cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước
Theo các quy định trong Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và của hệ thống cơ quan xét xử, địa vị pháp lý của TAND chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, chắng hạn như các quy định pháp luật, việc tổ chức hệ thống các cấp chính quyền hay việc phân định địa giới hành chính ở mồi quốc gia, hay các nhóm quan hệ cơ bản như:
Một là: Mối quan hệ giữa TAND với cơ quan quyền lực, cơ quan hành
pháp.
Trên cơ sở nguyên tắc hiến định "Quyền lực Nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân”, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" và các nguyên tắc "Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam" [25], "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương"[25]. Tòa án nhân dân cấp cao là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là một cấp Tòa án nhưng đặc thù thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với nhiều bản án, quyết định của nhiều Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau, có phạm vi thẩm quyền khơng theo đơn vi hành chính. Để đảm bảo thống nhất quyền lực Nhà nước và cơ chế kiểm sốt quyền lực thì TANDCC chịu sự giam sát của cơ quan quyền lực và hành pháp như sau:
Căn cứ vào hình thức kiểm sốt, có thể chia cơ chế kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án hiện nay của nước ta thành hai nhóm: cơ chế tự kiểm sốt hoạt động tư pháp của Tịa án và cơ chế kiểm sốt từ phía bên ngồi Tịa án. Trong cơ
chế kiểm soát từ phía bên ngồi có thể phân chia thành hai nhóm: kiểm sốt bên ngồi mang tính quyền lực nhà nước và kiểm sốt bên ngồi khơng mang tính quyền lực nhà nước.
Cơ chế tự kiểm soát là việc TAND tối cao, dựa trên các quy định của pháp luật, kiểm soát hoạt động tổ chức, quản lý cán bộ, hoạt động xét xử của các cấp tòa án và xử lý kỷ luật trong hoạt động tư pháp.
Kiểm sốt bên ngồi mang tính quyền lực nhà nước có thể chia thành hai nhóm: kiểm sốt trực tiếp hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án (được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân); kiểm sốt gián tiếp, thơng qua hoạt động giám sát của cơ quan cơ dân cử và các thiết chế chính trị - xã hội khác.
Kiểm sốt bên ngồi khơng mang tính quyền lực nhà nước là tồn bộ hoạt động giám sát của truyền thông đại chúng, của tất cả các chủ thể pháp lý không mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động kiểm soát này được đảm bảo bằng pháp luật về báo chí, thơng tin và truyền thơng, pháp luật về khiếu nại, tố cáo…
Như vậy, hệ thống tòa án các cấp vừa thực hiện việc phối hợp với cơ quan dân cử, cơ quan thực hiện quyền hành pháp, đồng thời thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan khác thông qua công tác xét xử. Ngược lại các cơ quan khác kiểm sốt quyền tư pháp của Tịa án là toàn bộ các mối quan hệ ràng buộc để hệ thống Tòa án hoạt động theo đúng chuẩn mực mà pháp luật quy định, đảm bảo cho quyền tư pháp được thực hiện bởi cơ quan Tòa án đạt hiệu quả và hiệu lực cao.
Hai là: Mối quan hệ giữa Tòa án với Chủ tịch nước. Hiến pháp xác định
rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Trong mối quan hệ với Toà án, Chủ tịch nước có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động của Tồ án thơng qua báo cáo của chánh án TANDTC. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND Tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao,
thẩm phán tòa án các cấp
Ba là: Mối quan hệ giữa các cấp Tòa án
Với tư cách là một cấp Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám độc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao chịu sự giám sát của Tòa án nhân dân tối cao bằng công tác chuyên môn (giám đốc việc xét xử của TANDCC), Tòa án tối cao hướng dẫn công tác xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, lãnh đạo chỉ đạo, quyết định về cơ cấu, tổ chức cơng tác cán bộ của Tịa án nhân dân cấp cao. Trong mối quan hệ với TAND tỉnh, TAND huyện thì TAND cấp cao chủ yếu thực hiện xét xử phúc thẩm các bản án của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh. Như vậy, theo các quy định trong pháp luật hiện hành thì TAND cấp cao có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước cũng như trong hệ thống cơ quan xét xử của nước ta. Mơ hình tổ chức hoạt động, thẩm quyền của Tòa án cấp cao thể hiện rõ nét nguyên tắc độc lập theo thẩm quyền, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đảng lãnh đạo và đảm bảo sự giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của Tòa án cấp cao.
Bốn là: Quan hệ giữa Toà án với các cơ quan khác trong hệ thống cơ
quan tố tụng và thi hành án.
Thơng qua hoạt động xét xử tồ án sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không và đưa ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất của quyền tư pháp.
Mặc khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của Tồ án trong q trình giải quyết các loại vụ án. Chính quy định này đã có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tư pháp của Toà án trong hệ thống cơ quan tư pháp.
Như vậy, trong pháp luật nước ta, Tồ án có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước. Qua phân tích cho thấy rằng: sự phụ thuộc của Toà án vào hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là tương đối lớn. Tính chất trung tâm của Tồ án trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử. Chính những đặc điểm này về vị trí của Tồ án trong bộ máy Nhà nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của toà án, đặc biệt là u cầu có tính ngun tắc hiến định của hoạt động xét xử của Toà án phải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.