7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
Tỉnh Đắk Lắk có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các quốc lộ nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Nông và tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia). Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắ . Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk có cảng hàng không nối tiền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Hải Phòng, Phú Quốc, Cần Thơ. Hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không của tỉnh rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa với các vùng miền trong cả nước.
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đắk Lắk đã và đang hướng tới một giai đoạn phát triển mới: đến năm 2025 xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên; đến 2030, tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, theo hướng xanh sạch, hiện đại, bản sắc.
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2015 – 2020 tăng trưởng khá, dịch vụ tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 5,64%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,1%;
khu vực thương mại – dịch vụ tăng 11,96%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm tăng 3,77%1.
Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện của tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2021
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cụm công nghiệp và các công trình quan trọng như: Khu công nghiệp Hòa Phú với 54 dự án đã đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Trong đó, có 36 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Tại 08 cụm công nghiệp có 160 dự án đã đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư ban đầu 6.243 tỷ đồng, với tổng diện tích đất đăng ký 256,51 ha, đã cho doanh nghiệp thuê 229,96ha; tỷ lệ lấp đầy 08CCN đang hoạt động 76%.
Triển khai thực hiện các dự án điện gió, điện năng lượng trên địa bàn tỉnh như: Dự án điện gió (Dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên – giai đoạn 1, công suất 28,8 MW đã xây dựng xong 12/12 tuabin gió); Dự án điện mặt trời (Có 10 dự án với công suấ 960 MWp đã hoàn thành đưa vào vận hành phát điện
thương mại); Dự án điện mặt trời áp mái (Có 5.367 công trình điện mặt trời áp mái đã phát điện thương mại, với tổng công suất 648,9MWp).
Về hệ thống giáo dục của tỉnh phát triển tương đối hoàn chỉnh, từ mầm non, phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; hệ thống y tế được phát triển tốt, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng cao. Mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc phát triển nhanh và từng bước hiện đại hóa.
Giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá theo hướng ổn định và bền vững. Phấn đấu sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 11,65%/năm; Nông, lâm, thủy sản tăng 4,33%/năm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,45%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 12.500 tỷ đồng; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm 56%; tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề đạt 65%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 22,93%; giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động, xuất khẩu lao động trên 7.000 người; tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh giảm bình quân 1,5% - 2%/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2025 còn 2,3%.
b. Đặc điểm dân số
Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có mật độ dân số đứng đầu khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 10 trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố đô thị loại một trực thuộc tỉnh, 01 thị xã, 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn; trong đó có 04 xã biên giới, 38 xã đặc biệt khó khăn), với 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (trong đó có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số), với dân số 1.869.322 người, trong đó dân số nam là 942.578 người (chiếm 54,42%) và dân số nữ là 926.744 người (chiếm 49,58%), mật độ dân số là 143,71km2.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu, đến nay đã có 61/152 xã
(đạt 40,13%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 01 đơn vị cấp huyện đã được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. 100% quy hoạch chung đô thị được phê duyệt; quy hoạch 04 đô thị mới với tổng diện tích 2.021 ha; tỷ lệ phủ quy hoạch phân khu đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột đạt 91,80%; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 25%. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khu dân cư đô thị trên diện tích 890,34 ha. 100% các xã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn và đã ban hành Quy hoạch nông thôn.
Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Đắk Lắk năm 2020
ĐVT: Người
TT Đơn vị
Dân số trung bình sơ bộ năm 2020 Tổng số Thành thị Nông thôn Nam Nữ 1 TP Buôn Ma Thuột 380.755 248.697 132.058 189.652 191.103 2 Thị xã Buôn Hồ 99.244 55.024 44.220 50.108 49.136 3 Huyện Ea Hleo 138.093 20.013 118.080 70.324 67.769 4 Huyện Ea Súp 71.759 13.109 58.650 36.827 34.932 5 Huyện Buôn Đôn 64.913 - 64.913 32.891 32.022 6 Huyện Cư Mgar 178.840 31.832 147.008 90.243 88.597 7 Huyện Krông Búk 65.692 - 65.692 33.569 32.123 8 Huyện Krông Năng 127.544 12.894 114.650 64.937 62.607 9 Huyện Ea Kar 145.548 24.290 121.258 73.545 72.003 10 Huyện M’Đrắk 72.950 6.001 66.949 36.862 36.088 11 Huyên Krông Bông 92.859 6.841 86.018 46.987 45.872 12 Huyện Krông Pắc 195.542 17.942 177.600 98.788 96.754 13 Huyện Krông Ana 80.582 23.331 57.251 40.597 39.985 14 Huyện Lắk 70.862 6.505 64.357 35.360 35.502 15 Huyện Cư Kuin 101.754 - 101.754 51.529 50.225
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk