trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng
Vai trị lãnh đạo, chỉ đạo là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Thực tế cho thấy, tổ chức nào mà công tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, có sự quyết liệt của người đứng đầu thì tổ chức đó sẽ thành cơng. Người lãnh đạo phải có một tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ uyên bác và khả năng truyền đạt tốt để giúp cấp dưới hiểu rõ những công việc cụ thể, thực hiện những phương án đưa ra nhằm giúp các đơn vị trực thuộc hoàn thành chiến lược tổng thể. Đồng thời người lãnh đạo cũng cần có khả năng phân quyền, uỷ quyền, khả năng động viên khuyến khích, khả năng hiểu mình hiểu người nhằm nâng cao và củng cố nhiệt huyết của nhân viên cấp dưới, truyền cho họ những nhận thức tích cực và lịng nhiệt thành với tổ chức.
cơng tác cải cách hành chính nhà nước tại địa phương, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, cụ thể là lãnh đạo Trung tâm, thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có thủ tục hành chính được đưa vào giải quyết tại trung tâm và lãnh đạo các cơ quan tham gia vào quy trình phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính. Cụ thể:
- Đối với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh:
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, tiếp tục theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả của các cơ quan đang thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả tại Trung tâm trong việc chấp hành quy định, quy chế, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về thời gian xử lý hồ sơ, trình hồ sơ liên thơng, sử dụng phần mềm quản lý; theo dõi việc thực hiện trách nhiệm phối hợp có ý kiến trả lời của các cơ quan liên quan với cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tham mưu giải quyết hồ sơ; tập trung theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ của các sở, ban, ngành trên phần mềm nhằm đôn đốc việc xử lý, giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định. Kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị có liên quan khẩn trương trong giải quyết và phối hợp giải quyết, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng để chậm trễ trong giải quyết và phối hợp giải quyết của các cơ quan này.
Kịp thời tham mưu, đề xuất lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết nhũng vướng mắc trong công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm.
Tham mưu chủ tịch UBND tỉnh các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm như: xem xét bố trí đủ biên chế tại trung tâm theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt; bố trí đủ diện tích để đưa một TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc tại địa phương vào thực hiện tại trung tâm và bố trí cơ sở vật chất, hạ tầng cơng nghệ thơng tin đầy đủ đảm bảo cho hoạt động tại Trung tâm diễn ra thuận lợi cũng như đảm bảo sự đồng bộ khi đưa vào triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.
Đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4, tập trung vào các lĩnh vực có tần suất giao dịch lớn như: thủy sản, chăn nuôi thú y xúc tiến thương mại, lao động việc làm, cấp đổi phù hiệu xe, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp...
Chú trọng việc xây dựng và ban hành các quy chế làm việc, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị làm căn cứ xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của các công chức, viên chức và cá cơ quan liên quan trong giải quyết và phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính.
- Đối với các Sở, ngành, UBND thành phố Quảng Ngãi có thủ tục hành chính được đưa vào giải quyết tại Trung tâm, lãnh đạo các cơ quan này cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc:
Quan tâm chỉ đạo nâng cao hơn nữa tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 07/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh những năm tiếp theo.
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; tiếp tục đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung các thủ tục đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đồng thời chỉ đạo thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến những thủ tục đã đủ điều kiện thực hiện , nộp và nhận kết quả giải quyết qua đường bưu điện nhằm tăng cường công tác cải cách hành chính và góp phần phịng ngừa dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn thế giới và cả nước.
Thường xuyên theo dõi tình hình tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC, đôn đốc, chỉ đạo công chức, viên chức được giao nhiệm vụ xử lý hồ sơ nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng hạn; chỉ đạo thực hiện đồng bộ việc xử lý hồ sơ giấy với việc chuyển xử lý hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh. Căn cứ vào số lượng hồ sơ tiếp nhận và tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn hay khơng có thể xem xét, kịp thời bố trí đủ số lượng cơng chức, viên chức đến làm việc tại trung tâm.
Đẩy mạnh xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết các thủ tịch hành chính thuộc thẩm quyền của mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Trung tâm phục vụ hành chính cơng tỉnh và đưa vào thực hiện.
Sử dụng kết quả đánh giá giải quyết thủ tục hành chính đối với cơng chức, viên chức cơ quan mình để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ hằng năm tại cơ
quan, đơn vị. Xử lý nghiêm những cơng chức, viên chức nếu phát hiện có xảy ra sai phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là
- Đối với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có liên quan trong việc phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên thơng, lãnh đạo các cơ quan này cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm:
Thường xuyên quán triệt, chỉ đạo việc khẩn trương phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh ban hành quy chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh về việc quy định sử dụng biểu mẫu trong quy trình giải qựyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và quy định pháp luật có liên quan.
Xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ, dây dưa, kéo dài trong giải quyết hồ sơ hoặc thiếu hợp tác trong quá trình phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính là điều quan trọng. Trong những trường hợp này, sau khi đã nhắc nhở, nghiêm túc phê bình, chỉ đạo chấn chính giải quyết thì Vãn phịng UBND tỉnh cần chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan liên quan theo dõi, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ngãi, Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 07/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để kịp thời chấn chỉnh. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã ngoài việc chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả tiến độ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng thuộc thẩm quyền của địa phương cịn phải nghiêm túc thực hiện xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này,
gây bức xúc cho nhân dân, đồng thời lấy kết quả cải cách TTHC và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị, kết quả hồn thành nhiệm vụ của cơng chức, viên chức mình làm cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan