Bài 5: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON

Một phần của tài liệu Mo dun truc khuyu thanh truyen pptx (Trang 33 - 40)

THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này, học viên có khả năng:

- Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông

- Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận chuyển động của động cơ.

Nội dung của bài: Thời gian: 18 h (LT: 3; TH: 15 h)

1. Nhiệm vụ.

Nhiệm vụ chung của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là dùng để biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu

2. Cấu tạo chung: Bao gồm piston, vòng găng, chốt piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston

1) Xả dầu bôi trơn, tháo rời động cơ khỏi xe 2) Tháo bộ chế hòa khí

khỏi động cơ

3) Tháo cổ góp hút khỏi động cơ

4) Tháo cổ góp thoát khỏi động cơ

5) Tháo nắp máy khỏi động cơ chú ý tháo theo trình tự tránh cong vênh nắp máy

6) Kiểm tra bên trong thành xylanh có gờ phải loại bỏ

7) Tháo cacte ra khỏi động cơ chú ý tháo theo trình tự

8) Nếu thanh truyền và nắp không có dấu nhận biết thì hãy lần lượt đánh dấu

9) Tháo các bulông thanh truyền và nắp

10) Đẩy bộ piston thanh truyền lên trên và tháo ra khỏi xylanh

11) Lần lượt tháo các bộ phận khác, đặt chúng theo trình tự trên giá có đánh số tương ứng

12) Tháo vòng chặn và đẩy chốt piston ra ngoài

13) Tháo vòng găng ra khỏi piston, chú ý xắp xếp theo thứ tự 14) Quy trình lắp ngược quy trình tháo

15) Chú ý trong quá trình lắp các chi tiết được đánh dấu theo thứ tự không được lắp lẫn.

4. Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông 4.1. Tháo rời, nhận dạng các chi tiết:

Piston và thanh truyền được tháo ra khỏi khối xylanh theo bộ. Trước hết tháo nắp máy, kiểm tra các gờ vòng găng ở miệng xylanh, các gờ này đánh dấu giới hạn trên của hành trình vòng găng. Vòng găng làm mòn thành xylanh, để lại phần gờ phía trên không bị mòn. Có thể cảm giác được gờ này bằng cách dùng tay rà trên miệng xylanh, nếu muốn đẩy piston qua gờ này, vòng găng trên cùng có thể bị kẹt, bị gãy hoặc gãy rãnh lắp vòng găng. Khử bỏ gờ này bằng dụng cụ chuyên dùng, các lưỡi cắt trên dụng cụ cắt sẽ cắt bỏ phần gờ này khi quay dụng cụ đó, nhưng không được cắt sâu hơn gờ vòng găng hoặc lấn xuống vùng hành trình vòng găng trong xylanh.

Tháo bộ piston thanh truyền: Xả hết dầu bôi trơn, quay trục khuỷu sao cho

piston số 1 ở gần ĐCD. Nếu thanh truyền và nắp không có dấu hiệu nhận biết, hãy đánh số 1 lên thanh truyền và nắp thanh truyền đó để biết chúng thuộc về xylanh số 1. Các dấu sẽ bảo đảm lắp lại chính xác nếu chúng được sử dụng lại. hãy quay trục khuỷu để lần lượt đánh dấu các thanh truyền và nắp trên từng xylanh. Chú ý nếu đánh dấu thanh truyền bằng búa và đột dấu phải hết sức cẩn thận, việc gõ mạnh có thể làm biến dạng hoặc gãy nứt thanh truyền và nắp, ngoài ra điểm đánh dấu náy có thể sẽ là điểm bắt đầu để hình thành các vết nứt trong quá trình sử dụng sau này. Hãy tháo các bulông thanh truyền và nắp, trên một số động cơ lực quay khi tháo các bulông phải rất đều và theo từng bước. Hãy đặt ống lót dẫn hướng bulông hoặc ống cao su ngắn trên bulông thanh truyền để bảo vệ ren bulông và khuỷu trục khuỷu trong khi tháo. Hãy đẩy bộ piston thanh truyền lên trên và tháo ra khỏi xylanh, sau đó lần lượt tháo các bộ phận khác, đặt chúng theo thứ tự trên giá có đánh số tương ứng.

Tháo piston và thanh truyền: Một số thanh truyền được lắp vào piston với chốt lỏng, để tháo loại chốt này bạn hãy tháo các vòng chặn và đẩy chốt ra ngoài. Nếu chốt được lắp chặt hãy đặt bộ piston thanh truyền vào đồ gá chuyên dụng, sau đó dùng máy ép để đẩy chốt ra ngoài. Hãy rất cẩn thận khi làm việc với các piston, chúng là hợp kim nhôm mềm, rất dễ trầy xước, nứt, gãy.

Tháo trục khuỷu: Hãy xả hết dầu và tháo bình dấu, bơm dầu, và các đường dầu liên quan, tháo thanh truyền. Khi bộ piston và thanh truyền còn trong khối xylanh, hãy đẩy chúng lên trên nhưng không quá xa, nếu vòng găng piston lọt ra ngoài xylanh, thanh truyền đó không thể kéo trở lại được,

sau đó đầu xylanh phải được tháo ra, bộ ép vòng găng được sử dụng để ép vòng găng này khi lắp trở lại xylanh. Hãy tháo bánh răng trục khuỷu, đĩa răng xích hoặc đai truyền động. Khi tháo trục khuỷu khi động cơ còn trên xe, hãy tháo ly hợp và bánh đà hoặc đĩa truyền động hộp số tự động. Hãy đỡ trục khuỷu khi các nắp ổ trượt chính được tháo. Trục khuỷu rất nặng, có thể gây tai nạn hoặc bị hư hại nếu rơi.

4.2. Làm sạch các chi tiết

Các chi tiết tháo ở ôtô ra, mặt ngoài đều dính bẩn cần phải rửa sạch mới đảm bảo cho việc kiểm tra, phân loại và sửa chữa được thuận lợi. Căn cứ vào điều kiện sửa chữa có hai cách rửa dầu như sau

Rửa bằng dầu hôi hoặc dầu madút: Thiết bị dùng để rửa dầu rất đơn giản nhưng phải đề phòng hỏa hoạn. Để đảm

bảo chi tiết rửa sạch, tiết kiệm dầu và thao tác nhanh gọn, tốt nhất là dùng chậu rửa có lót tấm dát. Đổ dầu hỏa hay madút vào chậu, mặt dầu ngập tấm dát, đặt chi tiết lên và dùng bàn chải để cọ, cáu bẩn sẽ lọt qua tấm dát và lắng xuống đáy chậu. Do đó dầu được rửa sạch. Sau khi được rửa sạch, lau khô bằng vải sạch hoặc dùng không khí nén để thổi khô. Sau khi rửa hết nên đổ dầu trong chậu ra, lọc cẩn thận để lần sau còn dùng. Khi rửa tùy theo kích thước của chi tiết lớn hay nhỏ mà làm như sau: Cạo các chi tiết nhỏ trước, trong các chi tiết nhỏ lại phải rửa các chi tiết có độ bóng cao trước,… Không nên rửa lẫn các chi tiết với nhau để tránh va đập làm xước mặt chi tiết, rửa chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau, chi tiết sạch trước, chi tiết bẩn sau. Khi rửa các chi tiết nhỏ xong thì rửa các chi tiết vừa, lúc rửa cần phải rửa lần lượt từng cái để tránh va hỏng. Cuối cùng rửa các chi tiết lớn. Những chi tiết phi kim loại không được rửa trong dấu.

Rửa chi tiết bằng dung dịch

kiềm cũng có hiệu quả ngang với rửa bằng dầu madút, đồng thời lại rẻ và không xảy ra hỏa hoạn, nhưng vẫn phải đề phòng. Các loại dung dịch rửa đều giữ ở nhiệt độ 70 – 800C. Thời gian rửa chi tiết từ 10 – 15 phút, sau đó lấy ra và rửa sạch bằng nước nóng. Các loại dung dịch kiềm để rửa các chi tiết bằng gang và thép có tỷ lệ hàm lượng NaOH lớn không được dùng để rửa các chi tiết bằng nhôm.

Khử cáu bẩn: trong khi động cơ làm việc do dầu nhờn bị sục lên buồng cháy hoặc do nhiên liệu cháy không hết nên có muội than bám vào các chi tiết do đó ảnh hưởng tới sực tản nhiệt, giảm công suất động cơ, hao tốn nhiên liệu và rút ngắn tuổi thọ động cơ. Dùng nạy cạo sạch cáu thau, rồi rửa trong dầu hỏa và lấy bàn chải cọ sạch, sau đó dùng khí nén thổi khô hoặc dùng vải sạch lau khô. Khi khử cáu thau trong rãnh vòng găng thì dùng dụng cụ chuyên dùng. Khi khử cáu thau của loại động cơ dùng xăng chì, để tránh hít phải các cáu thau bị trúng độc, trước khi cạo phải nhúng chi tiết trong dầu hỏa hoặc dùng dầu hỏa quét ướt các chỗ cáu thau.

4.3. Lắp các chi tiết Quy trình:

 Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cần dùng, lau chùi sạch sẽ đặt ở vị trí thuận tiện  Chuẩn bị tốt những thứ cần dùng như dầu máy, mỡ, dầu hỏa, giẻ lau,…

 Rửa sạch tất cả các chi tiết, các bulông, sau khi rửa xong, phân loại chi tiết theo thứ tự để lắp trở lại, thông sạch các đường dầu trong trục khuỷu, thanh truyền và thân máy.

 Đặt trục khuỷu lên giá, theo ký hiệu lắp thanh truyền vào cổ trục, siết chặt bulông theo lực quy định, kiểm tra độ chặt của chúng xem có vừa phải và đều nhau không. Nếu không thì cạo chữa và điều chỉnh.

 Theo phương pháp lắp chốt piston để lắp cụm piston đồng thời kiểm tra độ chặt của nó, nếu thích hợp thì lắp vòng hãm chốt piston

 Lắp bánh đà vào trục khuỷu và vặn chặt bulông rồi hãm bằng chốt chẻ. Kỹ thuật lắp đặt bộ piston thanh truyền:

Nhúng từng piston vào dầu sạch, sau đó dùng thiết bị ép vòng găng piston để ép các vòng găng trượt vào xylanh. Hãy đặt các

ống dẫn hướng hoặc ống cao su vào các bulông thanh truyền để bảo vệ trục khuỷu trong khi lắp đặt bộ piston thanh truyền. Hãy kiểm tra để xác định các piston thanh truyền được lắp đặt theo đúng chiều. Một số piston có đánh dấu ở mặt đầu, cho biết piston có thể lệch và có thể có phần lõm dành cho các van, các phần lõm phải phù hợp với vị trí của van trong nắp máy. Nhiều piston có các dấu hoặc các vạch để biểu thị vị trí lắp đặt. Trong các động cơ chữ V sử dụng thanh truyền với các lỗ phun dầu, thanh truyền phải được lắp đặt sao cho các lỗ trong thanh truyền hướng về các xylanh đối diện.

Hãy quay trục khuỷu theo yêu cầu và lắp từng bộ piston thanh truyền vào xylanh tương ứng. Việc gõ đầu piston bằng búa gỗ sẽ giúp đưa piston vào xylanh. Sau khi ổ trượt thanh truyền tựa vào

trục khuỷu hãy tháo ống cao su hoặc trục dẫn hướng ra. Hãy kiểm tra nắp thanh truyền, chú ý dấu của nắp này phải thẳng hàng với dấu trên thanh truyền, sau đó lắp nắp vào thanh truyền, các chuôi trên hai nửa ổ trượt phải hướng về nhau. Hãy lắp các bulông hoặc các đai ốc và lắp thanh truyền vào trục khuỷu, sử dụng dụng cụ có đo góc siết thích hợp để siết chặt các bulông hoặc đai ốc theo yêu cầu.

Chú ý các nắp thanh truyền phải được lắp đúng với thanh truyền tương ứng. Nếu lắp sai, sự siết chặt các bulông có thể làm kẹt trục khuỷu, hoặc làm hư hại nắp thanh truyền. Các nhà sản xuất thường đề nghị lắp bộ thanh truyền và nắp mới cho động cơ được sửa chữa lớn.

Một phần của tài liệu Mo dun truc khuyu thanh truyen pptx (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w