Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của bánh đà.
- Nhận dạng đúng loại bánh đà
- Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của bánh đà đúng phương pháp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn.
Nội dung của bài: Thời gian: 13 h (LT: 3; TH: 10 h)
1. Bánh đà 1.1. Nhiệm vụ
Trong động cơ đốt trong, bánh đà có công dụng chủ yếu sau: - Đảm bảo tốc độ quay đồng đều của trục khuỷu động cơ.
- Trong quá trình làm việc, bánh đà tích trữ năng lượng dư sinh ra trong quá trình sinh công để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt trong các hành trình tiêu hao công.
- Trong những động cơ có tỉ số nén cao, số xylanh ít và khởi động phương pháp quán tính, bánh đà tích trữ năng lượng khởi động động cơ.
- Trong một số động cơ cỡ nhỏ làm mát bằng gió, các cánh quạt gió được đúc liền ngay trên mặt bánh đà, lúc này bánh đà có tác dụng như một quạt gió. Trong các loại động cơ này, trên bánh đà thường gắn nam châm vĩnh cửu để tạo ra nguồn điện, do đó bánh đà có tác dụng như một stato quay của máy phát điện xoay chiều.
- Ngoài ra bánh đà còn là nơi để ghi lại các ký hiệu ĐCT.ĐCD, đánh lửa sớm. 1.2. Điều kiện làm việc.
Khi động cơ làm việc, bánh đà chịu tác dụng của mômen quay không đồng đều từ trục khuỷu động cơ, ngoài ra bánh đà còn chiụ lực quán tính rất lớn do trọng lượng bản thân lớn và chuyển động với tốc độ cao ( bằng với tốc độ động cơ)
1.3. Vật liệu chế tạo
Bánh đà của động cơ đốt trong tốc độ thấp và trung bình thường đúc bằng các loại gang xám. Bánh đà của động cơ tốc độ cao, ( n>4.500 v/ph) thường đúc hoặc dập bằng thép cacbon có thành phần
cacbon thấp.
1.4. Kết cấu của bánh đà
Kết cấu của bánh đà tùy thuộc vào kiểu của động cơ. Số xylanh càng nhiều thì bánh đà càng nhỏ. Bánh đà của động cơ dùng trên ôtô thường có kích thước nhỏ gọn hơn bánh đà của động cơ tĩnh tại và tàu thủy.
Kích thước cơ bản của bánh đà là đường kính ngoài của nó. Nếu đảm bảo cùng một mômen bánh đà như nhau thì bánh đà có đường kính
càng lớn sẽ càng nhẹ, càng ít vật liệu chế tạo. Tuy vậy đường kính ngoài của của bánh đà bị hạn chế bởi điều kiện bố trí chung của động cơ, nhất là các loại động cơ, dùng trên ôtô máy kéo. Đường kính ngoài của động cơ thường không vượt quá 350 ÷ 450 mm, đường kính ngoài của động cơ máy kéo thường không vượt quá 350 ÷ 650mm. Nếu muồn tăng mômen bánh đà, có thể tăng chiều dày hoặc tiết diện của vành đai bánh đà.
Dựa theo kết cấu, bánh đà được chia ra thành 3 loại: 1.4.1. Bánh đà dạng đĩa
Bánh đà có dạng như một đĩa tròn có chiều dày đồng đều, phần moayơ của bánh đà lắp ghép với mặt bích trên đuôi mặt khuỷu bằng bulông, số lượng bulông thường từ 6 ÷ 8 và có chốt định vị bánh đà hoặc các lỗ bulông bố trí không đối xứng để khi lắp không lắp sai vị trí làm việc
Trên bánh đà của các động cơ khởi động bằng động cơ điện còn có lắp vành răng để khởi động. Vành răng này cố định trên bánh đà bằng cách ép nóng có độ dôi nhỏ kết hợp với bulông.
Mặt ma sát của bánh đà là một trong những mặt làm việc của bộ ly hợp lắp trên bánh đà. Khi làm việc mặt ma sát trên bánh đà tiếp xúc với làm việc của tấm ma sát.
Loại bánh đà dạng đĩa có mômen bánh đà không lớn lắm nên chỉ thích hợp cho động cơ nhiều xylanh và động cơ tốc độ cao trên ô tô. Đối với các loại động cơ có ít xylanh và tốc độ thấp thường dùng bánh đà dạng vành.
1.4.2. Bánh đà dạng vành
Kết cấu này bảo đảm bánh đà có mômen bánh đà lớn mà trọng lượng bánh đà nhỏ, khối lượng của bánh đà chiếm khoảng 80 ÷ 90% khối lượng bánh đà, phần vành liên kết với phần ổ bánh đà bằng tấm mỏng hoặc bằng nan hoa có tiết diện hình ôvan hoặc chữ thập. Loại bánh đà này thường lắp ghép với trục khuỷu bằng mặt côn có then định vị.
Do bánh đà có kích thước lớn (trên 3m) nên chế tạo được dễ dàng, có khi người ta thường đúc bánh đà thành 2 nửa rồi dùng bulông lắp ghép lại với nhau. 1.4.3. Bánh đà dạng chậu
Kết cấu bánh đà dạng chậu chỉ khác bánh đà dạng đĩa ở chỗ nó có thêm bộ vành đúc liền với đĩa. Bánh đà của động cơ diesel máy kéo thường dùng kết cấu này, loại bánh đà này có sức bền và mômen bánh đà lớn do phần đĩa có mặt ma sát rất dày nên tuổi thọ khá lớn (hình b).
Ngoài các loại trên, ở các loại động cơ xe du lịch cao cấp hiện nay dùng bộ ly hợp thủy lực, bánh đà có kết cấu khá đặc biệt.