chính tại Trung tâm
Đánh giá cơng chức, viên chức là khâu quan trọng trong quá trình quản lý công chức, viên chức. Thông qua kết quả đánh giá sẽ nâng cao trách nhiệm, nâng cao thái độ phục vụ nhân dân, nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương hành chính của cơng chức, viên chức. Kết quả đánh giá sẽ góp phần làm cơ sở để thực hiện hàng loạt khâu trong công tác quản lý công chức, viên chức. Kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích cơng chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hố, mơi trường làm việc cho cá nhân công chức cũng như cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại. Chính vì vậy, hồn thiện việc đánh giá cơng chức, viên chức là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Để thực hiện tốt giải pháp này, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Trên cơ sở Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/6/2017 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức… UBND tỉnh Quảng Ngãi cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về việc đánh giá, phân loại công chức, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá cơng chức, viên chức của đơn vị mình khi tham gia giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng, đồng thời ban hành quy định chi tiết về việc tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh nhằm quy định về các hình thức đánh giá, các biểu mẫu phục vụ đánh giá, cách tính kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá. Các quy định về nội dung đánh giá phải chỉ ra được các nội dung, tiêu chí đánh giá, phân loại mang tính định lượng (chẳng hạn như cần giải quyết được bao nhiêu hồ sơ trong tháng, trong một năm, có để xảy ra tình trạng trễ hẹn hay quá hạn không, nguyên nhân của việctrễ hẹn hay quá hạn…), kết hợp với kết quả đánh giá, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với cơng chức, viên chức tại đơn vị đó làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác, khách quan đối với cơng chức, viên chức. Việc đánh giá phải gắn chặt với khen thưởng và cả xử lý nghiêm nếu phát hiện có vi phạm, khơng x xoa, dĩ hịa vi q. Quá trình đánh giá cần kết hợp đa dạng các
phương pháp trong đánh giá nhân sự hành chính nhà nước như: phương pháp 360, phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định, phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm, phương pháp bình bầu
Thủ trưởng sở, ngành tăng cường chỉ đạo công chức, viên chức chủ động khuyến khích, hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia đánh giá, thể hiện mức độ hài lịng của mình khi thực hiện TTHC và thu thập ý kiến đánh giá theo quy định. Căn cứ vào ý kiến, thông báo, kết quả đánh giá của công dân do Trung tâm Phục vụ hành chính cơng cung cấp về cơng chức, viên chức của đơn vị mình và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để xếp loại thi đua-khen thưởng và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị theo quy định.
Bố trí máy móc, trang thiết bị phù hợp để triển khai thực hiện việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng, ví dụ như: hệ thống camera, hệ thống thiết bị phục vụ cho việc khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân. Hệ thống camera cần được bố trí ở các vị trí có thể bao quát tồn cảnh, thậm chí có thể theo dõi cận cảnh từng hoạt động của công chức, viên chức. Đồng thời bố trí màn hình trích xuất từ camera ở vị trí cơng khai, nhiều người có thể quan sát. Đây là một kênh thơng tin hiệu quả, góp phần cung cấp thơng tin chính xác cho việc đánh giá công chức, viên chức. Các thiết bị phục vụ cho việc khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng phải được đặt ở nơi dễ nhận thấy, đồng thời khuyến khích và hướng dẫn cụ thể để người dân tích cực tham gia đánh giá.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá công chức, viên chức như xây dựng phần mềm đánh giá thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ cơng trực tuyến của tỉnh; tích hợp biểu mẫu thu thập thơng tin đánh giá, tổng hợp kết quả đánh giá trên phần mềm đánh giá trực tuyến của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng phần mềm đánh giá có hiệu quả; đảm bảo thực hiện đánh giá việc giải quyết TTHC đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC chính xác, khách quan, minh bạch; truy xuất và sử dụng dữ liệu kịp thời để phục vụ cho việc đánh giá giải quyết TTHC đạt chất lượng cao; tổ chức kiểm tra việc thực hiện đánh giá tại các cơ quan, đơn vị theo định kỳ hoặc đột xuất.
tổ chức, doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá chi tiết về chất lượng cũng như thái độ phục vụ của các công chức. Thường xuyên
Các cơ quan truyền thơng, báo chí tỉnh tiến hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lồng ghép vào các chuyên mục, chuyên trang để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, tổ chức và xã hội về mục tiêu, ý nghĩa của việc tổ chức đánh giá giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp cung cấp thông tin phục vụ tổ chức đánh giá và công bố kịp thời kết quả đánh giá đến cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
3.2. Kiến nghị