Phương pháp điều tra bảng hỏi

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà thành phố Đà Nẵng (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp này được thực hiện gồm các bước như sau:

- Thiết kế câu hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng.

- Điều tra phỏng vấn thử: Khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội dung bảng hỏi. Trên cơ sở điều chỉnh cho phù hợp , thu được thông tin hiệu quả.

-

Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra. Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương, ban quản lý, khách du lịch,..Làm cơ sở cho việc xây dựng cây hỏi và xây dựng ý tưởng đề xuất. Lấy ý kiến thông qua các câu hỏi liên quan. Từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và đánh giá.

Bảng 2.1. Đối tượng và nội dung phỏng vấn sâu

Đối tượng phỏng vấn Nội dung phỏng vấn

Ông: Huỳnh Tấn Vinh

Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thành phố Đà Nẵng

- Kênh truyền thông ông cho là hiệu quả nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nói chung cũng như bảo vệ Sơn Trà. - Các hoạt động truyền thông ông đã tổ

chức tham gia nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bảo vệ Sơn Trà.

Ban quản lý Sơn Trà và các bãi biển - Các hoạt động truyền thông ban quản Điều tra phỏng vấn thử (50 người)

Thiết kế câu hỏi đóng

Phỏng vấn trên google form (200 người) Thiết kế câu hỏi đóng/ mở

du lịch Đà Nẵng lý đã tổ chức, số lượng người tham gia nhằm bảo vệ môi trường.

Bà: Lê Trang

Phó Giám đốc tổ chức phi chính phủ Bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt Xanh (GreenViet)

- Các đối tượng và kênh truyền thông phù hợp để truyền thông môi trường. - Bài học kinh nghiệm trong công tác

truyền thông.

- Những vấn đề môi trường còn tồn động trong thành phố Đà Nẵng. Họa sỹ Đào Lê Công và bà Huỳnh

Hằng người yêu Sơn Trà

- Nhận thức bảo vệ môi trường của giới trẻ hiện nay, kênh truyền thông hiệu quả và một số vấn đề nóng tại Sơn Trà…

Anh: Trần Bình,

Quản lý Khu du lịch sinh thái Nhất Lâm Thủy Trang Trà

- Cách anh quảng bá khu du lịch sinh thái qua mạng facebook, và anh đã làm gì nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh khi tham quan Sơn Trà.

Khách du lịch - Quan tâm Sơn Trà qua kênh truyền thông nào, Những tác động của Sơn Trà được phát trên thông tin đại chúng ông có cập nhật, và vì sao ông lại yêu quý thiên nhiên Sơn Trà.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm excel và spss. Nhằm mô tả mức độ quan tâm, hiểu biết và hành vi bảo vệ môi trường, thông qua kênh truyền thông hiệu quả. Mối

tương quan giữa nhận thức với độ tuổi, nghề nghiệp (đối tượng) và kênh truyền thông phù hợp.

2.4. Khung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả dự kiến thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Khung nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu Nội dung Phương pháp NC Kết quả dự kiến

- Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng - Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán Đảo Sơn Trà - Đánh giá mức độ quan tâm hiểu biết và hành vi bảo vệ môi trường của cộng đồng từ đó đánh giá kênh truyền thông hiệu quả nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra băng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp xử lý số liệu - Mô tả các vấn đè môi trường và hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng.

- Xác định mức độ quan tâm, hiểu biết của cộng đồng, và các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng - Xác định kênh

truyền thông môi trường nâng cao nhận thức - Đề xuất biện

pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường qua kênh truyền thông.

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan khảo sát

Khảo sát thực hiện trên Google biểu mẫu - tạo và phân tích mẫu khảo sát miễn phí kết hợp với khảo sát thực tế. Số lượng phiếu khảo sát thu thập được là 200 phiếu đánh giá về mức độ quan tâm, tìm hiểu, và hành vi bảo vệ môi trường qua kênh truyền thông hiệu quả. Cụ thể các đối tượng phỏng vấn được thể hiện như sau:

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp và độ tuổi đối tượng tham gia phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn trên Google form chủ yếu là giới trẻ chiếm đa số là sinh viên (18- 23 tuổi, chiếm 69.5%) và một số người đi làm ( từ 24-54, chiếm 20%) còn lại là thanh thiêu niên và người hưu trí. Tỉ lệ nữ (chiếm 68%) nhiều hơn nam (chiếm 32%).

3.2. Kết quả khảo sát

3.2.1. Mức độ quan tâm các vấn đề môi trường của cộng đồng

Từ kết quả khảo sát thử bằng câu hỏi mở thì 100% người đều đến quan tâm đến vấn đề môi trường, gồm một số vấn đề môi trường chính như: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do chất thải (rác), ô nhiễm tiếng ồn, suy giảm đa dang sinh học, vấn đề khạt nhổ vứt rác bừa bãi, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường đất, hệ sinh thái rừng bị tàn phá,…chứng tỏ mức độ quan tâm đến môi trường rất cao. Đề tài chọn ra 5 vấn đề về môi trường tại thành phố Đà Nẵng. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% sinh viên công nhân nhân viên văn phòng khác 0 10 20 30 40 50 60 70 80 <18 18-23 24-54 >54

Bảng 3.1. Mức độ quan tâm đến các vấn đề môi trường

Các vấn đề môi trường quan tâm Số mẫu chọn Tỷ lệ chọn (%) Xếp hạng vấn đề Chất thải 177 89,8 1 Nước 163 82,7 2 Không khí 158 80,2 3 Biến đổi khí hậu 148 75,1 4 Tiếng ồn 104 52,8 5

Trong các vấn đề được nêu ra mức độ quan tâm đên các vấn đề môi trường như chất thải, nước, không khí, biến đổi khí hâu, tiếng ồn được đặt ra cho người phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề chất thải, nước và không khí được mọi người quan tâm nhiều nhất với tỉ lệ số người quan tâm chiếm rất cao lần lượt là 89.8%, 82.7%, 80.2% tiếp đến là vấn đề biến đổi khí hậu chiếm 75.1% và vấn đề quan tâm thấp nhất là tiếng ồn chiếm 52.8%.

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Với sự phát triển kinh tế và xã hội các tình trạng ô nhiễm này càng tăng. Tình trạng ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe con người. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu là do lượng rác thải, nước thải và khí thải mà các hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Kết quả khảo sát cho thấy người dân tập trung đến 3 vấn đề chính chất thải, nước và không khí. Mọi người đã nhận ra sự thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên thu hút sư quan tâm cao của người dân.

Thông thường, mọi người có xu hướng xếp hạng các vấn đề môi trường (như ô nhiễm) cao hơn các vấn đề liên quan đến tính bền vững lâu dài hoặc mối quan tâm sinh thái (như biến đổi khí hậu). Kết quả cuộc khảo sát tuân theo logic này. Người trả lời các vấn đề được xếp hạng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, chất thải rắn và biến đổi khí hậu. Lý do cho sự lựa chọn này cao hơn đối với các vấn đề liên quan đến ô nhiễm có thể nằm ở

tác động trực tiếp của nó đối với người dân trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này được củng cố bởi các phương tiện truyền thông mạnh mẽ. So sánh bản xếp hạng khảo sát, chất thải nổi lên như vấn đề ưu tiên hàng đầu, ô nhiễm tiếng ồn ở Đà Nẵng chưa ở mức độ chưa cao nên ít được sự quan tâm. Sự xuất hiện của chất thải sinh hoạt là vấn đề nhiều nhất, vấn đề cấp bách nhất liên quan mật thiết đến sự thay đổi xã hội của quốc gia và điều kiện môi trường, đặc biệt là ở thành phố phát triển như Đà Nẵng.

3.2.2. Mức độ cập nhật thông tin các vấn đề môi trường tại Đà Nẵng

Để đánh giá mức độ cập nhật, tìm hiểu vấn đề môi trường trên địa bàn khảo sát, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan thông qua quan sát, tìm hiểu, hiểu biết của người phỏng vấn về thực trạng ô nhiễm tên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả trình bày trong bảng 3.2. cho thấy vấn đề nước nhiễm mặn và thiếu nước sạch được mọi người cập nhật nhiều nhất (chiếm 66,1%), tiếp đến là tình hình bãi rác Khánh Sơn và Bãi biển Mỹ Khê chiếm tỉ lệ lần lược là 61,3% và 57,5%. Các địa điểm khác như Âu thuyền Thọ Quang, kênh Phú Lộc, nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc chiếm tỉ lệ từ 40% -50%. Chỉ có 29,6% cập nhật thông tin tại làng đá mỹ nghệ Non Nước.

Bảng 3.2. Mức độ cập nhật thông tin các vấn đề môi trường tại Đà Nẵng

Các thông tin môi trường Số mẫu chọn Tỷ lệ chon (%)

Nước bị nhiễm mặn, thiếu nước sạch 123 66,1 Bãi rác Khánh Sơn 114 61,3 Nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc 88 47,3 Kênh Phú Lộc 79 42,5 Biển Mỹ Khê 107 57,5 Âu thuyền Thọ Quang 80 43,0 Làng đá mỹ nghệ Non Nước 55 29,6

Theo kết quả khảo sát, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tình trạng nước nhiễm mặn, thiếu nước sạch, và bái rác Khánh Sơn nơi xử lý rác tại thành phố Đà Nẵng tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh họat, sản xuất của người dân trên địa bàn, nên mức độ cập nhật thông tin này chiếm tỉ lệ cao nhất. Biển Mỹ Khê ảnh hưởng đến khách du lịch

và nghề nghiệp sinh sống của người dân ven biển cũng được cập nhật cao. Còn lại là tình hình ô nhiễm ở địa phương, như Thọ Quang, Phú Lộc, Dana Ý, Dana Úc, Non Nước, mức độ cập nhật thông tin không cao. Cho thấy, cộng đồng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt, nghề nghiệp.

3.2.3. Hoạt động tham gia bảo vệ môi trường

Kết quả thống kê các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường được tổng hợp như hình 3.3.

Hình 3.3. Biểu đồ các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường

Từ kết quả thống kê, các hoạt động tham gia bảo vệ chiếm tỉ lệ cao nhất là không vứt rác bừa bãi ( 194 người, chiếm 98%), sừ dụng tiết kiệm điện nước “tắt khi không sử dụng” (175 người, chiếm 88,4%) hạn chế sử dụng bao nilong và năng lượng khó phân hủy (140 người, chiếm 70,7%).

Các hoạt động trên mọi người điều có thể thực hiện trong đó hoạt động không vứt rác bừa bãi chiếm tỉ lệ cao nhất, đây là hoạt động được giáo dục từ nhỏ, lâu dần hình thành một thói quen. Hành động sử dụng tiết kiệm điện nước là tiết kiệm tài nguyên thể hiện xu hướng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên. Hoạt động hạn chế sử dụng bao nilong, vì bao

194 93 140 51 66 175 108 115 0 50 100 150 200 250 Số ng ười tha m g ia

không vứt rác bừa bãi

phân loại rác tại nguồn

hạn chế sử dụng bao nilong và sản phẩm khó phân hủy sử dụng năng lượng tái tạo sử dụng phương tiện công cộng

sử dụng tiết kiệm điện nước hưởng ứng giờ trái đất

tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

nilong rất khó phân hủy; được hưởng ứng cao, chứng tỏ người dân đã nhận thức được tác hại của bao nilong và dần thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường. Trong đó các hoạt động cộng đồng có tính thiết thực và tuyên truyền trực tiếp chiếm tỉ lệ khá cao như hưởng ứng giờ trái đất (108 người, chiếm 54%), tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ( 115 người, chiếm 57,5%). Nhóm hoạt động chiếm tỷ lệ thấp như phân loại rác tại nguồn (93 người,chiếm 46,5%), sử dụng năng lượng tái tạo (51 người , chiếm 25,5%), sử dụng phương tiện công cộng (66 người, 33%) đây là những hoạt động mới áp dụng, chưa thuận tiện để thay đổi.

Hình 3.4. Biểu đồ số lượng tham gia bảo vệ môi trường

Số lượng tham gia hoạt động cao nhất 4 hoạt động chỉ chiếm có 27 %, số lượng tham từ 4 hoạt động trở lên chiếm tỷ lệ không cao (tham gia 5 hoạt động (16%), tham gia 6 hoạt động (11 %), tham gia 7 hoạt động (8%), tham gia 8 hoạt động (14%), cho thấy mọi người đã bắt đầu thây đổi nhận thức và thay đổi hoạt động bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (<50%).

Kết quả thống kê cho thấy chứng tỏ nhận thức về tham gia hoạt động bảo vệ môi trường đã được cải thiện.

5% 6% 13% 27% 16% 11% 8% 14%

1 hoạt động 2 hoạt động 3 hoạt động 4 hoạt động 5 hoạt động 6 hoạt động 7 hoạt động 8 hoạt động

3.2.4. Kênh truyền thông được cập nhật nhiều nhất

Từ kết quả khảo sát kênh truyền thông được cập nhật nhiều nhất, ta có bảng như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kênh truyền thông được cập nhật

Kênh truyền thông Số mẫu chọn Xếp hạng

Mạng xã hội Facebook 141 1 Chương trình truyền hình trên ti vi 126 2

Báo 69 3

Youtube 61 4

Câu lạc bộ 40 5

Cuộc thi bảo vệ môi trường 32 6 Website về môi trường 22 7

Dựa vào bảng ta thấy kê cho thấy hai kênh truyền thông được sử dụng để cập nhật thông tin về môi trường chiếm tỉ lệ cao nhất là mạng xã hội facebook ( 141/200 người) và chương trình truyền hình trên ti vi (126/200 người) . Tiếp đến là kênh truyền thông báo (69/200 người) và youtube(61/200 người). Các kênh truyền thông chiếm tỉ lệ thấp hơn là các câu lạc bộ (40/200 người), các cuộc thi vảo vệ môi trường (32/200 người) và website về môi trường (22/200 người)

Trong số 200 người tham gia phỏng vấn, có tới 181 người có tài khoản và sử dụng mạng xã hội facebook (chiếm tỉ lệ 90.5%) nên có thể hiểu được vì sao kênh truyền thông mạng xã hội Facebook được nhiều người lựa chọn nhất.

Kênh truyền thông tivi là kênh truyền thông truyền thống, thông dụng, thông qua các chương trình thời sự cập nhật tin tức môi trường hằng ngày, các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường cũng thường xuyên được phát sóng cũng giúp mọi người cập nhật tin tức một cách chính xác và hiệu quả.

3.2.5. Kênh truyền thông cập nhật qua độ tuổi.

Hình tổng hợp kết quả cập nhật kênh truyền thông qua độ tuổi như sau:

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện độ tuổi cập nhật kênh truyền thông

Từ biểu đồ kết quả khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy hai kênh truyền thông được sử dụng nhiều nhất là facebook và các chương trình tivi, cụ thể như sau:

 Từ dưới 18 tuổi cập nhật qua facebook cao nhất (chiếm 86,7%), sau đó đến các chương trình trên tivi (chiếm 60%), youtube (chiếm 26%).

 Tuổi từ 18-23 chủ yếu là đối tượng sinh viên tỉ lệ cao nhất là facebook ( chiếm 72,1%), chương trình trên tivi chiếm (58,8%), báo (chiếm 38,2%) nhưng trong đó website về môi trường rất thấp (8,8%).

 Độ tuổi từ 24-54 chủ yếu là đối tượng người đi làm thì tỉ lệ kênh truyền thông được cập nhật nhiều nhất là tivi (chiếm 80,0%) và facebook (chiếm 70%), tham gia câu lạc bộ và tổ chức bảo vệ môi trường ( chiếm 45.0%).

 Độ tuổi trên 54 trở lên thì kênh truyền thông cập nhật nhiểu nhất là ti vi (chiếm tỉ lệ 83,3%), youtube và facebook cập nhật tỉ lệ bằng nhau 33,3%, không cập nhật báo và tham gia các cuộc thi bảo vệ môi trường.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% <18 18-23 24-54 >54 chương trình trên ti vi youtube câu lạc bộ facebook báo

wedsite về môi trường cuộc thi bảo vệ môi trường

 Độ tuổi cập nhật kênh truyền thông tivi cao >54 chiếm tỉ lệ 83.3%, sau đó đến

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà thành phố Đà Nẵng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)