của một số địa phương
Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, diện tích tự nhiên của huyện Thường Xuân là: 111.323,79 ha, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ, từ năm 2009 đến nay huyện Thường Xuân được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế về tiềm năng và thế mạnh địa phương. Do đó, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện đã được quan tâm và có những chuyển biến tích cực. Những thành công của huyện cụ thể như sau:
- Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm huyện Thường Xuân đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND huyện bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn cụ thể để lập dự toán sát với các nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn. UBND huyện đã chỉ các cơ quan chuyên môn lập dự toán ngân sách dựa trên các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của Trung ương, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thanh Hoá quy định và nhu cầu thực tế sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của huyện trong năm kế hoạch và giai đoạn tiếp theo.
- Công tác chi ngân sách hàng năm huyện đã được chỉ đạo quyết liệt, đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ định mức, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Công tác quyết toán ngân sách của huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Báo cáo
quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp huyện, các xã thị trấn trong huyện được thực hiện theo quy định.
- Công tác kiểm tra, thanh tra được triển khai thường xuyên định kỳ trong các năm, qua các đợt kiểm tra, thanh tra thu chi ngân sách nhà nước, UBND huyện đã có các kết luận, văn bản hướng dẫn các đơn vị đề nghị điều chỉnh các nội dung đang còn thiếu về hồ sơ, sổ sách, thực hiện chưa đúng chế độ, chính sách để các đơn vị hoàn thiện hơn nữa trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước.
1.5.1.2 Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Thành phố Đồng Hới nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam: du lịch, thương mại và dịch vụ là kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Đồng Hới trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có nhiều cải tiến; công tác quản lý dần đi vào nề nếp. Để đạt được những thành công này, thành phố đã thực hiện các chính sách, khái quát như sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Trong quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.
- Quản lý chi ngân sách nhà nước có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
- Khi kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Chính quyền cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức, thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân và doanh nghiệp.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước và tham khảo những địa phương có sự tương đồng, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột, như sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Cần có sự cân nhắc lựa chọn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp để tránh đầu tư dàn trải. Các kế hoạch, quy định cần rõ ràng, có chiến lược, tránh chồng chéo nhau và giảm bớt sự thay đổi thường xuyên các chính sách để đảm bảo ổn định trong quản lý.
- Quản lý chi ngân sách nhà nước có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, xem xét giảm quy mô bộ máy chính quyền. Mở rộng việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành
chính nhà nước. Tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên.
- Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước, giải trình về sử dụng các nguồn chi tiêu ngân sách. Đảm bảo cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước để kịp thời theo dõi, đánh giá và cơ sở để lãnh đạo ra quyết định thích hợp theo từng hoàn cảnh.
- Công tác lập dự toán cần thực hiện đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng và phân bổ dự toán, đáp ứng được yêu cầu về tính dự báo. Bố trí vốn đầu tư đảm bảo trình tự, thủ tục quy định; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình phân bổ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các khoản chi ngân sách trong công tác chấp hành dự toán phải được thực hiện theo dự toán đã được UBND thành phố quyết định; đúng nguyên tắc, chế độ, định mức; đảm bảo thực hiện đúng các chủ trương tạo nguồn cải cách tiền lương và tiết kiệm chi ngân sách nhưng vẫn hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khi kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
-Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, chính quyền thành phố cần phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Việc bố trí cán bộ không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.
- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch..
Kinh nghiệm của các địa phương khác là tài liệu quý báu để tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, cần dựa vào hoàn cảnh thực tế của địa phương như điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, bộ máy chính quyền, định hướng phát triển theo từng thời kỳ để vận dụng kinh nghiệm một cách hợp lý.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương I Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước: khái niệm; đặc điểm; nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước thông qua các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước được phân tích cụ thể trên hai khía cạnh khách quan và chủ quan. Đồng thời, tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương chủ yếu là các thành phố trực thuộc tỉnh của nước ta nhằm rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào cách quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT