Chân dung người dân Nam Bộ đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 38)

HÌNH ẢNH NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX QUA CAY ĐẮNG MÙI ĐỜ

2.2. Chân dung người dân Nam Bộ đầu thế kỷ

2.2.1. Những đứa trẻ vật lộn mưu sinh

Từ thực tế Nam Bộ vào những năm đầu thế kỷ XX, viết Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng những đứa trẻ nhà quê sống lam lũ, vất vưởng, bơ vơ không nhà không cửa. Cho nhân vật của mình tự lập trong hoàn cảnh xã hội thời đó đã là một thành công của Hồ Biểu Chánh. Trong Cay đắng mùi đời, thằng Được, thằng Bĩ và con Liên là những đứa trẻ thôn quê, đều là những đứa trẻ vất vả từ nhỏ hoặc mồ côi cha mẹ hoặc bị hại cho đến mức phải sống xa gia đình.

Mỗi đứa trẻ trong tác phẩm đều có một hoàn cảnh riêng. Vốn là đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có bị người chú ruột bắt trộm và vứt đi để toa rập đánh cướp gia tài. Được được Ba Thời đem về nuôi nấng, thương yêu như con đẻ. Từ lúc nhỏ nó đã phải làm các công việc phụ như cho heo ăn, “xách giỏ đi ra mé sông kiếm cá bống kèo mà bắt. Nó bắt được vài chục con cá nho nhỏ, đến mặt trời lặn mới xách giỏ trở về” để giúp má. Nhưng không thể ở mãi được với Ba Thời vì chồng của Ba Thời trở về, hắn ghen tuông, nghi ngờ thằng Được là con đẻ của Ba thời nên đã bán Được cho ông thầy dạy đàn tên là Trần Cao Đàng với giá hai chục đồng bạc. Kể từ đó Được bắt đầu bước vào cuộc sống phiêu bạt của mình cùng thầy Đàng, con Liên và thằng Bĩ. Con Liên và thằng Bĩ không được như thằng Được, con Liên là đứa trẻ mồ côi cha mẹ, ở với cô, nhưng cô nó nghèo nên nuôi nó không nổi, nên đã giao cho thầy Đàng nuôi. Thằng Bĩ lúc nó mười tuổi thì cha mẹ nó chết, được chú đem về nhà nuôi và bắt nó phải đi móc túi thiên hạ lấy tiền đem về. Hoàn cảnh cực khổ đã khiến cho những đứa trẻ này gặp nhau và cùng nhau kiếm kế sinh nhai.

Đọc câu chuyện người đọc không thể không rơi nước mắt khi thấy cảnh Liên và Được lang thang khắp các tỉnh miền Nam khi thầy Đàng ở trong tù để kiếm cái

ăn và nơi trú ngụ. Hai đứa trẻ tội nghiệp này đi khắp chợ tìm nơi gửi đồ: “hai anh em tôi ở bên Bến Tre đi với thầy tôi, vừa đến đây hồi xế rủi gặp một chú bếp muốn kiếm chuyện hại thầy tôi nên bắt đem về bóp rồi Ông Cò giam thầy tôi. Từ hồi xế đến bây giờ hai anh em tôi bơ vơ không biết chỗ nào mà nương ngụ”. Nay ở nhờ mai ở đợ, đi phiêu bạt từ Trà Vinh xuống Vĩnh Long, rồi lại từ Vĩnh Long lên Vũng Liêm, lên kinh Mang Thít. Nhờ tài đánh đàn, ca giỏi hai anh em bàn tính với nhau đi đánh đờn ca hát mà kiếm ăn qua ngày: “Trót bảy tám ngày hai đứa nó xách đờn mà đi lưu linh, nay đờn nhà này, mai ca nhà nọ, chỗ cho ăn cơm, chỗ cho ngủ đậu, người cho bánh trái, kẻ cho đôi quan, hai đứa nó đắp đổi qua ngày, tuy là thân mệt nhọc cực khổ, nhưng mà khỏi bị khinh khi nhục nhã”.

Chứng kiến cảnh của hai đứa trẻ đi lang thang khắp nơi đàn ca để người ta cho tiền mua cơm thật tội nghiệp. Không giống những đứa trẻ thành thị được ăn ngon, mặc đẹp như con của các ông bà hội đồng, quan thẩm mà những đứa trẻ này lớn lên đã phải lao động, nó không được đến trường. Bảy tám tuổi là lứa tuổi ăn chơi, nhưng Được, Liên và Bĩ thì phải tự kiếm sống bằng sức lao động của mình. Người ta cho cái bánh mì, gói bánh hay xa xỉ hơn là bát cơm ăn chỗ ngủ đợ qua ngày: “Hai đứa nó dắt nhau đi rảo khắp Sài Gòn mà đờn ca. Mấy thầy cô dành nhau mà rước, người cho ăn cơm, kẻ cho ngủ đậu, mà ai ai cũng cho tiền, không có đêm nào mà hai đứa nó không kiếm được một đồng bạc, mấy đêm thứ bảy lại kiếm tới hai ba đồng”.

Cảnh Được và Bĩ lang thang từ nơi này đến nơi khác đàn ca, thổi kèn lá để kiếm tiền mưu sinh thật thương tâm: “Đi dài theo mấy dãy phố có mấy thầy ở mình đờn cho họ nghe đặng kiếm tiền mà nuôi nhau. Mầy thổi kèn lá hay, mà lại biết đờn cò. Tao biết đờn hai, ba thứ mà lại biết ca. Nếu hai đứa mình hiệp với nhau mà đờn ca hoặc thổi kèn kiếm tiền dễ lắm”. Người ta thấy hai đứa ca hay đàn giỏi thì mời về nhà để nó đàn cho nghe rồi cho ăn, ngủ và cho tiền. Nhờ tài năng của mình mà Được và Bĩ đã kiếm được rất nhiều tiền để lo cho bữa ăn. Không những đủ ăn mà hai đứa còn đủ tiền mua quà cho Liên và má nuôi của Được, còn mua cho Ba Thời một con heo quắn với giá ba mươi đồng bạc nữa. Hai đứa trẻ đi khắp các tỉnh nào là

Sài Gòn, Mỹ Lợi, Cần Giuộc, Cần Thơ, Gò Công... nơi đâu của vùng lục tỉnh đều có bóng dáng của những đứa trẻ này.

Ở lứa tuổi này, đáng nhẽ Được, Liên và Bĩ phải được sống trong tình thương yêu của cha mẹ, được học hành vui chơi, thế mà cuộc sống nghèo khổ đã khiến cho Được, Liên và Bĩ phải lao động để mưu sinh, phải sống tự lập từ nhỏ. Cảnh đói khát, cận kề cái chết luôn đe dọa bọn trẻ, có những lúc bọn trẻ ao ước mình có một gia đình, một người thân thích cưu mang, giúp đỡ nhưng dường như xã hội thời bấy giờ đầy rẫy những bất công, không nở nụ cười với nó, bọn trẻ phải tự đi kiếm sống bằng chính sức lao động, bằng chính những thân hình bé nhỏ của mình.

Qua những nhân vật và cuộc sống phiêu bạt của họ, Hồ Biểu Chánh muốn chĩa mũi nhọn, công kích vào hạn người bạc ác trong xã hội thực dân phong kiến trong buổi giao thời. Đặc biệt là Phan Đức Lợi, ông chú của thằng Bĩ, Trần Văn Hữu... đã hại những đứa trẻ phải sống xa gia đình, sống cuộc sống bơ vơ, lang thang ở “đầu đường xó chợ”.

Không chỉ dừng lại với phạm vi một tác phẩm, Hồ Biểu Chánh còn mô tả những đứa trẻ vật lộn mưu sinh vào trong nhiều tiểu thuyết khác của ông. Cũng được sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng vì hiểu lầm giữa vợ chồng mà Chánh Hội bị người cha là Chánh Tâm mang đi cho một người ăn trộm tên Cu Tư. Thằng Hồi (Chánh Hội) và thằng Quì gặp nhau, cuộc sống của hai đứa bé mười tuổi này lang bạt khắp nơi ăn nhờ ngủ đợ, bán sách, làm thuê, nhặt banh để kiếm sống rất vất vả (Vì nghĩa vì tình).

Trong Cay đắng mùi đời và nhiều tác phẩm khác, Hồ Biểu Chánh đã ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần tự lập và tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập quán xoay xở, tháo vát, đề cao nghệ thuật, khuyến khích tình bạn chân chính. Nó phản ánh cuộc sống lao động của những đứa trẻ miền Nam Bộ lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện cái thực tế là lòng biết ơn, tình bạn bè, tình thương yêu cha mẹ, biết ơn thầy học và những người đã giúp đỡ mình dù trên bước đường lưu lạc hay khi đã sum vầy cùng gia đình trong cảnh giàu sang cũng không quên được cảnh hàn vi lúc trước.

2.2.2. Người trí thức phiêu bạt

Có thể nói rằng, trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, tầng lớp tiểu tư sản tri thức đã giữ một vai trò khá đặc biệt về lĩnh vực văn hóa. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cách thức đào tạo và thi cử mới đã hình thành nên một đội ngũ trí thức khác hẳn với tầng lớp nho sĩ trước kia. Những người này cùng với những viên chức làm việc trong chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Nam triều (tham, phán, thông ngôn, ký lục...) trở thành tầng lớp tiểu tư sản trí thức lúc bấy giờ. Tầng lớp này dù xuất thân từ những hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng về cơ bản đều có nếp sống tương đối ổn định và đầy đủ trong một xã hội đang nhanh chóng thay đổi. Họ có điều kiện để tiếp xúc với những thông tin về chính trị, văn hóa, xã hội, và họ cũng có nhu cầu thể hiện tâm tư của mình về những vấn đề đó. Đề cập đến tầng lớp trí thức trong tác phẩm văn học đang ngày càng phổ biến với các tác giả văn học đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh cũng không ngoại lệ, nhưng cái đặc biệt của Hồ Biểu Chánh là ông xây dựng tầng lớp trí thức này gắn liền với cuộc đời phiên bạc của họ.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thường xuất hiện những con người với những chức tước gắn liền với học vị của họ: Thầy thông ngôn, thầy ký, quan Tham biện,... Trong Cay đắng mùi đời, ta thấy có xuất hiện kiểu nhân vật người trí thức đó là Trần Cao Đàng. Trần Cao Đàng được Hồ Biểu Chánh xây dựng là một con người có học thức, trước kia ông làm thầy dạy học, sau làm thông ngôn “Thầy vốn là con nhà nghèo, nhưng thầy làm việc quan đắc lộ, kẻ kính người yêu”. Làm việc quan được mấy năm thì thầy Đàng lấy vợ, vợ của thầy là con gái của ông Cai tổng giàu có ở làng. Thầy cưới vợ về vợ chồng ở với nhau hơn mười năm mà không có con cái gì. Cuộc sống làm quan của thầy trôi đi an nhàn qua năm tháng: “Thầy Đàng làm việc quan được mười hai năm rủi gặp một quan Tham biện không yêu thầy như mấy ông trước, lại hễ thầy đi chầu trễ thì rầy thầy làm việc chậm thì quở. Tổng làng dòm thấy quan không yêu thầy nữa thì coi bộ cũng bớt kính mến. Thầy nghĩ thế tình lạc lẽo thì thầy buồn thầm, nên thầy gởi đơn xin quan trên đổi thầy qua tỉnh khác. Quan trên không nhận lời thầy, mà quan sở tại lại càng khắc với thầy

nhiều hơn nữa, thầy tức trí xin thôi, rồi vợ chồng dắt nhau trở về Cần Đước cất nhà mà ở”. Bị quan trên chèn ép, chán ghét với cảnh mũ nón nên thầy đã chọn con đường từ quan để sống cuộc đời bình thường. Thầy sống cùng vợ, nhưng vợ thầy “thì thường hay cằn rằn, hay trách thầy nói rằng tại thầy ngang tàng chớ chi thầy nhịn nhục mà theo làm việc quan, thì chắc ngày sau cũng được rỡ ràng” như những bạn đồng liêu của thầy. Người vợ càng ngày càng nói nhiều lời phi nghĩa, quá đáng với thầy, “thầy giận bèn viết tờ để mà giao cho vợ, rồi biểu như nói thầy không xứng đáng thì lấy chồng khác cho xứng đáng hơn thầy. Người vợ cũng vui lòng lãnh tờ để, coi chẳng chút chi trìu mến hết”, rồi thầy giao hết cửa nhà cho vợ, chỉ lấy quần áo, đờn sách ra đi. Cuộc sống của thầy nay đây mai đó, không công việc, không gia đình vợ con. Từ một người tri thức, có học làm quan với chức cao vọng trọng giờ đây thầy Đàng chính thức không nhà cửa, không nơi nương tựa. Thầy nhận thằng Được và con Liên về nuôi rồi dạy cho tụi nó học đờn, học ca cho có bạn có bầu.

Thầy cùng với hai đứa trẻ là Được và Liên phiêu bạt khắp nơi, dùng nghề đờn ca để sinh nhai, nuôi hai đứa nhỏ, dạy dỗ nó có đạo lý, thầy dạy thằng Được: “Phàm đàn bà con gái phần nhiều đều ưa nghe đờn. Mà tiếng đờn của Việt Nam thì là giéo giắc rỉ rả, nghe ca bắt thương, bắt nhớ, bắt cảm, bắt động tình, bởi vậy cho nên ngón đờn tươi từng nào thì càng làm cho con gái dễ mê chừng nấy. Nếu làm thầy đờn mà không chánh tâm, không trọng nghĩa, thì thiếu chi dịp làm cho bọn quần thoa mất tiết mất trinh. Mà xưa nay bọn thầy đờn có bao giờ được chánh tâm, biết trọng nghĩa... Vậy con nhớ lời thầy dặn, nếu ngày sau con có nghề nghiệp nào khác thì con đừng có dạy đờn; ví bằng con không có nghề, con phải ra làm thầy đờn thì con phải ráng mà chánh tâm trọng nghĩa cho lắm mới được”. Sống có đạo nghĩa, thầy luôn dạy cho Được và Liên điều hay lẽ phải của một người có học vấn.

Thầy Đàng trả lời em gái khi khuyên anh nên bỏ qua những lỗi lầm của vợ thầy vì đã ham giàu, địa vị mà bỏ thầy bây giờ muốn chắp nối lại nhưng thầy không chịu, thầy khuyên thằng Được, con Liên “Phải biết giữ gìn danh dự cho toàn vẹn, thà làm người nghèo mà phẩm giá được cao, chớ đừng làm người giàu sang mà bị

khinh bỉ”. Thầy giải thích cho bà hội đồng Nhàn nghe tại sao thầy không thuận để cho thằng Được đi theo bà “Bà có thể cho nó ăn sung mặc sướng, sau này xây nhà, chia ruộng cho nó, nhưng bà không thể dạy cho nó đạo làm người và vì thế nó giàu mà không biết cái cực của người nghèo thì cái giàu của nó chỉ làm hại người nghèo, có ích chi cho thiên hạ”.

Chán ghét cảnh quan trên hà hiếp, chen lấn lợi danh, chức tước, khinh bỉ phận đàn bà không làm trọng chữ nghĩa với chồng, thầy Đàng chọn con đường ra đi, không ham chức danh, phong vị, bỏ lại sau lưng những thứ “vinh hoa phú quý” đáng lẽ ra thầy có quyền được hưởng. Thầy sống cuộc đời phiêu bạt của một nghệ sĩ chơi đàn thời đó. Cuộc sống nay đây mai đó: “Từ ấy về sau thầy mang mấy túi đờn lưu linh trong lục tỉnh, trót mười lăm năm trường, khi thì lên Châu Đốc, khi thì xuống Bạc Liêu, khi thì lại tây Ninh, khi thì qua Bà Rịa. Tuy có lúc thầy cũng xây xài bẩn chật, nhưng mà dầu khi nghèo cực thầy cũng giữ gìn danh dự, chẳng hề làm cho thấp phẩm giá của thầy. Lúc sau đây thầy thấy thiên hạ lại ưa nghe ca, thầy nghĩ dẫu thầy đờn hay không có ai ca thì chắc thiên hạ cũng ít chuộng, bởi vậy cho nên ra Bà Rịa thầy thấy con Đoàn Kim Liên mặt mày sáng sủa mà tiếng nói lại thanh tao, thầy mới xin đặng thầy dạy ca, rồi dắt nhau đi đờn ca cho thiên hạ nghe chơi mà lấy tiền”.

Thầy Đàng là một kiểu nhân vật trí thức, được Hồ Biểu Chánh xây dựng là một con người sống có đạo đức, biết luân lý, phải trái ở đời, thầy chấp nhận cuộc sống phiêu bạt chứ không hạ thấp bản thân mình để đi nhờ vả, cậy quyền, nịnh nọt kẻ quyền thế.

Khi xây dựng nhân vật người trí thức trong Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh tập trung vào những bước đường phiêu bạt của họ, người trí thức trong Cay đắng mùi đời cũng là một kiểu nhân vật hành đạo, cũng như những nhân vật đấng bậc, thánh nhân quân tử trong truyền thống, thầy Trần Cao Đàng được Hồ Biểu Chánh tô đậm ở những phẩm chất đẹp đẽ hơn người. Đó là cái đẹp của tài năng: tài đánh đàn. Vẻ đẹp được Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh trong các nhân vật hành đạo của nhiều tiểu thuyết khác cũng như nhân vật thầy Đàng là vẻ đẹp của đạo đức, của

những giá trị luân lý: Thầy Đàng bất bình trước cảnh một anh bếp hành hung một người dân quê đã ra tay can thiệp rút cuộc thầy phải vào tù, đấy chính là cái giá trị luân lý đạo đức trong tác phẩm. Từ một con người có học thức, có nghề nghiệp, gia đình, nhà cửa, có vợ thầy trở thành một người tha phương; thêm vào đó là vì giúp người khác mà phải ở mười lăm ngày trời trong tù thiếu cơm đói khát. Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật là người trí thức những năm đầu thế kỷ XX là những người có cuộc sống thật bấp bênh, họ cũng chẳng khác người dân thường là mấy. Họ cũng vật lộn với đủ thứ nghề để kiếm sống, họ còn bị khinh thị trước những kẻ quyền thế. Khi họ có chức tước thì ai cũng muốn bầu muốn bạn, đến nhà chơi coi ra thân thích. Nhưng khi họ xảy ra biến cố thì mọi người thậm chí là những người

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 38)