7. Bố cục của đề tài
3.2. xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị của địa đạo
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giátrị và vai tròcủa Địa đạo Phú An - Phú Xuân
trong đời sống văn hóa cộng đồng Trước hết cần nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp hữu quan về giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng làm nên sự khác biệt của địa đạo này với các di tích lịch sử cách mạng khác trên phạm vi cả nước cũng như trên thế giới. Nó phản ánh sự sáng tạo độc đáo của nhân dân trong cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh dựa vào lòng dân và chiến tranh trong lòng đất. Càng lùi về sau, chúng ta càng nhận diện rõ ràng và sâu sắc hơn về các giá trị, vai trò và chức năng của địa đạo này trong đời sống cộng đồng, kể cả cộng đồng trong nước và quốc tế. Để nâng cao nhận thức của xã hội về giá trị, vai trò và chức năng đặc biệt của địa đạo, các cơ quan quản lý cần đầu tư làm sâu sắc hơn vai trò, vị trí, giá trị đặc biệt độc đáo này trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đồng thời, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình, internet và mạng xã hội để tuyên truyền lan toả các giá trị của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong đời sống cộng đồng. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao gắn liền với các dịp kỷ niệm lịch sử, các ngày lễ lớn của đất nước tại địa đạo Phú An - Phú Xuân. Trên cơ sở đó để đẩy mạnh quảng bá, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ công dân Việt Nam, củng cố và nâng cao ý thức tự hào dân tộc, sẵn sàng noi gương các tấm gương của quân và dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Ban Quản lý Địa đạo Phú An – Phú Xuân cần biên soạn, xây dựng các chương trình truyền thông thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương, Đài Truyền hình Quảng Nam, các trang thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài nhằm cung cấp cho đồng bào Việt Nam tại nước ngoài và bạn bè quốc tế về địa đạo, quảng bá về hình ảnh con người và văn hóa của vùng quê Đại Thắng.
Thứ hai,đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, sưu tầm, hoàn thiện tư liệu lịch sử và hiện vật nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Địa đạo Phú An - Phú Xuân. Hiện nay, mặc dù số tài liệu, hiện vật được lưu giữ để trở thành chứng tích lịch sử và ký ức về chiến tranh nhân dân của quân và dân xã Đại Thắng đã được sưu tầm, phục dựng khá công phu nhưng so với thực tiễn lịch sử khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, số hiện vật và các chứng cứ lịch sử ở đây vẫn còn phải bổ sung nhiều. Bên cạnh các hiện cần xây dựng những bộ phim tư liệu về các trận đánh lịch sử ở cả hai phía đã tham gia cuộc chiến ở đây, ghi chép các câu chuyện về những trận đánh nổi tiếng, những tấm
gương chiến đấu và hy sinh oanh liệt của các anh hùng, liệt sĩ, các sự kiện phản ánh sinh hoạt đời thường giàu tinh thần lạc quan cách mạng của quân và dân. Đến với Địa đạo Phú An – Phú Xuân, khách tham quan không chỉ tìm hiểu về quá khứ hào hùng mà họ còn muốn biết về những gì diễn ra sau giải phóng đối với vùng đất anh hùng này. Vì vậy, ở đây rất cần có những bộ phim tài liệu ghi lại quá trình đổi mới đầy sáng tạo, thông minh dũng cảm của quân và dân tại đây, khẳng định truyền thống anh hùng trong xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh với những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa tiêu biểu. Xây dựng hình ảnh chất lượng để quảng bá địa đạo đến với mọi người, trong nước và quốc tế
Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào trong công tác quản lý, phục dựng, tu bổ, chỉnh trang các hiện vật tại địa đạo Phú An - Phú Xuân vẫn còn hạn chế. Việc trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về vấn đề bảo tồn và phát huy vai trò, giá trị của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong đời sống cộng đồng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Ban Quản lý địa đạo cần xây dựng chương trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong hoạt động của địa đạo. Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả của địa đạo, phản ánh sức sáng tạo không ngừng của cán bộ, viên chức và người lao động tại địa đạo lịch sử đặc biệt này.
Cuối cùng, phát huy vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn vàphát huy giátrị địa đạo Phú An - Phú Xuân được hình thành từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng và xây dựng nên trong chống Mỹ xâm lược. Địa đạo Phú An - Phú Xuân phát triển sẽ tạo điều kiện về công ăn, việc làm, phát triển văn hóa sinh kế của người dân xung quanh khu vực địa đạo. Hàng loạt các dịch vụ sẽ mọc lên xung quanh địa đạo như nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng lưu niệm, các quán cà phê, giải khát v.v... phục vụ du khách, sẽ gia tăng tỷ lệ thuận theo sức hút của địa đạo. Do đó, việc tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò của cộng đồng cư dân địa phương của xã Đại Thắng tham gia vào bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một yêu cầu tất yếu đặt ra hiện nay. Mặt khác, Ban Quản lý địa đạo Phú An - Phú Xuân cũng cần chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng cư dân xã, tạo điều kiện để tiếp nhận nguồn nhân lực từ con em trong xã, có chính sách giúp đỡ đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần ổn định đời sống cho họ.
KẾT LUẬN
Địa đạo Phú An - Phú Xuân mang một tầm vóc chiến lược: là một trong những căn cứ tiền phương của Đặc khu ủy Quảng Đà. Nơi đây liên tiếp tiếp nhận các nguồn cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn bổ sung cho chiến trường; nơi làm việc và hội họp của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy khu V, của Mặt trận 44 từ những năm 1965 đến năm 1972. Đây còn là nơi trú chân an toàn của các đồng chí: Võ Chí Công - nguyên Bí thư Khu ủy khu V, Đại tướng Chu Huy Mân - nguyên Phó Bí thư- Tư lệnh Quân khu V, Đại tướng Đoàn Khuê - nguyên Phó Chính ủy khu V, Trung tướng Nguyễn Chánh - Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương - nguyên Thường vụ Đặc khu ủy - Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Mặt trận 44 cùng nhiều vị lãnh đạo, tướng lĩnh khác đã từng chiến đấu, công tác tại chiến trường Quảng Đà cũng có mặt trên mảnh đất Phú An. Đồng chí Phạm Đức Nam nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng, Chủ tịch Hội đồng tiền phương tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ có nhận xét: Địa đạo Phú An
- Phú Xuân là “công lao đóng góp to lớn của nhân dân Đại Thắng đối với sự nghiệp cả tỉnh. Bây giờ nhớ lại còn cảm kích biết ơn đồng bào, du kích, Đảng bộ, những người còn sống, những người ngã xuống với mảnh đất Anh hùng này”.
Địa đạo Phú An - Phú Xuân còn là nơi bám trụ đánh địch của du kích, cán bộ xã, thôn; là nơi đặt sở chỉ huy tiền phương trong các trận bộ đội ta tấn công quân thù ở các căn cứ An Hoà, Đức Dục. Với tầm vóc công trình và những chiến tích để lại, Địa đạo Phú An - Phú Xuân mãi mãi tồn tại như một chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân Đại Lộc.
Đất nước đã bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển. Việc tôn tạo những di tích lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến những chiến công, sự hy sinh của cha anh cũng là điều cần thiết. Nhớ đến quá khứ, ta càng làm đẹp hơn cho cuộc sống hôm nay.
Di tích địa đạo Phú An - Phú Xuân là một Bảo tàng lịch sử cách mạng lưu lại những chiến thắng vĩ đại đầy khó khăn, gian khổ của quân và dân xã Đại Thắng nói riêng, của đồng bào cả nước kiên trung, bất khuất trong cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung. Nơi đây là một kỳ quan đánh giặc dưới lòng đất trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc, là biểu tượng rực rỡ
và sinh động của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về “Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1975)” chính là tìm về cội nguồn lịch sử, phát hiện ra các giá trị được lưu giữ nơi đây, nhận diện vai trò của nó đối với đời sống văn hóa cộng đồng xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để nâng cao vị thế và tầm vóc của địa đạo này trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Đây là lần đầu tiên, việc nghiên cứu Địa đạo Phú An - Phú Xuân trong đời sống hiện nay được nghiên cứu công phu, có hệ thống và tương đối toàn diện để nhận diện rõ ràng và sâu sắc hơn giá trị và vai trò của Địa đạo Phú An - Phú Xuân trong đời sống hiện nay. Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn đã góp phần nâng cao giá trị khoa học của các nhận định trong khoá luận.
Kết quả nghiên cứu của khoá luận đã góp phần nhận diện rõ các giá trị trong địa đạo. Nó vừa có điểm tương đồng với các di tích lịch sử cách mạng khác trên mọi miền Tổ quốc nhưng có những điểm độc đáo, riêng biệt. Đó chính là sự thể hiện truyền thống yêu nước và cách mạng, sức sống mãnh liệt, sức sáng tạo vĩ đại, đức hy sinh dũng cảm và tinh thần tiến công cách mạng liên tục của quân và dân xã Đại Thắng trong cuộc đối đầu lịch sử không cân sức và hết sức khốc liệt có một không hai trên vùng địa. Những giá trị này là tài sản vô giá ngày càng được các chủ thể quản lý và cộng đồng xã hội nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn để từng bước khai thác và phát huy nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đến nay, Đảng ta đã nhấn mạnh "Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hoà giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch" [16, tr. 54].Địa đạoPhú An - Phú Xuân là di tíchcấp quốcgiađặc biệtcógiá trị và vai trò rất quan trọng không những của riêng xã Đại Thắng mà của cả nước. Việc tập trung phát hiện các vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo động lực mới để địa đạo Phú An - Phú Xuân phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra hiện nay là hết sức cấp thiết. Việc áp dụng các giải
pháp được nêu trong khoá luận sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh việc phát huy giá trị, vai trò của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong đời sống hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu thành văn
1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Thắng (2002), Lịch sử Đảng bộxãĐại Thắng (1930-1975), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
2. Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Thắng (2013), Lịch sử Đảng bộxãĐại Thắng (1975-2010), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Lộc (1997), Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
4. Bộ Quốc phòng Trung tâm từ điển bách khoa quân sự (2004), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Tỉnh ủy Quảng Nam (2012), Đồng chí Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam- Đà Nẵng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Tổng tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân tại địa phương - Chuyên đề: Xây dựng và bảo vệ hệ thống căn cứ địa phương trên chiến trường Khu 5 trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954- 1975), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
7. Võ Chí Công (2001), Trên những chặng đường cách mạng (hồi ký), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Minh Châu (2020), Điều ít biết về địa đạo thời chiến, trên trang
https://zingnews.vn/dieu-it-biet-ve-dia-dao-thoi-chien-post1073967.html (truy cập ngày 11/12/2020).
9. Lê Minh Chiến (2018), Hội thảo góp ý Đề cương Đề tài Khoa học Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam (1930-1975), trên trang
http://quangnam.dcs.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=45&NID=3960&hoi- thao-gop-y-de-cuong-de-tai-khoa-hoc-can-cu-va-noi-dung-chan-cua-tinh-uy- quang-nam-193-1975 (truy cập ngày 06/01/2020).
10. Nguyễn Cường, Hoạt động của tiểu đoàn 2 (V25) bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà trên chiến trường Hội An, trên trang https://hoianmuseum.com/hoat-dong-cua- tieu-doan-2-v25-bo-doi-dia-phuong-tinh-quang-da-tren-chien-truong-hoi-an.html (truy cập ngày 23/12/2020).
https://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=4979 (truy cập ngày 16/09/2020).
12. Thuỳ Dung (2011), Địa đạo Kỳ Anh, trên trang
https://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=4882 (truy cập ngày 20/12/2020).
13. Lê Năng Đông (2019), Đề tài “Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam giai đoạn 1930 - 1975” được xếp loại xuất sắc,
http://quangnam.dcs.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=45&NID=5543&de-tai- can-cu-va-noi-dung-chan-cua-tinh-uy-quang-nam-giai-doan-193--1975-duoc-xep- loai-xuat-sac, (truy cập ngày 09/10/2020).
14.Lê Năng Đông (2020), Căn cứ của lòng dân, trên trang
https://baodanang.vn/channel/5433/202003/can-cu-cua-long-dan-3281852/ (truy cập ngày 22/11/2020).
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấphành Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng (2019), Đến với Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, trên trang https://nhandan.com.vn/photo-duc-tai-va-ve-dep-viet-nam/den-voi-khu-di- tich-lich-su-dia-dao-cu-chi-357212/ (truy cập ngày 28/12/2020).
17. Thạch Hà (2012), Trở lại địa đạo Phú An - Phú Xuân, trên trang
http://cadn.com.vn/news/64_8078_tro-lai-dia-dao-phu-an-phu-xuan.aspx (truy cập
ngày 18/9/2020).
18. Việt Hà (2011), Kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011): Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên tranghttp://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Ky-niem-36-nam-Ngay- giai-phong-hoan-toan-mien-Nam-thong-nhat-dat-nuoc-30419753042011-Y-nghia- lich-su-cua-cuoc-khang-chien-chong-My-cuu-nuoc/78004.vgp (truy cập ngày 6/1/2021).
19. Nam Hoàng (2011), Chiếntranh nhân dân, trên trang
https://anhbalap.wordpress.com/2011/06/03/chi%e1%ba%bfn-tranh-nhan-dan/ (truy cập ngày 21/8/2020).
20.Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, NXB Văn