Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế

Mặc dù Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC nhƣng qua theo dõi và kiểm tra thực tế cho thấy công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC tại các Bộ, ngành còn những hạn chế cụ thể nhƣ sau:

- Việc đánh giá tác động TTHC tại các dự thảo VBQPPL chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ số 07/2014/TT-BTP của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp. Nhiều VBQPPL có quy định về TTHC chƣa đƣợc đánh giá tác động, chƣa có ý kiến của đơn vị kiểm soát TTHC nhƣng vẫn đƣợc ban hành. Nhiều TTHC mặc dù có đánh giá tác động nhƣng việc thực hiện chƣa bảo đảm yêu cầu, bƣớc đầu qua tham gia ý kiến, thẩm định đã phát hiện những bất cập về quy định TTHC trong các văn bản này nhƣng việc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chƣa hiệu quả. Do đó, vẫn còn tồn tại các TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, doanh nghiệp.

- Việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các Bộ, ngành còn chậm so với quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ số 05/2014/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp. Tại nhiều Bộ, ngành đều có tình trạng chậm công bố TTHC trong khi VBQPPL đã có hiệu lực thi hành, dẫn đến việc niêm yết TTHC không bảo đảm theo quy định.

- Trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm hồ sơ, giấy tờ, tờ khai không đúng theo quy định, không có phiếu hẹn trả kết quả hoặc nếu có thì ghi không đúng thời hạn giải quyết tại văn bản quy phạm pháp luật, còn có nhiều trƣờng hợp giải quyết quá hạn nhiều ngày…

- TTHC, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo, rƣờm rà, phức tạp, mâu thuẫn, thậm chí “cài cắm”, “biến tƣớng”, phát sinh thêm.

- Việc bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, giải quyết chế độ cho công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại một số cơ quan, địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện theo quy định.

- Việc thực hiện TTHC đã đƣợc đổi mới, chất lƣợng giải quyết TTHC đã đƣợc nâng cao hơn trƣớc đây, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, chậm trễ, gây phiền hà; ngƣời thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan; tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến còn thấp so với số lƣợng hồ sơ trực tiếp và giao dịch thanh toán bằng tiền mặt; kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công còn yếu; số lƣợng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp bộ, cấp tỉnh còn lớn (cấp bộ chiếm tới 58% tổng số TTHC); việc xã hội hóa dịch vụ hành chính công đã triển khai ở một số ngành, lĩnh vực (đăng kiểm; công chứng,…) nhƣng vẫn còn chậm, thiếu tổng thể [9].

- Kết quả xác định PAR INDEX cấp bộ cho thấy số lƣợng Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt PAR INDEX trên 80% (gồm 5 bộ, cơ quan ngang bộ) còn ít so với số lƣợng các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định hiện hành [9].

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nhận thức về công tác kiểm soát TTHC của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; một số lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc bộ chƣa bắt kịp yêu cầu của Bộ trƣởng cũng nhƣ hƣớng dẫn của tổ chức pháp chế trong việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC dẫn đến việc chƣa tập trung chỉ đạo, tổ chức và triển khai kịp thời, đầy đủ công tác này tại cơ quan, đơn vị.

- Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại nhiều bộ, ngành, chƣa quyết liệt, sát sao; chƣa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nƣớc về cải cách TTHC. Công tác tham mƣu phục vụ sự chỉ đạo điều hành

của đơn vị chuyên trách còn chậm và chƣa sát với yêu cầu nhiệm vụ. Việc chậm sửa đổi, bổ sung quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc công bố, công khai TTHC đã ảnh hƣởng đến kết quả triển khai công tác kiểm soát TTHC của Bộ, ngành nói riêng cũng nhƣ kết quả cải cách thủ tục hành chính nói chung trên phạm vi cả nƣớc.

- Việc công bố TTHC của một số bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm cũng làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện công bố, công khai TTHC của các địa phƣơng, một số nơi triển khai còn hình thức, đối phó, chƣa quyết liệt.

- Chƣa có cơ chế hiệu quả cho việc kiểm soát hoạt động đánh giá tác động, cũng nhƣ việc đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện quy định TTHC trong dự thảo VBQPPL của cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Việc triển khai những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại theo kết luận của đoàn kiểm tra về công kiểm soát TTHC chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc ở một số đơn vị nên ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác này.

- Nguồn lực để bảo đảm thực thi nhiệm vụ chƣa tƣơng ứng với yêu cầu, nhất là về yếu tố con ngƣời (nhiều nơi không bố trí đủ biên chế, chế độ đãi ngộ cho những ngƣời làm công tác cải cách TTHC chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; Việc tổ chức Bộ phận Một cửa hiện nay tại vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu công việc; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết TTHC còn hạn chế, phổ biến nhất là tình trạng các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phƣơng).

- Hình thức trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC hiện nay cũng chƣa rõ ràng; các qui phạm pháp luật liên quan còn tồn tại tản mạn ở các văn bản pháp luật khác nhau.

Tiểu kết chƣơng 2

Thực hiện thể chế về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC đã đạt đƣợc những ƣu điểm trên các phƣơng diện: Công tác tham mƣu ban hành VBQPPL liên quan đến cải cách TTHC; công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức nhân sự làm công tác kiểm soát TTHC; việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thƣờng xuyên về kiểm soát TTHC... Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau: Việc đánh giá tác động TTHC tại các dự thảo VBQPPL chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành còn chậm so với quy định; trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm hồ sơ, giấy tờ, tờ khai không đúng theo quy định; việc bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC, giải quyết chế độ cho công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại một số cơ quan, địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện theo quy định...

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN THỂ CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

NHÀ NƢỚC CẤP BỘ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp bộ trong cải cách thủ tục hành chính (Trang 59 - 63)