do

Để công ty có thể tồn tại và phát triển theo đúng hướng, có những chiến lược sắc bén, phù hợp thì đội ngũ nhân viên đóng vai trò rất quan trọng, Nhất là cấp quản trị càng cao thì càng cần phải có năng lực thật sự và có chuyên môn. Vì là dự án của 6 thành viên trong nhóm, tuy cùng học ngành quản trị kinh doanh nhưng kiến thức kinh doanh vẫn chưa phong phú, kinh nghiệm thực tế chưa có  rất khó điều hành công ty và quản lý nhân viên  cấp lãnh đạo của công ty quyết định tìm hiểu và học hỏi những doanh nhân đã thành công trong các lĩnh vực tương tự như cà phê, kem,…cũng như đi học thêm các lớp nghiệp vụ về quản lý. Bên cạnh đó cũng đưa nhân viên, quản lý quán đi học thêm các khóa đào tạo ngắn như: chăm sóc khách hàng, quản lý cửa hàng,…để tăng thêm các kĩ năng cho họ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn

Chiến lược WT: W(2) + T(1,3)

Chiến lược:

Thuê các quản lý có kinh nghiệm trong các ngành tương tự (yogurt tự chọn).

Lý do:

Do quán mới được thành lập nên chắc chắn sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý, cũng như vận hành theo cách chuyên nghiệp nhất, đặc biệt đây là mô hình còn khá mới tại Việt Nam  ICF sẽ tìm thuê các quản lý có kinh nghiệm đã từng làm tại các cửa hàng yogurt tự chọn (có tính chất khá tương đồng) để quản lý tồn kho, nguyên vật liệu, đầu vảo, đầu ra thật chi tiết, điều hành quán logic, chuyên nghiệp. Làm như vậy sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Kết luận : Dựa vào quá trình phân tích bảng ma trận SWOT của ICF, công ty quyết định ở giai đoạn đầu mới mở thì ICF sẽ ưu tiên thực hiện các chiến lược sau đây:

- Tận dụng ưu đãi về vốn vay từ phía Chính phủ để xây dựng ICF ban đầu lớn mạnh, không ngừng nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm

topping đặc trưng cho ICF, lấy “chất lượng” là yếu tố tiên quyết trong mọi hoạt động.

- Chi thêm ngân sách cho việc tuyển dụng các nhân viên, thuê các nhà tham vấn có năng lực phù hợp để đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm phục vụ cho hoạt động quảng bá ICF.

- Tận dụng địa điểm đặt ICF tại trung tâm thành phố để quảng bá hình quán nhằm thu hút khách.

Chi tiết về c hiến lược Marketing – Mix:

Với đặc điểm là loại hình kinh doanh về dịch vụ, do đó khi thực hiện chiến lược Marketing – Mix không còn đơn thuần là 4Ps nữa mà chuyển thành 7Ps. Cụ thể:

Sản phẩm (Product): luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như hình thức thiết kế của ly đựng nhằm tạo sự ấn tượng cho sản phẩm. chú trọng vào chất lượng kem quán kinh doanh. Nhất là giai đoạn đầu, người tiêu dùng đến để thử. Các khâu từ kiểm tra nguyên liệu nhập, bảo quản sản phẩm phải luôn được cân nhắc kỹ lưỡng.

Giá bán (Price): định giá phải dựa trên chất lượng kem và những giá trị mà khách hàng có thể nhận được khi ăn kem (thỏa sức sáng tạo). Định giá không được quá cao và phải đảm bảo cao hơn chi phí để tạo lợi nhuận. Quán mới mở nên việc áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường sẽ tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm kem công ty đến với khách hàng dễ dàng hơn.

Phân phối (Place): ban đầu kinh doanh với một quán duy nhất tại 11A Phạm Ngọc Thạch, Q.3. Khi đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận như kỳ vọng cũng như nghiên cứu nhu cầu thị trường tại các khu vực khác, tại các trung tâm thương mại. Công ty sẽ mở rộng hệ thống quán kem tự chọn và song song với nhượng quyền để tăng số lượng quán kem

Chiêu thị (Promotion): xây dựng hình ảnh đẹp về quán trong mắt người tiêu dùng. Các nhân viên phục vụ sẽ được huấn luyện kỹ trong

việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Kế hoạch quảng cáo, đưa thông tin quán đến người tiêu dùng sẽ được thực hiện chủ yếu qua mạng Internet. Trong tương lai, khi điều kiện tài chính cho phép, công ty sẽ tổ chức cho các nhân viên tham gia các hoạt động xã hội để quảng bá cho quán nhiều hơn.

7. Cơ cấu tổ chức

Đội ngũ quản lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và kế hoạch nhân sự:

- Nhân sự cấp lãnh đạo:

• Hội đồng thành viên:

Tất cả 6 thành viên trong nhóm sẽ tham gia vào Hội đồng thành viên và có những quyền hành cao nhất trong công ty.

• Giám đốc (1 người) và trưởng các phòng ban (5 người/5 phòng ban):

- Hội đồng thành viên sẽ tiến hành tuyển chọn cho các chức vụ trên thông qua biểu quyết của các thành viên trong nhóm dựa trên năng lực và tính cách. Do đã cùng học với nhau cũng đã lâu nên nhìn chung đã hiểu biết về nhau. Biểu quyết để đề xuất và bố trí từng người vào từng chức vụ phù hợp. Bất kỳ 1 quyết định quan trọng cấp công ty nào cũng đều phải có sự thông qua của 6 thành viên

- Nhân sự cho quán (16 nhân viên):

• Quản lý (2 người): thuê những người đã có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành; ký kết hợp đồng lao động với thời hạn l năm; làm việc theo ca.

• Nhân viên chính thức (Cashier – 2 người): ưu tiên những giới thiệu của thành viên trong nhóm để đảm bảo về tính trung thực

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC Phòng R&D Phòng kế toán – tài chính Phòng kế hoạch Phòng kế hoạch Phòng Marketing

của nhân viên; thuê theo hợp đồng lao động thời hạn 1 năm; làm việc theo ca.

• Nhân viên part-time (10 người): ưu tiên các sinh viên đã từng làm việc tại các quán khác; làm theo ca, ca linh động, có ca 4 tiếng hoặc ca 8 tiếng. Một tuần làm tối đa 6 ngày. Một ca của các ngày bình thường có tối đa 5 nhân viên, cuối tuần là 6 nhân viên.

• Bảo vệ (2 người): trong độ tuổi từ 25-45; làm việc nguyên ngày.

Lưu ý: trước khi chính thức đi vào hoạt động, tất cả các nhân viên sẽ phải học 1 khóa học về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và một số kỹ năng phục vụ khác trong vòng 3 ngày (hỗ trợ chi phí đi lại, ăn uống).

Sơ lược về năng lực của những người tham gia dự án.

- Cấp lãnh đạo:

• Học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại UEF nên được tiếp cận các lý thuyết về quản trị và thường xuyên tiến hành phân tích các tình huống kinh doanh thực tế của các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp tại Việt Nam  Vững về kiến thức, có thói quen phân tích. Có kiến thức khá vững cộng với các kỹ năng mềm được đào tạo và rèn luyện tại trường cùng với thái độ làm việc chuyên nghiệp.

• Bên cạnh đó, có 2 trong số 6 thành viên đã tham gia vào quản lý CLB với số lượng thành viên là 40 nên ít nhiều đã có kinh nghiệm và hỗ trợ được trong khâu quản lý nhân viên.

- Cấp nhân viên

• Nhân viên phục vụ: tốt nghiệp 12 trở lên, tuổi từ 18 – 30, tính tình trung thực, anh văn giao tiếp, năng động, chịu khó.

• Nhân viên thu ngân: đòi hỏi tốt nghiệp 12 trở lên, tuổi từ 18 – 30, tính tình trung thực, biết sử dụng vi tính, anh văn giao tiếp.

• Bảo vệ: nam tuổi từ 25 – 45, chịu khó, siêng năng.

• Quản lý: tốt nghiệp cao đẳng nhóm ngành kinh tế trở lên, có khả năng giao tiếp tốt, anh văn lưu loát, trung thực.

Những kỹ năng còn thiếu sót và các chiến lược bổ trợ những thiếu sót đó:

- Cấp lãnh đạo:

• Kỹ năng: Tất cả các thành viên trong Hội đồng thành viên đều chưa có kinh nghiệm kinh doanh thực tế cũng như kỹ năng quản lý và điều hành công ty. Do đó, 6 thành viên sẽ đăng ký học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, tham gia các hội thảo để học hỏi kinh nghiệm trong

khâu quản lý của các người đi trước, không ngừng nghiên cứu những biến động thị trường để đưa ra các chiến lược phù hợp. Cả 6 thành viên đều không có khả năng làm marketing tốt. Nên trong quá trình đưa ra

Một phần của tài liệu dự án thành lập quán kem tự chọn ice cream funkie (Trang 46 - 54)