7. Bố cục của đề tài
2.4. Vai trò của địa đạo Phú An Phú Xuân trong kháng chiến chống Mỹ (1965-
(1965-1975)
*Địa đạo Phú An - Phú Xuân - Nơi đứng chân của Đặc khu uỷ Quảng Đà và Huyện uỷ Đại Lộc
Địa đạo Phú An - Phú Xuân được thi công giữa lúc giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ”. Kẻ thù xúc tác dân vào khu dồn, hòng cô lập, chia cách quân và dân ta.
Với chiều dài 2.620 mét, nối liền hai thôn Phú An, Phú Xuân thuộc xã Đại Thắng, nằm ngay nách đồn bốt Mỹ nhưng lại được 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia bao bọc ba phía, vừa có những lũy tre làng che chở. Dưới sự chỉ đạo của Đặc khu ủy Quảng Đà và quyết tâm của quân dân vùng B Đại Lộc, hằng đêm, những bà mẹ, người cha, các cháu thiếu nhi, những chiến sĩ du kích... luôn phiên nhau vừa canh chừng máy bay, trọng pháo của kẻ thù, vừa len lỏi vào từng ngách hầm đào bới, bê gánh những sọt đất để hình thành địa đạo.
Địa đạo Phú An - Phú Xuân mang một tầm vóc chiến lược, là một trong những căn cứ tiền phương của Đặc khu ủy Quảng Đà. Nơi đây liên tiếp tiếp nhận các nguồn cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn bổ sung cho chiến trường. Đó cũng là nơi làm việc và hội họp của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy khu V, của Mặt trận 44 từ những năm 1965 đến năm 1972. Đây còn là nơi trú chân an toàn của các đồng chí: Võ Chí Công - nguyên Bí thư Khu ủy khu V, Đại tướng Chu Huy Mân - nguyên Phó Bí thư - Tư lệnh Quân khu V, Đại tướng Đoàn Khuê - nguyên Phó Chính ủy khu V, Trung tướng Nguyễn Chánh - Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương - nguyên Thường vụ Đặc khu ủy - Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Mặt trận 44 cùng nhiều vị lãnh đạo, tướng lĩnh khác đã từng chiến đấu, công tác tại chiến trường Quảng Đà cũng có mặt trên mảnh đất Phú An. Như vậy, có thể thấy địa đạo có vai trò là cơ quan, nơi đứng chân của Đặc khu uỷ Quảng Đà và Huyện uỷ Đại Lộc chỉ đạo phong trào toàn dân kháng chiến được kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện.
*Địa đạo Phú An - Phú Xuân - Nơi bám trụ đánh địch của du kích, cán bộ xã, thôn.
Vùng B Đại Lộc nói chung, Lộc Quý nói riêng là hậu phương, là bàn đạp của các lực lượng vũ trang, các cơ quan đầu não của tỉnh Quảng Đà, huyện Đại Lộc trụ bám đánh Mỹ ở đồng bằng. Nên ngay từ đầu Lộc Quý đã trở thành “điểm nóng”, chúng đánh
phá nơi này rất ác liệt tưởng chừng như huỷ diệt cả sự sống [1, tr. 120]. Chính vì thế, địa đạo được xây dựng nối liền với nhiều hầm bí mật của cán bộ, du kích việc này tạo điều kiện cho các cán bộ, du kích được an toàn để chuẩn bị kịp thời cơ phản công địch, khi địa đạo có gì bắt trắc di chuyển vào các hầm bí mật được tiện lợi và an toàn. Địa đạo có vai trò tạo tuyến phòng thủ vững chắc cho lực lượng cách mạng tiến công mở rộng vùng giải phóng xuống đồng bằng, đô thị. Ngoài ra còn có vai trò là nơi đặt sở chỉ huy tiền phương trong các trận bộ đội ta tấn công quân thù ở các căn cứ An Hoà, Đức Dục.
*Địa đạo Phú An - Phú Xuân – Một cơ sở phục vụ chiến đấu.
Với việc xây dựng riêng một gian hầm lớn để phục vụ công tác y tế cho thấy sự chỉ đạo của Khu uỷ Khu V và Huyện uỷ Đại Lộc đã rất quan tâm đến vai trò này của địa đạo. Địa đạo đã làm tốt vai trò của mình trong việc làm nơi nuôi dưỡng, cất dấu thương bệnh binh, làm địa bàn đệm để chuyển thương, bệnh binh từ vùng sâu về khi chưa đưa về được chiến khu. Địa đạo còn là điều thuận lợi trong việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược và lực lượng từ chiến khu xuống các chiến trường đặc khu Quảng Đà và ngược lại. Ngoài ra còn là nơi giải phóng quân tập kết lực lượng, vũ khí, trang thiết bị cần thiết cho các chiến dịch trên chiến trường Quảng Đà và là nơi nghỉ ngơi khá an toàn cho bộ đội chiến đấu ở vùng sâu về. Từ đó quân ta ít tổn thất trước các trận càn quét đánh phá ác liệt bằng bom đạn của địch, bảo tồn được lực lượng. Địa đạo giúp quân bám trụ sát vào dân và nắm được tình hình chiến sự từ đó kịp thời tổ chức các cuộc phản công, tập kích bất ngờ. Địa đạo là nơi trú của lực lượng cách mạng bất hợp pháp, điều này giúp cho lực lượng cách mạng hợp pháp và bất hợp pháp tồn tại song song lẫn nhau.
Với tầm vóc công trình và những chiến tích để lại, Địa đạo Phú An - Phú Xuân mãi mãi tồn tại như một chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân Đại Lộc.
Đồng chí Phạm Đức Nam nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng, Chủ tịch Hội đồng tiền phương tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ có nhận xét: Địa đạo Phú An - Phú Xuân
là “công lao đóng góp to lớn của nhân dân Đại Thắng đối với sự nghiệp cả tỉnh.Bây giờ
nhớ lại còn cảm kích biết ơn đồng bào, du kích, Đảng bộ, những người còn sống, những
người ngã xuống với mảnh đất Anh hùng này” [39].Đất nước đã bướcsang giai đoạn xây
thống cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến những chiến công, sự hy sinh của cha anh cũng là điều cần thiết. Nhớ đến quá khứ, ta càng làm đẹp hơn cho cuộc sống hôm nay.
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ