Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh

niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tới

- Mục tiêu tổng quát:

+ Tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho thanh niên có khả năng lao động; giúp cho thanh niên chưa có việc làm sớm có việc làm; thanh niên thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, hiệu quả thấp có thêm việc làm, việc làm ổn định, mang lại hiệu quả cao hơn hướng tới mục tiêu việc làm bền vững. Chuyển dịch cơ cấu lao động của thanh niên theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ.

+ Thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và phòng ngừa tai nạn lao động cho thanh niên.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Giai đoạn 2021 - 2025: giải quyết việc làm cho 110.000 thanh niên, trong đó xuất khẩu lao động trên 5.000 người;

+ Giảm tỷ lệ thanh niên làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản xuống còn 50% vào năm 2025;

+ Giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 2% vào cuối năm 2025.

+ Giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho 160.000 thanh niên (bình quân mỗi năm 32.000 người).

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 65% năm 2020 lên 71% năm 2025. + Trung bình mỗi năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện và chế biến gỗ.

+ Hỗ trợ thí điểm 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

+ Trung bình hàng năm hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: 100 thanh niên làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, 150 thanh niên làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 100 thanh niên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, 80 thanh niên làm công tác y tế và 100 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Đến năm 2025 có trên 300 hợp tác xã, 3.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 5.000 thanh niên nông thôn, làng nghề được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn - vệ sinh lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 79)