Nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện thể chế về trách nhiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 72 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH

3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện thể chế về trách nhiệm

nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ nói chung, trong cải cách thủ tục hành chính nói riêng

Nhận thức là cơ sở của hành vi, vì vậy, nếu ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cáp Bộ có nhận thức đúng và đủ về trách nhiệm của mình sẽ đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Muốn vậy, cần coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật, đạo đức công vụ, văn hóa trách nhiệm cho cho bản thân những ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ. Trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục về đạo đức công vụ của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ.

Để nâng cao đạo đức công vụ của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ, cần tác động vào nhận thức và hành động của bản thân ngƣời đứng đầu để họ có sự tự ý thức sâu sắc, tự thân hƣớng tới những giá trị đạo đức khi thực thi công vụ. Đây là biện pháp có tính chất gốc rễ, có tác dụng lâu dài và bền vững. Bằng sự tự giác, tự ý thức - kết quả của sự thấm nhuần các giá trị đạo đức - ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ thực thi trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý mà còn vƣợt trên, vƣợt xa các quy định đó để hiệu quả công vụ đạt đến mức tối đa. Đồng thời, khi có sự xung đột giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân, một ngƣời đứng đầu có sự tự giác, tự ý thức về các giá trị đạo đức sẽ đặt ƣu tiên vào lợi ích chung. Điều này hoàn toàn có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, bởi khi giá trị chung đƣợc thực hiện thì ngƣời lãnh đạo không bị thua thiệt, bởi lợi ích cá nhân nằm trong việc thực hiện lợi ích chung. Khi các giá trị đạo đức thực sự trở thành sự chỉ dẫn, ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ sẽ tự giải trừ những gì còn đang sai lạc, sẽ tự hƣớng tới những giá trị chung, những giá trị tốt đẹp mà xã hội và ngƣời ngƣời dân mong đợi.

Và để làm đƣợc điều đó, thì biện pháp quan trọng hàng đầu, đó là sự “nêu gương” của những ngƣời đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đây là cách giáo dục vô cùng quan trọng, có tác dụng trực tiếp, mang tính thực chất và có giá trị lan tỏa. Sự nêu gƣơng trong thực thi đạo đức công vụ của những ngƣời đứng đầu HCNN cấp Bộ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc nâng cao đạo đức công vụ, góp phần tạo nên văn hóa công vụ, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, phụng sự xã hội của đội ngũ CBCC nói chung và những ngƣời đứng đầu HCNN cấp Bộ nói riêng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu nói chung, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp Bộ nói riêng trong cải cách TTHC. Bởi thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đƣợc coi là hoàn thiện không chỉ đƣợc thể hiện ở chỗ đƣợc ban hành dƣới hình thức một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải đi vào cuộc sống, phải làm cho ngƣời đứng đầu nắm đƣợc một cách đầy đủ và hiểu đƣợc nội dung của các VBQPPL về trách nhiệm của họ trong cải cách TTHC thích ứng với yêu cầu của thời kỳ mới.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng thủ tục hành chính và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ

Để nâng cao chất lƣợng TTHC, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát TTHC; thực hiện đánh giá tác động của TTHC ngay trong quá trình soạn thảo VBQPPL và rà soát TTHC trong quá trình thực thi; thẩm định, thẩm tra chặt chẽ quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL nhằm ngăn chặn ngay từ khâu dự thảo các quy định TTHC gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống ngƣời dân, bảo đảm chỉ ban hành những TTHC cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả. Đồng thời tập trung nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC trên các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả cải cách TTHC phụ thuộc rất lớn vào công tác chỉ đạo, điều hành của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ. Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ cần tập trung chỉ đạo, điều hành một cách kiên quyết và chịu trách nhiệm hàng đầu về kết quả cải cách TTHC trƣớc Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân.

Theo đó, trong thời gian tới, ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ cần tập trung thực hiện trách nhiệm các nội dung sau:

- Thực hiện Chƣơng trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, trong đó, kiểm soát chặt chẽ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngay từ khâu dự thảo; nâng cao chất lƣợng thẩm định, thẩm tra, góp ý trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL giúp ngăn chặn việc phát sinh quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp; bảo đảm mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% quy định, 20% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và giảm tối đa số luợng văn bản quy định.

- Triển khai Đề án đơn giản hoá chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan HCNN cấp Bộ để đóng góp tích cực vào việc đổi mới phƣơng thức, lề lối làm việc, giảm giấy tờ hành chính, cắt giảm các chi phí, nhân lực cho cơ quan, tạo môi trƣờng làm việc hiện đại, hiệu quả.

- Thúc đẩy việc thực hiện TTHC trên môi trƣờng điện tử thông qua triển khai có hiệu quả Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trƣờng điện tử.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trƣơng, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết số 02/NQ-CP để cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó, về kiểm tra chuyên ngành cần áp dụng quản lý rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hoá; chuyển mạnh từ chủ yếu thực hiện kiểm tra tại giai đoạn thông quan hàng hoá sang chủ yếu giám sát tại thị

trƣờng nội địa; công bố công khai danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành với mã số HS ở cấp độ chi tiết, cách thức quản lý chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu tƣơng ứng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả; hình thức công khai phải đảm bảo phù hợp, dễ tiếp cận; áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

- Thực hiện nghiêm túc việc công bố, công khai TTHC, điều kiện kinh doanh, danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành sau khi cắt giảm; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực cải cách; kiểm tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.

- Nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC trên các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của ngƣời dân. Đẩy mạnh phân cấp trong thực hiện TTHC; xã hội hóa dịch vụ công theo tiêu chí, cách làm thống nhất, toàn diện trên các lĩnh vực quản lý.

- Tăng cƣờng giải quyết, gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc giải quyết TTHC trên môi trƣờng điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến; đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lƣợng phục vụ, gắn với việc đổi mới cơ chế thực hiện TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, gắn với số hóa hồ sơ, giấy tờ và phi địa giới hóa việc tiếp nhận, giải quyết TTHC. Tập trung rà soát, cải cách TTHC nội bộ, gắn với việc đẩy mạnh xây dựng nền hành chính phi giấy tờ và công chức điện tử.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về cải cách TTHC bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo cáo, hội nghị, hội thảo...); phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thông tin - tuyên truyền về các nội dung liên quan đến cải cách TTHC, các quy định về TTHC, các chƣơng trình, kế hoạch cải cách TTHC của Bộ, ngành nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về cải cách TTHC, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền hỗ trợ hoạt động

cải cách, kiểm soát TTHC; tích cực hợp tác với các cơ quan thông tấn báo chí để triển khai đồng loạt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, về công tác cải cách, kiểm soát TTHC tại các bộ, ngành, địa phƣơng.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Ngày nay, CNTT với những ƣu thế vƣợt trội đã đi vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, là công cụ đắc lực hỗ trợ cải cách TTHC, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng cải cách TTHC; là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan HCNN cấp Bộ công khai, minh bạch, giải trình mọi hoạt động theo đúng tinh thần của Cách mạng 4.0.

3.2.2.3. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong ban hành quyết định hành chính của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộvề cải cách thủ tục hành chính

Công khai, minh bạch là yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân, đòi hỏi các yêu cầu ngày càng cao đối với ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Theo đó, đòi hỏi hoạt động thực thi công vụ của CB,CC nói chung và của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ nói riêng cần đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Trong cải cách TTHC, công khai, minh bạch là việc ngƣời dân đƣợc thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về pháp luật và tất cả các thông tin khác liên quan đến quá trình thực thi công vụ của CB,CC nhà nƣớc. Một nền công vụ vì dân, có trách nhiệm với dân nghĩa là nhân dân có quyền đƣợc biết các cơ quan nhà nƣớc thi hành quyền lực và sử dụng các nguồn lực mà họ đƣợc uỷ thác nhƣ thế nào.

Trong các nội dung của công khai, minh bạch, quan trọng hơn cả là minh bạch trong việc ban hành các QĐHCcủa ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ liên quan đến TTHC. Ban hành quyết định là công việc rất quan trọng của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ, đặc biệt là các VBQPPL về TTHC có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến đời sống của ngƣời dân và doanh nghiệp.

Sự minh bạch trong ban hành QĐHC xuất phát từ những rủi ro của việc không minh bạch trong ban hành QĐHC mang lại. Trƣớc hết, việc ban hành các QĐHC không công khai, minh bạch dẫn đến nguy cơ các QĐHC thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, dẫn đến thiếu sức sống và tính hiệu quả trong việc quản lý. Từ việc này dẫn đến các hệ lụy khác là các QĐHC thiếu sức thuyết phục trong việc thi hành, không tạo đƣợc sự đồng thuận từ phía chủ thể chịu sự tác động trực tiếp cũng nhƣ của toàn xã hội. Bên cạnh đó, quá trình ban hành các QĐHC không công khai, minh bạch là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực (tham nhũng chính sách). Việc ban hành các QĐHC thiếu công khai, minh bạch và việc thực hiện nó chính là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, làm phát sinh khiếu nại, tố cáo trong thực hiện TTHC.

Để tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong ban hành QĐHC của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của ngƣời dân về TTHC. Khả năng tiếp cận của ngƣời dân về TTHC đƣợc thể hiện ở: Quyền đƣợc cung cấp thông tin và mức độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin đƣợc cung cấp.

Hai là, cần tạo cơ chế giám sát, phản biện xã hội của ngƣời dân về TTHC. Giám sát và phản biện xã hội không chỉ là việc phát huy quyền dân chủ của ngƣời dân mà thực chất còn là sự huy động và tập trung trí tuệ của toàn dân vào giải quyết công việc chung của hệ thống công quyền trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Giám sát và

phản biện xã hội của ngƣời dân là điều kiện quan trọng để ngƣời dân đƣợc thể hiện quan điểm của mình, đóng góp ý kiến để hoàn thiện những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về cải cách TTHC.

Ba là, thực hiện trách nhiệm giải trình của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ về cải cách TTHC. Minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của ngƣời dân khi tham gia TTHC. Quan trọng hơn, đó chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng. Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ phải thực hiện trách nhiệm giải trình trƣớc các chủ thể có liên quan khi ban hành và thực hiện các QĐHC liên quan đến TTHC của Bộ, ngành mình. Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ phải cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó. Ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ phải thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà họ đƣa ra trong quản lý và thực hiện TTHC.

Để thực hiện tốt trách nhiệm giải trình, ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ không đƣợc “né” tiếp công dân, không đƣợc “tránh” hoặc “vòng vo” trƣớc các câu hỏi của các bên liên quan đến TTHC của ngành mình. Chẳng hạn, trong quá trình giải quyết các TTHC, khi phát hiện các hồ sơ, yêu cầu giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức không đảm bảo tính hợp pháp, không đúng với thực tế hoặc không đủ điều kiện giải quyết thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức biết rõ lý do tại sao hồ sơ không đƣợc giải quyết hoặc cần phải bổ sung hồ sơ, tài liệu chứng minh theo đúng quy định của pháp luật. Khi kết quả giải quyết TTHC không đúng quy định của pháp luật hoặc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân phải thông báo bằng văn bản giải thích rõ lý do cho cá nhân, tổ chức biết; trƣờng hợp nguyên nhân vì nguyên nhân chủ quan thì phải xin lỗi công khai cho cá nhân, tổ chức biết.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm chính trị của ngƣời đứng đầu cơ quan cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Trong ba loại hình trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ, trách nhiệm chính trị là loại hình trách nhiệm đầu tiên cần quan tâm. Đảm bảo trách nhiệm chính trị của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ đƣợc thực hiện tốt là cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả cải cách TTHC. Thời gian qua, việc thực hiện trách nhiệm chính trị của những

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)