7. Bố cục của đề tài
2.3. Hoạt động cách mạng ở địa đạo Phú An Phú Xuân trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975)
Trong kháng chiến, cầu Ông Nỡ và địa đạo Phú An - Phú Xuân có địa thế vô cùng hiểm trở, hai bên là hai sống đất cao với những lũy tre ken dày. Mọi ngã đường qua lại các thôn trong xã Đại Thắng hoặc lên xã Đại Thạnh đều phải qua quảng đường này. Chính địa thế ấy nên khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt, đổ quân ồ ạt xuống miền Nam Việt Nam, quân và xã Đại Thắng, vùng B Đại Lộc đã biến nơi đây thành “lũy thép thành đồng”, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân làm thất bại nhiều đợi càn quétcủa địch.
Để kiện toàn tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng xây dựng vùng giải phóng, Huyện Đại Lộc chỉ đạo chi bộ Lộc Quý tiến hành đại hội. Ngày 30 thánh 8 năm 1964, tại thôn Phú An, hơn 30 Đảng viên của Lộc Quý về dự đại hội đông đủ. Báo chính trị của cấp uỷ đánh giá khá chi tiết những mặt làm được, chưa làm được trong lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chủ quyền làm chủ, phát triển phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu, thực hiện các nghĩa vụ công dân, động viên thanh niên tòng quân nhập ngũ, rút ra những bài học quý về đấu tranh chính trị, binh địch vận và hiệu quả thiết thực của phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi giáp công”. Đại hội xác định được những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù. Đại hội bầu ba đồng chí cấp uỷ: Đồng chí Huỳnh Trâm - Bí thư kiêm Chủ tịch, đồng chí Mai Xuân Sanh - Phó Bí thư kiêm Chính trị viên và Xã đội trưởng, đồng chí Lê Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng công an [39].
Song nhiệm vụ có tính cấp thiết nhất trong giai đoạn này là việc phát triển, tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng du kích xã, thôn, xây dựng làng xã chiến đấu. Uỷ ban cách mạng lâm thời xã Lộc Quý động viên nhân dân toàn xã đóng góp, nguyên vật liệu, phá hàng rào “Ấp chiến lược” của địch để lấy vật liệu rào làng chiến đấu. Trong thời gian ngắn làng chiến đấu ở Lộc Quý hoàn thành có chiều dài 2500m, chạy dọc sông Thu Bồn từ Xuân Nam đến Quảng Đại. Những vật cản như kẽm gai, hàng vạn cây chông tre, hàng trăm cây tre, cọc sắt được bố trí bên ngoài ở những vùng trọng yếu.
Vào những ngày tháng của năm 1965, quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của nhân dân và các lực lượng vũ trang hai miền Nam Bắc dấy lên mạnh mẽ. Chiến thắng Núi Thành 26 tháng 5 năm 1965, Vạn Tường ngày 19 tháng 8 năm 1965, quân và dân ta đã hạ đo ván quân xâm lược Mỹ ngay từ những trận đánh đầu tiên, ý chí, quyết tâm, tinh thần yêu tự do độc lập của dân tộc ta bước đầu đã đè bẹp được sức mạnh của quân lực Hoa Kỳ, chiến thắng vang dội ấy đã làm nức lòng nhân dân xã Lộc Quý. Chiến tranh du kích phát triển rộng khắp và vô cùng phong phú trên các chiến trường giam hãm quân xâm lược Mỹ trong một thế trận thiên la địa võng, tiêu hao, tiêu diệt chúng ở mọi nơi, trong mọi địa hình, thời tiết. Những kinh nghiệm quý báu đó đã được cán bộ, nhân dân, du kích xã Lộc Quý vận dụng sáng tạo ở địa phương mình. Trong khi giặc Mỹ chưa tràn đến, tranh thủ thời gian hòa bình bà con vừa lao động sản xuất , vừa rào làng chiến đấu, củng cố, đào thêm địa đạo, xây dựng hầm trú ẩn [1, tr. 117-117]. Xã đội, du kích xã tập trung vào
huấn luyện, nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật, tích cực thu nhặt bom, pháo lép của Mỹ - Việt Nam cộng hoà cải tiến bom mìn, bố phòng những nơi quan trọng, sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi ngay từ trận đầu. Và chính trong thời gian này, địa đạo Phú An - Phú Xuân bắt đầu được xây dựng.
Trong quá trình xây dựng địa đạo, địch không ngừng đánh phá vào xã Lộc Quý. Với cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất và lần thứ hai, địch đã ra quân càn quét đánh phá trên bình diện rộng. Máy bay B52 rải thảm, máy bay phản lực thường xuyên ném bom ở nơi nào chúng nghi có lực lượng chủ lực của ta trú quân.
Đến tháng 4 năm 1967, địa đạo Phú An - Phú Xuân chính thức được hoàn thành, cùng với thời gian này cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ trên chiến trường miền Nam với chiến lược “tìm diệt” và “bình định” hoàn toàn bị đánh bại. Trước sức tiến công mãnh liệt của quân và dân ta trên chiến trường, Mỹ - Việt Nam cộng hoà lui dần về phòng ngự quanh các căn cứ của chúng. Tuy vậy, chúng vẫn cố bám mục tiêu chiến lược “bình định”, nhằm tạo bàn đạp cho cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ ba. Dựa vào sức mạnh không quân, pháo binh, xe tăng quân Mỹ vẫn duy trì cường độ đánh phá càn quét ác liệt lên vùng giải phóng của ta, tập trung vào các xã vùng B Đại Lộc và Lộc Quý. Nơi các cơ quan đầu não của Tỉnh ủy Quảng Đà - Huyện ủy Đại Lộc đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở đồng bằng bên trong địa đạo Phú An - Phú Xuân [1, tr. 124-126].
Ngày 22 tháng 06 năm 1967, Trung đoàn 51 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ quân mở đợt càn quét với quy mô lớn các xã vùng B Đại Lộc. Trong các gian hầm lớn là nơi làm việc của Đặc khu uỷ Quảng Đà và Huyện uỷ Đại Lộc tại địa đạo Phú An - Phú Xuân, các cán bộ đã nhận định quân Mỹ sẽ triển khai lực lượng hành quân từ xã Đại Cường qua xã Đại Thắng được yểm trợ bằng pháo từ biển Cửa Đại bắn vào. Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn R20, tỉnh đội Quảng Đà - Huỳnh Đức Công, người con anh hùng của Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng đã trực tiếp lên phương án và chỉ huy trận phục kích địch. Đúng như nhận định, rạng sáng ngày 14 tháng 07 năm 1967, lính Mỹ ồ ạt tràn qua cầu Ông Nở. Đợi cho lực lượng của chúng có 2/3 quân số qua cầu, ta phát lệnh tấn công. Bị đánh phủ đầu bất ngờ, quân địch rơi vào thế bị động, do đó số quân Mỹ đã tiến qua cầu bị tiêu diệt hoàn toàn, những tên lính Mỹ đang còn ở phía bên kia cầu chạy tán loạn trở lại thôn Phú Bình, sau đó co cụm về Vĩnh Điện, Điện Bàn để cũng cố lực lượng [39].
Nhờ những nhận định và phương án chính xác, kịp thời của Đặc khu uỷ Quảng Đà và Huyện uỷ Đại Lộc đã giúp quân ta chủ động tấn công địch, tránh khỏi những trận càn quét khốc liệt và đầy tổn thất mà dịch gây ra và có thể nói, địa đạo Phú An - Phú Xuân đã có vai trò rất lớn trong hoạt động che giấu cán bộ phục vụ chiến đấu. Bị thua đau, Mỹ tăng cường đánh phá càng ác liệt hơn. Bất kể sáng, trưa, mưa, nắng, bom đạn của địch trút xuống càng dày đặc, vườn tược, ruộng đồng của Đại Thắng mờ mịt lửa đạn, làng mạc, xóm thôn tiêu điều, xơ xác, cái chết luôn lơ lửng trên đầu những người dân trụ bám nơi đây. Càng mất mát, đau thương, quân và dân xã Đại Thắng càng nung nấu ý chí căm hờn, kiên quyết không chịu khuất phục trước họng súng dã man của kẻ thù, tiếp tục lập nhiều chiến công hiển hách.
Ngày 02 tháng 11 năm 1967, Tiểu đoàn 3 của Mỹ lại mở đợi càn quét về các xã vùng B Đại Lộc. Du kích xã Đại Thắng cùng với Huyện đội và Đại đội 1, Tiểu đoàn R20 từ địa đạo Phú An - Phú Xuân đã chia nhiều cánh quân phục kích các khu vực gần cầu Ông Nở. Mùa mưa, nước cánh đồng thôn Long An, Phú Bình trắng xóa càng làm cho việc di chuyển quân thêm khó khăn. Nhiều bộ đội, du kích phải núp mình trong những đám lau, sậy um tùm, ngâm người trong nước lạnh suốt ngày, mặc cho bầy đỉa đói bu bám, hút máu lở loét vẫn không rời vị trí chiến đấu. Khi bọn địch tiến đến cầu Ông Nở, quân ta từ mặt nước trồi lên, từ các lùm cây ven đường xông ra như những chiến thần, nổ súng. Cuộc chiến đấu diễn ra dai dẳng gần 6 ngày đêm. Bầu trời xã Đại Thắng như bị xé toạc ra từng mảnh bởi tiếng pháo chi viện của quân địch, tiếng gầm rú của máy bay lên thẳng phóng từng tràng rốc-két [39]. Với sự hùng mạnh về lực lượng và vũ khí hiện đại tối tân của địch khiến ta không thể nào tránh khỏi việc thiệt hại về vật chất và con người. Có rất nhiều chiến sĩ du kích hy sinh, số lượng du kích và người dân bị thương cũng không nhỏ, những chiến sĩ hy sinh được người dân gánh sang sông Thu Bồn để chôn cất, còn những thương binh được đưa vào địa đạo Phú An - Phú Xuân để trú ẩn và chữa trị tại giam hầm lớn được xây dựng để phục vụ y tế [40]. Một lần nữa cánh đồng Long An, Phú Bình bị xới tung. Bị tổn thất không nhỏ, quân Mỹ phải rút lui. Trận đánh này, ta loại khỏi vòng chiến đấu 1 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ, phải hủy 6 xe thiết giáp, bắn rơi 1 máy bay trực thăng HU1A, thu giữ nhiều vũ khí quân dụng của địch…[1, tr.132].
Để tránh bớt tình trạng bị địch đánh phá chia cắt địa bàn, tạo thuận lợi cho cấp ủy, địa phương trụ bám lãnh đạo chống càn quét, xúc tác, cuối năm 1967, Huyện ủy Đại Lộc quyết định chia Lộc Quý thành 2 xã Lộc Xuân và Lộc Thuận.
Đến năm 1968, sau khi quân ta chiến thắng Cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân, ta cơ bản đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ném bom hạn chế đối với miền Bắc và chịu ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris. Bị thua đau nên chúng phản ứng quyết liệt. Mục tiêu chủ yếu của chúng là giành lại quyền chủ động chiến trường, tiến tới từng bước đánh bại lực lượng vũ trang cách mạng. Ở Đại Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 1968, 1000 quân Mỹ - Việt Nam cộng hoà có xe tăng, pháo binh, máy bay yểm trợ đắc lực mở cuộc càn vào vùng B. Chúng tập trung lực lượng bộ binh, pháo các loại bao vây thôn Xuân Đông nhằm tiêu diệt trung đội du kích của ta [1, tr. 139]. Lúc này bộ đội du kích của ta đang đứng chân tại Lộc Xuân, ban ngày ẩn nấp dưới địa đạo Phú An - Phú Xuân, ban đêm ra ngoài hoạt động cách mạng. Với tinh thần tích cực tiến công, chủ động đánh địch, dựa vào hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn của làng chiến đấu liên hoàn, địa đạo vững chắc và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, che chở, du kích Lộc Xuân quần nhau với địch suốt ngày. Mặc dù địch đông hơn ta gấp nhiều lần, nhưng với tinh thần dũng cảm, mưu trí, sử dụng những hình thức chiến thuật linh hoạt, sáng tạo, phát huy hết hiệu quả các loại vũ khí hiện có. Anh em du kích Lộc Xuân chặn đánh quân địch ở khắp nơi [1, tr.140].
Bom pháo, chất độc hóa học của Mỹ không thể hủy diệt hết màu xanh, san bằng được tất cả địa hình. Vì vậy, giữa năm 1968, đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu, thủ đoạn đánh phá mới. Dùng lực lượng bộ binh càn quét, kết hợp dùng xe cày ủi phá hào giao thông, công sự, hầm trú ẩn, hầm bí mật ở những khu vực chúng cho là trọng điểm, tạo ra địa hình trống trải, các lực lượng du kích, bộ đội ta không còn chỗ dựa để trụ bám hoạt động, chiến đấu. Mất bàn đạp buộc ta phải bật ra xa, tạo khoảng cách an toàn cho các căn cứ của chúng, hỗ trợ quân lực và chính quyền Việt Nam cộng hoà bình định nông thôn ở những vùng chúng tạm kiểm soát. Lúc này, các miệng hầm thông với địa đạo người dân 2 thôn Phú An và Phú Xuân nguỵ trang cẩn thận nên không bị địch phát hiện [38].
Cho đến khi chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ hoàn toàn bị phá sản trên chiến trường miền Nam, có thể nói cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Lộc Xuân,
Lộc Thuận đã vượt qua rất nhiều thử thách. Mọi người dân trụ bám thực sự như một chiến sĩ kiên cường, san sẻ những khó khăn, gian khổ với các lực lượng vũ trang. Hợp pháp đấu tranh với địch, chống xúc tác dồn dân với phương châm “Một tấc không đi, một ly không rời” để nuôi giấu, che chở cán bộ, bộ đội, du kích, thương binh, đào hầm bí mật, đào giao thông hào, rào làng chiến đấu Nhân dân đã vượt lên bom đạn tích cực làm thủy lợi, tăng gia sản xuất, góp phần bảo đảm lương thực, thực phẩm cho bộ đội, du kích ăn no, đánh giỏi. Và địa đạo Phú An - Phú Xuân là một minh chứng cho thấy sức mạnh nhân dân cực kỳ quan trọng trong kháng chiến [1, tr. 142-143].
Sau năm 1968, Đặc Khu ỷ Quảng Đà quyết định chọn nơi đứng chân mới thay cho địa đạo Phú An - Phú Xuân. Trong thời gian này, sau khi thất bại trong “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Trên chiến trường Đại Lộc, trọng điểm là vùng B, trong đó có Lộc Xuân, Lộc Thuận tiếp tục trở thành vùng đánh phá ác liệt nhất của Mỹ [1, tr. 146]. Địa bàn Lộc Xuân, Lộc Thuận đến đây mới thực sự bị quân Mỹ khống chế bằng chốt điểm và lực lượng bộ binh. Kết hợp với bộ binh là máy bay các loại liên tục quần đảo, nhòm ngó, chỉ điểm, bắn phá những nơi bộ binh địch không dám bén mảng đến. Vùng B Đại Lộc và cụ thể là địa bàn Lộc Thuận, Lộc Quý lúc bấy giờ là chiến sự ác liệt, căng thẳng, quân đội Mỹ mỗi lần thực hiện các cuộc càn quét qua đây luôn đi theo những đoàn quân lớn và không ở lại lâu, thường không quá 10 ngày [40]. Pháo tầm ха, tầm gần, các loại hỏa lực đi cùng như ĐKZ, súng cối bắn cầm canh liên tục theo tuyến hành lang Phú Long - Giảng Hòa - Gò Cây Cao - Xuân Nam. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh trở nên khốc liệt nhất trong quá trình chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lộc Xuân - Lộc Thuận. Một vùng quê trù phú trở thành vùng trắng không dân cư, không cây cối, 3000 nóc nhà bị thiêu cháy, 5000 người dân bị xúc tác xuống các khu dồn Ái Nghĩa - Đức Dục. Vào năm 1969 là năm quân Mỹ tiến hành chiến tranh ác liệt nhất với người dân xã Đại Thắng, bom đạn trút xuống cả ngày lẫn đêm, chính vì thế địa đạo Phú An - Phú Xuân cũng bị phá huỷ, hư hỏng nặng trong thời gian này.[38]
Từ sau năm 1969, quân đội Mỹ chuyển dần lực lượng xuống miền Nam, Việt Nam nên từ đó tình hình ở xã yên ổn hơn. Địa đạo bấy giờ vẫn là nơi trú chân của du kích xã. Tuy nhiên đã hư hỏng nặng, bị bom vùi lấp nhiều đoạn. [38]. Kể từ khi địa đạo được xây dựng hoàn thành, nơi đây đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động cách mạng dân tộc.