Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 94)

chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng

Thủ tục hành chính quy định trình tự, cách thức thực hiện nội dung quản lý nhà nước, thủ tục đó dù có quy định tốt đến đâu nhưng vẫn là đảm bảo lý thuyết, điều quan trọng là những thủ tục đó thực hiện trên thực tế như thế nào. Từ thực trạng đã phân tích tại chương 2, những hạn chế vẫn cịn tồn tại nhiều. Những hạn chế đó được phát hiện kịp thời một phần là nhờ công tác kiếm tra, thanh tra, giám sát.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trị hết sức quan trọng, thơng qua đó sẽ phát hiện và thực hiện xử lý vi phạm đối với những trường hợp sai phạm, cố tình sách nhiễu nhân dân để chuộc lợi cho bản thân; nâng cao trách nhiệm, tính kỷ luật, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn và cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời phát hiện kịp thời những yếu tố tích cực, những tấm gương tốt để biểu dưỡng, nhân rộng hoặc những hạn chế, vướng mắc trong suốt quá trình giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và việc thực hiện TTHC của các công chức, viên chức tại Trung tâm và các Sở, ngành.

Để làm tốt công tác này cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan cấp trên, cơ quan chuyên môn đối với hoạt động thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Để việc thanh tra, kiểm tra được chú trọng, thực hiện thường xuyên, liê tục và xem như là cơng việc bắt buộc, cần có quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan này. Việc thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện bằng nhiều phương pháp, hạn chế các cuộc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra, thanh tra qua báo cáo, tăng cường kiểm tra đột xuất và thực tế xung quanh một số vấn đề như: kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu và cơng chức, viên chức trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, kiểm tra việc thực hiện quy định về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, việc thực hiện quy trình giải quyết và quy trình nội bộ trong giải quyết,việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ, những việc không được làm, quy tắc ứng xử, văn hố cơng sở của cơng chức, viên chức… qua đó kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh trong

thực tế, kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh và chấn chỉnh.

Đẩy mạnh việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động từ bên trong của Trung tâm thông qua hoạt động theo dõi, đôn đốc của lãnh đạo Trung tâm và hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Nội dung này nếu làm tốt sẽ phát hiện được rất nhiều vấn đề liên quan quá trình giải quyết TTHC tại Trung tâm như: những sai sót, vi phạm trong quá trình giải quyết TTHC; những vướng mắc trong công tác phối hợp để xác định được trách nhiệm trong quá trình phối hợp, sự phù hợp của quy trình giải quyết TTHC hay nội dung các TTHC; tác phong, lề lối, thái độ phục vụ của công chức, viên chức để kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý trực tiếp công chức, viên chức; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đảm bảo cho quá trình giải quyết TTHC tại trung tâm hay chưa để kịp thời bố trí… Đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm.

Cùng với thanh tra, kiểm tra thì giám sát cũng là một giải pháp quan trọng để kiểm sốt q trình giải quyết TTHC của cơng chức, viên chức. Trong các chủ thể thực hiện giám sát cần chú trọng đến việc giám sát của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là hình thức kiểm sốt từ bên ngồi nền hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Người dân là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động và cũng là đối tượng thụ hưởng của thủ tục hành chính nên người dân cũng cần phát huy vai trò giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền nói chung và hoạt động của thủ tục hành chính nói riêng để đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn, việc làm đó được coi là cần thiết và tất yếu.

Để phát huy vai trị giám sát của người dân, các cơ quan có thẩm quyền cần giúp người dân nâng cao nhận thức pháp luật và nắm được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện giám sát, đấu tranh với những hành vi vi phạm qua việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định của nhà nước thơng qua các hình thức như: xe loa lưu động, bản tin hàng tháng, niêm yết công khai tại trụ sở về quy trình, thủ tục, phí và lệ phí giải quyết các thủ tục hành chính, hệ thống loa phát thanh, các cuộc thi tìm hiểu về các quy định liên quan đến thủ tục hành chính, liên quan đến các lĩnh vực giải quyết TTHC của Trung tâm…. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức khảo sát, lấy ý kiến cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC tại Trung tâm thơng qua nhiều hình thức, bố trí các tiện ích phục vụ cho việc

lấy ý kiến ở nơi thuận tiện, đảm bảo dễ hiểu, dễ thao tác để người dân mạnh dạn thực hiện quyền giám sát của mình và có thể lấy được ý kiến của nhiều đối tượng.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng cần gắn liền với công tác thi đua, khen thưởng. Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính cần tiến hành đánh giá từ đó tiến hành khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có trách nhiệm, mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân. Nhưng ngược lại cũng cần thẳng thắn, nghiêm túc xem xét những lỗi vi phạm để khắc phục, rút kinh nghiệm, phê bình và thậm chí kỷ luật những cán bộ, cơng chức có những hành vi, biểu hiện tiêu cực trong cơng tác này nhằm đảm bảo tính răn đe, buộc mỗi cán bộ, cơng chức trong vị trí đó thấy rõ phần trách nhiệm của bản thân đối với công việc được giao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)