THIẾT KẾ GOOGLE SITE GIÁO DỤC VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG WEBQUEST TRONG GIÁO DỤC VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10600699 (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.THIẾT KẾ GOOGLE SITE GIÁO DỤC VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Xây dựng trang Google site đăng tải WebQuest với địa chỉ trang web:

https://sites.google.com/site/canhtachuuco/

Hình 3.2: Giao diện trang chủ Google site giáo dục về NNHC

Ví dụ : WebQuest “ Bảo vệ thực vật”

Hình 3.4: WebQuest " Bảo vệ thực vật" phần giới thiệu

Hình 3.6: WebQuest " Bảo vệ thực vật" phần tiến trình

Hình 3.8: WebQuest " Bảo vệ thực vật" phần kết quả

3.3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Để đánh giá hiệu quả và khả năng ứng dụng WebQuest trong dạy học, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Phan Thành Tài.

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sƣ phạm đề tài “ Ứng dụng WebQuest trong giáo dục về nông nghiệp hữu cơ cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông ” gồm các nội dung cụ thể sau:

 Tổ chức dạy học bằng WebQuest về NNHC.

 Tiến hành kiểm tra, đánh giá HS thông qua bài kiểm tra 15 phút.

 So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC , từ đó đánh giá hiệu quả của WebQuest trong dạy học.

3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm

a. Chọn lớp thực nghiệm

Chúng tôi chọn lớp TN một cách ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào điểm số hay đặc điểm ngƣời học. Lớp TN đƣợc tiến hành dạy học về NNHC bằng WebQuest. Lớp ĐC đƣợc tổ chức dạy học theo hình thức thông thƣờng (phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp hỏi-đáp). Cụ thể các lớp TN, ĐC đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng

STT Lớp thực nghiệm

– đối chứng Lớp thực tế Số HS

GV tham gia thực nghiệm sƣ phạm

1 TN 10/8 41 Cô Nguyễn Thị Mộng Thƣờng

2 ĐC1 10/7 40 Cô Nguyễn Thị Mộng Thƣờng

b. Bố trí thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Hƣớng dẫn HS học tập bằng WebQuest. Giới thiệu phƣơng pháp

WebQuest và phân công HS chuẩn bị, thực hiện. Theo đó, HS đƣợc thực hiện WebQuest chủ đề “ Bảo vệ thực vật”.

Bƣớc 2: HS thực hiện WebQuest và trình bày kết quả. HS có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm trong thời gian 2 tuần. Sau 2 tuần, HS trình bày kết quả của nhóm mình trƣớc lớp và GV.

Bƣớc 3: Đánh giá kết quả học tập bằng bài kiểm tra.

Bƣớc 4: Thăm dò ý kiến của HS về hiệu quả của việc dạy học bằng WebQuest thông qua phỏng vấn, điều tra.

3.3.3. Kết quả thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thực nghiệm đề tài “Ứng dụng WebQuest trong giáo dục về nông nghiệp hữu cơ cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông” đƣợc thể hiện thông qua định tính và định lƣợng.

a. Định lượng

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề “ Bảo vệ thực vật”, chúng tôi đã đánh giá kết quả học tập của HS bằng đề kiểm tra trắc nghiệm. Đề kiểm tra đƣợc sử dụng chung cho cả lớp TN và lớp ĐC. Kết quả kiểm tra đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.1: Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra

Biều đồ 3.1 thể hiện lớp TN có HS đạt điểm 10 (14,63%), trong khi ở lớp ĐC không có HS đạt điểm 10. Tỷ lệ HS đạt mức điểm 9, 10 ở lớp TN cũng cao hơn rõ rệt so với lớp ĐC. Đƣờng phân phối tần suất điểm của lớp ĐC nằm về phía bên trái đƣờng phân phối tần suất lớp TN, chứng tỏ kết quả kiểm tra lớp TN cao hơn. Từ phân phối tần suất điểm bài kiểm tra nhƣ trên có thể phân loại kết quả thành các

nhóm Yếu – kém (0-4 điểm); Trung bình (5-6 điểm); Khá (7-8 điểm); Giỏi (9-10 điểm) nhƣ sau:

Biểu đồ 3.2: Phân loại kết quả bài kiểm tra

Kết quả từ biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Lớp TN có 58,53% bài đạt điểm giỏi. Lớp ĐC có 20% bài đạt điểm giỏi. Về điểm trung bình ( 5-6 điểm): lớp TN có 4,88% bài đạt điểm trung bình, lớp ĐC có 20% bài đạt điểm trung bình.

Bảng 3.2: Thống kê các tham số đặc trƣng

Lớp S V (%)

TN 8,56 0,34 1,001 11,69

ĐC 7,530,38 1,037 13,79

Bảng 3.3 cho thấy: Điểm trung bình của lớp TN (8,56) cao hơn hẳn so với lớp ĐC (7,53). Độ lệch chuẩn của lớp TN (1,001) nhỏ hơn lớp ĐC (1,037), điều này chứng tỏ điểm kiểm tra lớp TN phân tán gần điểm trung bình hơn so với lớp ĐC. Tuy nhiên, do lớp TN và lớp ĐC có điểm trung bình khác nhau nên sự so sánh này chƣa thực sự có ý nghĩa. Xét đến hệ số biến thiên, hệ số biến thiên của lớp TN (11,69) nhỏ hơn lớp ĐC (13,79). Nhƣ vậy, có thể kết luận kết quả của lớp TN tốt

hơn lớp ĐC. Với nội dung chủ đề “ Bảo vệ thực vật” trong NNHC, lớp đƣợc dạy học bằng WebQuest đạt kết quả tốt hơn so với lớp đƣợc dạy học bằng phƣơng pháp thông thƣờng.

b. Định tính

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của HS đối với các hình thức học tập nội dung “Bảo vệ thực vật” trong NNHC. Kết quả đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3: Mức độ hứng thú của HS

Qua biểu đồ có thể thấy đƣợc tỷ lệ HS đánh giá mức độ rất hứng thú và hứng thú ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. 51,22% HS cảm thấy rất hứng thú, 39,03% hứng thú khi học chủ đề “ Bảo vệ thực vật” bằng WebQuest. Trong khi đó ở lớp ĐC, 20% HS cảm thấy rất hứng thú và 25% HS hứng thú. Tỷ lệ HS đánh giá bình thƣờng và không hứng thú ở lớp ĐC cao hơn rất nhiều so với lớp TN, chứng tỏ WebQuest đã góp phần thu hút sự chú ý của HS hơn.

Khi khảo sát ý kiến của HS về WebQuest, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến HS

STT Câu hỏi Kết quả

Không

1 Giao diện và bố cục trang Webquest đƣợc

xây dựng có trực quan và hợp lý không? 92,68% 7,32% 2

Cấu trúc của Webquest có dễ sử dụng

không? 97,56% 2,44%

3 Nội dung Webquest có đáp ứng đƣợc nhu

cầu của ngƣời học không? 95,12% 4,88%

4 Sử dụng Webquest vào dạy học có gây

hứng thú cho ngƣời học không? 90,24% 9,76% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

Hiệu quả học tập khi sử dụng Webquest đạt ở mức nào?

- Tốt: 90,24% - Khá: 9,76% - Trung binh: 0% - Chƣa hiệu quả: 0%

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số HS đều cho rằng hình thức của WebQuest đảm bảo các mặt về giao diện, bố cục và cấu trúc. Về mặt nội dung, 95,12% HS cho rằng WebQuest đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Về hiệu quả học tập khi sử dụng WebQuest, 90,24% HS đánh giá WebQuest đem lại hiệu quả tốt và gây hứng thú cho ngƣời học. Nhƣ vậy, hệ thống WebQuest giáo dục về NNHC đã đảm bảo đƣợc về mặt cấu trúc, nội dung và đem lại tác động, hiệu quả tốt đối với ngƣời học.

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. NHỮNG KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

 Đánh giá sơ bộ đƣợc khả năng ứng dụng WebQuest tại trƣờng THPT thông qua nghiên cứu và điều tra GV, HS tại trƣờng THPT Phan Thành Tài.

 Thiết kế đƣợc hệ thống WebQuest giáo dục về NNHC. Hệ thống WebQuest đƣợc chia làm 5 chủ đề : Tổng quan; Bảo vệ thực vật; Phân ủ; Trồng rau hữu cơ; Truyền thông. Thông qua việc thực hiện 5 chủ đề, HS sẽ hiểu rõ và vận dụng đƣợc NNHC vào trong thực tiễn đời sống.

 Thiết kế đƣợc Google site đăng tải hệ thống WebQuest. HS có thể truy cập vào trang Web này ở bất kỳ máy tính nào có nối mạng internet. Các tiêu chí đánh giá đã đƣợc đƣa ra cụ thể ở phần đánh giá của WebQuest, thiết kế hoàn tất các Google form để HS có thể đánh giá trực tuyến.

 Tổ chức dạy học thực nghiệm và khảo sát sau thực nghiệm với WebQuest “Bảo vệ thực vật” trong NNHC. Thông qua thực nghiệm trên đối tƣợng HS lớp 10 trƣờng THPT Phan Thành Tài, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả nhất định. 90,25% HS cảm thấy hứng thú khi đƣợc học tập bằng phƣơng pháp WebQuest. Khi so sánh kết quả học tập giữa HS các lớp, HS lớp thực nghiệm đạt kết quả vƣợt trội. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm đạt 8,56 điểm, có 58,53% bài kiểm tra đạt điểm giỏi, trong khi lớp ĐC chỉ có 20% bài đạt điểm giỏi.

Từ những kết quả thu đƣợc, có thể thấy rằng sử dụng WebQuest trong dạy học đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, khắc phục đƣợc một số khó khăn trong dạy học, GV chủ động hơn trong việc truyền đạt kiến thức, tiết kiệm đƣợc thời gian lên lớp, tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức. Đối với NNHC nói riêng, WebQuest thể hiện là một phƣơng pháp hữu ích giúp HS tiếp cận và vận dụng NNHC vào thực tiễn.

4.2. KIẾN NGHỊ

Qua thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả của đề tài. Đây chính là cơ sở để áp dụng trong thực tiễn và mở rộng hƣớng nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học.

 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đặc biệt là ứng dụng WebQuest phục vụ công tác dạy và học. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, hệ thống máy vi tính có kết nối internet trong nhà trƣờng, máy chiếu, ti vi chiếu…

 Tổ chức các buổi tập huấn, khoá học tiếp cận ứng dụng CNTT, phƣơng pháp dạy học mới cho GV. Muốn thiết kế đƣợc một WebQuest tốt không chỉ cần có các kiến thức nền tảng về nội dung chủ đề mà còn phải có kỹ năng sử dụng máy tính, ứng dụng CNTT.

 Tiếp tục mở rộng khảo sát và điều tra thực trạng giáo dục tại các trƣờng THPT, mở rộng phạm vi thực nghiệm và tiếp tục thực nghiệm các chủ đề còn lại về NNHC để tiếp tục đánh giá hiệu quả đƣợc chính xác hơn.

 Tiếp tục thiết kế WebQuest sử dụng cho các môn học, chủ đề khác.  Sử dụng WebQuest giáo dục về NNHC trong giáo dục hƣớng nghiệp cho HS, điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn có hiệu quả giáo dục cao, HS dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

[1] Abbit, J., & Ophus, J(2008), What we know about the Impacts of WebQuests: A review of research

[2] FiBL and IFOAM(2014), The world of orgarnic agriculture.

[3] Kari Lee Siko (2008), WebQuest in the English classroom: How do they affect students learning?

[4] Maureen Brown Yoder, Inquiry based learning using the internet:Research, resources, WebQuests.

[5] Ngo Doan Dam (2012), Vietnam Organic Agriculture:An overview on current status and some success activities. Proceeding of International Workshop on World Organic agriculture status and prospective. Published by Korean Association of Organic Agriculture, pp 346-360. [6] Thy Tran (2010), Using Webquest in Teaching Environmental Education in

Viet Nam, VVOB, Việt Nam.

Tiếng Việt

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. (Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông đổi mới).

[8] Nguyễn Văn Cƣờng (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Berlin/Hà Nội.

[9] Trƣơng Trọng Cần (2012), “Ứng dụng phƣơng pháp WebQuest vào dạy học ở các trƣờng đào tạo theo hệ thống tín chỉ và dạy học từ xa”, Tạp chí giáo dục. (Số 297), trang 17-19.

[10] Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ ADDA (2009), Cẩm nang hoạt động cho người sản xuất.

[11] Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ ADDA (2009), Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[12] Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ ADDA (2009), Làm phân ủ thật đơn giản.

[13] Ngô Doãn Đảm (2013), Nông nghiệp hữu cơ : hiện trạng và giải pháp nghiên cứu – phát triển.

[14] Huỳnh Văn Hoa (2008), Báo cáo tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.

[15] Nguyễn Thị Mão (2012), Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[16] Thái Hoài Minh (2013), “Vận dụng WebQuest trong dạy học nội dung axit sunfuric (Chƣơng trình hoá học 10 nâng cao)”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (Số 48), Trang 34-42.

Internet [17] http://vietnamorganic.vn/ [18] http://nongnghiep.vn/ [19] http://webquest.org/index-create.php [20] http://questgarden.com/ [21] http://chungnhanhuuco.net/ [22] http://elib.dostquangtri.gov.vn/ntmn/Include/Index.asp [23] http://www.vegetablegardener.com/ [24] http://hoianorganic.com.vn/ [25] http://www.tinmoitruong.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: WEBQUEST GIÁO DỤC VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Giới thiệu:

“ Yêu đất, bảo vệ đất tránh khỏi những tác nhân gây hại chính là cái gốc của nông nghiệp.Một vòng nông nghiệp hoàn chỉnh không sử dụng hoá chất chính là cách để bạn bảo vệ mình, gia đình và ngƣời thân, không chỉ cho thế hệ này mà còn cả thế hệ mai sau.”

Hãy theo dõi clip sau đây để biết thêm về vòng nông nghiệp hoàn chỉnh – nông nghiệp hữu cơ :

https://www.youtube.com/watch?v=3cqxQpmSdic&list=PLF812A7C5B778EF1B

Nhiệm vụ:

Các thành viên tham gia sẽ làm việc theo nhóm nhỏ, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Các nhiệm vụ này liên quan đến Nông nghiệp hữu cơ : Khái niệm nông nghiệp hữu cơ ; đặc điểm của canh tác nông nghiệp hữu cơ...Các kết quả đƣợc trình bày dƣới dạng powerpoint.

Tiến trình :

Nhóm 1 : Tìm hiểu về khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu

cơ.

Câu hỏi định hƣớng

Nông nghiệp hữu cơ là gì?

Nông nghiệp hữu cơ có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản? Đó là những nguyên tắc nào?

Tài liệu

http://www.tinmoitruong.vn/hoi-va-dap/canh-tac-nong-nghiep-huu-co-la- gi_70_36005_1.html

http://chungnhanhuuco.net/tieu-chuan-vofcert/nong-nghiep-huu-co.html

Nhóm 2: Tìm hiểu về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Câu hỏi định hƣớng

Sử dụng phân bón nhƣ thế nào ?

Nông nghiệp hữu cơ hạn chế sâu – bệnh hại bằng cách nào ?

Yêu cầu đầu vào của hạt giống, nguyên liệu canh tác nông nghiệp hữu cơ là gì? Nông nghiệp hữu cơ sử dụng phƣơng thức canh tác ( luân canh, độc canh, xen canh...) nào? Tài liệu http://vietnamorganic.vn/chi-tiet-tin/183/Quy-tri%CC%80nh-sa%CC%89n- xua%CC%81t-rau-hu%CC%83u-co.html http://nongnghiep.vn/quy-trinh-ky-thuat-tam-thoi-sx-rau-huu-co- post132975.html

Nhóm 3: Tìm hiểu về các tiêu chuẩn Hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS (

Participatory Guarantee System).

Câu hỏi định hƣớng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PGS là gì?

Những nguyên tắc và giá trị chính của PGS là gì? Cơ cấu của PGS nhƣ thế nào?

Hãy giới thiệu các tiêu chuẩn PGS.

Tài liệu

http://vietnamorganic.vn/chi-tiet-tin/168 http://vietnamorganic.vn/chi-tiet-tin/164 http://vietnamorganic.vn/chi-tiet-tin/181 http://vietnamorganic.vn/chi-tiet-tin/158

Nhóm 4: Tìm hiểu về thực phẩm nông nghiệp hữu cơ

Đặc điểm của thực phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Phân biệt sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông thƣờng.

Tài liệu

http://sieuthithucphamhuuco.com/chitiet/cach-nhan-biet-rau-huu-co.html

http://vietnamorganic.vn/danh-sach-tin/284/cach-nha%CC%A3n-bie%CC%81t-rau- hu%CC%83u-co-.html

Đánh giá:

1 2 3 4

Nội dung trình bày

Sai nội dung, nội dung sơ sài.

Tìm hiểu chƣa đầy đủ, không trả lời đƣợc hết các câu hỏi định hƣớng. Nội dung tốt, còn thiếu một vài ý. Nội dung tốt, đầy đủ, chính xác Bài trình bày ppt -Bố cục không hợp lý - Hình ảnh chất lƣợng kém, không phù hợp với nội dung. -Font chữ nhỏ, khó nhìn. Phối màu chữ và nền chƣa tốt. - Trình bày quá giờ trên 4 phút.

- Bố cục hợp lý, rõ

ràng.

- Hình ảnh phù hợp với nội dung. - Font chữ còn nhỏ, phối màu chƣa tốt. - Trình bày quá giờ 3-4 phút. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Hình ảnh phù hợp. - Font chữ to vừa phải, phối màu tƣơng đối tốt. - Trình bày quá giờ 1-2 phút. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Hình ảnh phù hợp với nội dung, sắc nét. - Font chữ to rõ ràng, phối màu tốt. - Trình bày tối đa 5 phút. Hiệu quả làm việc nhóm -Phân chia công việc chƣa đồng đều. - Chỉ có một số thành viên hiểu phần trình bày của

-Phân chia công

việc chƣa đồng đều. - Chỉ có một số thành viên hiểu phần trình bày của nhóm mình. - Ngƣời trình bày

- Phân chia công

việc đồng đều và hợp lý. - Đa số các thành viên đều hiểu rõ phần trình bày của nhóm mình.

-Phân chia công việc đồng đều và hợp lý. - Tất cả các thành viên đều

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG WEBQUEST TRONG GIÁO DỤC VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10600699 (Trang 40)