Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 48 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ

2.2.1. Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính

nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính

2.2.1.1. Chỉ đạo đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành

Việc tổ chức thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm từng bƣớc sửa đổi, bổ sung hệ thống thủ tục hành chính theo phƣơng án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề năm 2010 là một nội dung trọng tâm trong công tác cải cách thủ tục hành chính từ năm 2011 đến nay đã đƣợc các Bộ, ngành, các cấp tích cực tổ chức thực hiện.

Tính đến năm 2020, các Bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các VBQPPL để đơn giản hóa hàng nghìn TTHC đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề. Nhƣ vậy, về cơ bản Đề án 30 đã hoàn thành mục tiêu đề ra, các TTHC còn lại liên quan đến việc sửa đổi luật, pháp lệnh sẽ đƣợc thực hiện theo chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

2.2.1.2. Chỉ đạo đánh giá chỉ số cải cách thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Chỉ số cải cách TTHC của các Bộ, cơ quan ngang Bộ là một kênh quan trọng để đánh giá trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Vì vậy, căn cứ Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ có căn cứ, cơ sở thực hiện trách nhiệm cải cách TTHC trong quản lý ngành, lĩnh vực với những tiêu chí tƣơng đối cụ thể và minh bạch.

Đánh giá chung có thể thấy rằng, công tác CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng đã đƣợc ngƣời đứng đầu các Bộ, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Theo kết quả xác định Chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2014 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã cho thấy những nỗ lực và kết quả đạt đƣợc trong tổ chức thực hiện CCHC nói chung.

Thông qua kết quả đánh giá các chỉ số cải cách TTHC hàng năm sẽ tạo cơ sở cho các Bộ, ngành có những giải pháp phấn đấu nâng chỉ số CCHC cho những năm tiếp theo, góp phần đáp ứng các yêu cầu thực hiện TTHC của ngƣời dân, doanh nghiệp.

2.2.2. Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong kiểm soát thủ tục hành chính nhà nước cấp Bộ trong kiểm soát thủ tục hành chính

2.2.2.1. Chỉ đạo điều hành, tổ chức nhân sự làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính

- Thực hiện nhiệm vụ đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ giao, hàng năm ngƣời đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành kịp thời các văn bản nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện công tác kiểm soát TTHC. Hầu hết, các bộ, ngành đều có Kế hoạch kiểm soát TTHC, Kế hoạch rà soát quy định TTHC, Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC. Nhiều Bộ, ngành đã tiến hành tổ chức hội nghị quán triệt Kế hoạch triển khai công tác kiểm soát TTHC. Kết quả cho thấy, một số Bộ, ngành đã đạt đƣợc một số kết quả nổi bật trong công tác cải cách TTHC nhƣ: Năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã bãi bỏ 11 thành phần hồ sơ liên quan tới việc giải quyết hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao dịch về bảo hiểm xã hội đƣợc thực hiện qua môi trƣờng internet, giảm số lần giao dịch mà doanh nghiệp phải tiến hành mỗi năm từ 12 lần xuống còn 1 lần; Bộ Công Thƣơng tổ chức thực hiện thí điểm cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) qua mạng nhằm giải quyết “gánh nặng” về TTHC cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; đồng thời chỉ đạo Tổng cục Thuế Bộ Tài chính chính thức ban hành quy trình kiểm tra thuế hƣớng tới mục tiêu CCHC, tránh gây phiền nhiễu cho ngƣời nộp thuế, theo đó, các Cục Thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế không quá 1 lần/năm; nếu kế hoạch kiểm tra của cơ quan Thuế cấp dƣới có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan Thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch cơ quan cấp trên; Tổng cục Hải quan chính thức triển khai trên toàn bộ hệ thống cảng biển quốc tế của cả nƣớc cơ chế một cửa quốc gia, tạo điều kiện cho việc thông quan hàng hóa đƣợc thuận lợi, nhanh gọn, góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh, giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11/2020, đã cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm đƣợc khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tƣơng đƣơng hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Các bộ, ngành đã có phƣơng án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền.

- Để triển khai công tác kiểm soát TTHC, đội ngũ công chức chuyên trách đƣợc Bộ, ngành đƣợc quan tâm, củng cố, kiện toàn. Hầu hết các Bộ, ngành đều bố trí công chức chuyên trách thực hiện kiểm soát TTHC và thiết lập đội ngũ đầu mối tại các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị kiểm soát TTHC và hệ thống cán bộ đầu mối cũng đã dần thực hiện tốt, phát huy đƣợc vai trò tham mƣu, đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện công tác kiểm soát TTHC, góp phần vào kết quả CCHC của Bộ, ngành. Hệ thống kiểm soát TTHC từ TW đến địa phƣơng; Theo Nghị định 150/NĐ- CP năm 2016, bộ phận kiểm soát TTHC trực thuộc VPCP (Cục Kiểm soát TTHC); Cục Kiểm soát TTHC có chức năng tham mƣu, giúp việc Bộ trƣởng, Chủ nhiệm VPCP thực hiện chức năng kiểm soát TTHC, cải cách TTHC trên phạm vi cả nƣớc; tham mƣu tổng hợp, điều phối giúp CP, TTgCP trong chỉ đạo, điều hành về CCHC, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (QĐ 1215). VPCP chịu trách nhiệm giúp CP thống nhất QLNN về công tác kiểm soát TTHC. Tại các bộ, cơ quan, địa phƣơng: bộ phận kiểm soát TTHC thuộc văn phòng Bộ/văn phòng UBND tỉnh/thành phố có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc ngƣời đứng đầu thực hiện công tác kiểm soát, cải cách TTHC.

- Về triển khai Kế hoạch đơn giản hóa TTHC ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, ngành đều ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo tổ chức rà soát, đơn giản hóa TTHC trọng tâm theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Tính đến

nay, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã rà soát, đơn giản hóa 13 nhóm TTHC trọng tâm đã hoàn thành hệ thống hóa TTHC, quy định liên quan; nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành danh mục TTHC chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý.

- Nhằm quán triệt, thực hiện hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, các Bộ, ngành đã kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị thực hiện tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhƣ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tƣ pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Ủy ban dân tộc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam...

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên về kiểm soát thủ tục hành chính

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngƣời đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã chỉ đạo các tổ chức Pháp chế của Bộ duy trì có kết quả công tác tham gia ý kiến, thẩm định quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính. Bên cạnh đó, công tác đánh giá tác động về quy định TTHC, công bố, niêm yết công khai TTHC tại nơi giải quyết TTHC tiếp tục đƣợc các Bộ, ngành quan tâm, thực hiện với những kết quả cụ thể sau:

- Về việc thực hiện đánh giá tác động của TTHC.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành đã thực hiện việc đánh giá tác động TTHC tại dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, qua việc kiểm tra công tác kiểm soát TTHC tại một số Bộ

cho thấy, vẫn còn tình trạng chƣa thực hiện đúng và đầy đủ việc đánh giá tác động theo quy định tại Thông tƣ số 07/2014/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp, trên cơ sở kết luận kiểm tra, các đơn vị này đã kịp thời khắc phục chấn chỉnh, sửa đổi, hủy bỏ các TTHC không đƣợc đánh giá tác động, không cần thiết tại các VBQPPL đƣợc ban hành nhằm tạo điều điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận và thực hiện TTHC [9].

- Tham gia ý kiến và thẩm định quy định TTHC tại dự thảo VBQPPL có quy định về TTHC.

Hiện các Bộ, ngành vẫn đang tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện công tác này nhằm giúp các cơ quan chủ trì soạn thảo loại bỏ đƣợc các TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp gây khó khăn cho ngƣời dân; đồng thời nâng cao đƣợc chất lƣợng của cácVBQPPL. Trong đó, có một số đơn vị thực hiện tƣơng đối tốt công tác này nhƣ: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

- Về công bố, công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết công khai tại nơi giải quyết TTHC.

Trong những năm gần đây, hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ đều thực hiện có kết quả việc công bố TTHC; một số đơn vị đã tích cực, chủ động nhập dữ liệu TTHC vào phầm mềm Cơ sở dữ liệu mới; việc niêm yết công khai TTHC tại nơi giải quyết cũng đƣợc thực hiện đúng quy định.

- Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

Thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 06/8/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, các Bộ, ngành đã công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thƣ tín, số điện thoại chuyên dùng, website, email cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

- Việc tổ chức thực hiện kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Thực hiện quy định tại Thông tƣ 25/2014/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp, nhiều Bộ, ngành đã ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC trong phạm vi thẩm quyền.

- Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.

Thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng đã chủ động ban hành Kế hoạch rà soát quy định, TTHC và thực hiện việc rà soát các TTHC đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông về kiểm soát TTHC cũng đƣợc các Bộ, ngành quan tâm, triển khai thực hiện dƣới nhiều hình thức. Các chuyên trang, chuyên mục cải cách TTHC đã đƣợc xây dựng và thƣờng xuyên đăng tin bài, cập nhật các hoạt động nổi bật về công tác này [9].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)