Đặc trưng ngôn ngữ trong Cay đắng mùi đờ

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 72)

CỦA HỒ BIỂU CHÁNH 3.1 Nghệ thuật kết cấu và xây dựng cốt truyện

3.3. Đặc trưng ngôn ngữ trong Cay đắng mùi đờ

Cuộc đời làm quan của Hồ Biểu Chánh có dịp đi khắp các tỉnh miền Nam từ Sài Gòn (Gia Định), Mỹ Tho (Định Tường) đến Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau... tiếp xúc với nhiều đối tượng từ trí thức thượng lưu (thông ngôn ký lục, ông Phủ, ông Huyện, Hội Đồng nghiệp chủ, hương chức, hội tề...) đến các tầng lớp tận cùng của xã hội (tá điền tá thổ, thợ thuyền, gái điếm, trẻ lang thang...) đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và tiếp thu những tinh hoa ngôn ngữ của nhân dân lao động vùng đất Nam Bộ. Đây chính là những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự đa dạng và sinh động cho kho tàng phương ngữ của Hồ Biểu Chánh.

Từ địa phương được sử dụng với mục đích làm nổi bật màu sắc địa phương để phán ánh thực tế, nhưng chỉ dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Có thể nói, Hồ Biểu Chánh đã vận dụng tối đa phương ngữ Nam bộ vào trong các tiểu thuyết của mình để làm nổi bật được ngôn ngữ của vùng đất Nam Bộ. Trong Cay đắng mùi đời, số lượng từ địa phương xuất hiện với tầng suất rất cao: biểu (bảo), bển (bên), chỉ (chị),

ổng (ông), mở (mợ), ở đợ (ở nhờ), đặng (được), ngó (nhìn), dầu (dẫu), nầy (này),

bịnh (bệnh), xài (dùng), anh (ảnh), hun (hôn), hôn (không), day (quya mặt)... nhằm gợi lên sắc thái địa phương.

Ngôn ngữ của người Nam kỳ là một phương ngữ phản ánh chân dung, hình ảnh địa phương đồng thời phản ánh quá trình lịch sử của sự phát triển của một vùng đất, của tiến trình Nam tiến. So với miền Bắc, phương ngữ Nam không có nhiều ngữ âm địa phương, nghĩa là khá thống nhất. Qua nghiên cứu, ta thấy Hồ Biểu Chánh đã sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Cay đắng mùi đời chủ yếu là về mặt ngữ pháp:

Hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn được Hồ Biểu Chánh sử dụng rất nhiều:

nầy (này), vầy (vậy), chi (gì), hôn (không) ... Đoạn đối thoại giữa thằng Được và ba Thời khi thằng Được hỏi về tía nó, Hồ Biểu Chánh đã dùng từ địa phương vào trong lời nói của nhân vật:

- Ai nói cũng vậy, con tra hạch làm chi, con. - Tía tôi như tía thằng Cam vậy phải hôn má? - Không. Tía con nhỏ hơn mà cao hơn.

- Sướng a! Tía tôi về đây tôi biểu tía tôi mua thép uốn lưỡi câu rồi tôi đi câu với tía tôi chơi. Nầy má, hôm trước thằng Phát đi câu với tía nó, nó câu được một con cá trê lớn quá, má à.

Hệ thống đại từ xưng hô trong tác phẩm thể hiện rõ ngôn ngữ của người dân vùng quê Nam Bộ: tao, ổng, bả, cổ, chỉ, mở, mậy, cẩu, qua... là những từ thường dùng trong Nam. Tía, , qua (ngôi thứ nhất) được dùng nhiều nhất: “Nầy em, qua tính sáng mai hai anh em mình xách đờn đến nhà mấy thầy rồi qua đời em ca đặng cho họ nghe, hoặc may họ có cho tiền mua cơm mà ăn, chớ qua còn có ba cắc bạc, ăn chừng một vài ngày nữa hết rồi thì sao”. Từ xưng hô “qua” thường được sử dụng nhiều, dùng để phân biệt cấp bậc, “qua” được các nhân vật xưng hô khi người xưng hô là người lớn tuổi hơn, hoặc người đó là người chồng; như thầy Đàng nói chuyện với em gái thì xưng “qua”, thằng Được nói chuyện với con Liên cũng xưng “qua”.

Thằng Được và thằng Bĩ nói chuyện, cách xưng hô cũng thể hiện được tính cách của những đứa trẻ miền quê Nam Bộ chân chất: “Mình thiếu gì tiền mậy”, “Mầy nói phải lắm. Tao về thăm tao phải mua đồ đem về cho má mới phải. Tiền mình thiếu gì, như hết mình kiếm cái khác, sợ gì, mà mua vật gì?”

Trong tác phẩm, Hồ Biểu Chánh đặc biệt trong việc sử dụng tiếng xưng hô bằng từ biến thể trong trạng thái hợp âm hay còn gọi là đại từ hóa danh từ: thêm dấu hỏi (thanh hỏi) để biến danh từ thành đại từ. Đây là một phương thức ngữ pháp sử dụng rộng rãi trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: thẩy (thầy ấy), cổ (cô ấy), cỏn (con ấy), thẳng (thằng ấy), chỉ (chị ấy), bây (ngôi hai, số nhiều và ít), mở (mợ ấy), cẩu

(cậu ấy)... “Mở Hai, mở nói mượn trà sao mượn hoài, mở biểu lại quán mua mà uống chớ mở không có trà mà cho mượn nữa, may có cậu Hai ở nhà cẩu nghe nói cẩu rầy rồi cẩu lấy cho mượn đó đa”.

Ngoài đại từ nhân xưng như trên, trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh còn hình thành những đại từ chỉ không gian: trỏng (trong ấy) “Ở trỏng chớ ở đâu”, đại từ chỉ thời gian: hổm (hôm ấy), nẳm (năm ấy).... còn có rất nhiều từ phái sinh như: “hổm rày” có nghĩa là “từ hôm ấy đến hôm nay”. Để nhấn ý phủ định, Hồ Biểu

Chánh còn dùng phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của mình như: hổng có (không có)...

“... Trời ơi, hèn chi hổm nay tôi nghe mình về trong Cầu Mống mà mình không chịu ra kiếm mà thăm tôi. Mình đừng có nghi như vậy mà tội nghiệp cho cái thân tôi. Vậy chớ hổm nay mình ở trong nhà chú, chú không có nói chuyện tôi xí được thằng nhỏ đó rồi tôi xin với ông cò đặng tôi nuôi lại cho mình nghe hay sao...”.

Đặc điểm để nhận diện ra tác phẩm của tác giả miền Bắc, miền Nam hay miền Trung người ta thường dựa vào ngữ khí từ. Ngữ khí từ phụ họa với ngữ điệu tạo ra sắc thái địa phương rõ nét của từng vùng, chỉ cần thay đổi ngữ khí từ và giọng điệu, nó thể hiện ngay sự khác nhau về phương ngữ. Hồ Biểu Chánh đã đưa ngữ khí từ vào trong tác phẩm của mình để thể hiện sự đa dạng về phương ngữ Nam: lận,

vầy nè, đa...: “Tía con đi khỏi, gần về đa”, “Đi lâu lắm mà! Đi hồi mới đẻ con ra lận”.

Hồ Biểu Chánh không phải là người duy nhất sử dụng phương ngữ Nam Bộ vào trong tác phẩm của mình, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà văn cũng sử dụng nhiều từ địa phương vào trong tác phẩm của mình rất thành công. Khi so sánh từ địa phương của Hồ Biểu Chánh với Trương Vính Ký và Nguyễn Đình Chiểu, theo thống kê ở ba tác giả người Nam Bộ con số từ địa phương bắt đầu bằng “A, B, C” ta thấy ở Nguyễn Đình Chiểu có 52 từ, ở Trương Vĩnh Ký có 75 từ và ở Hồ Biểu Chánh có 91 từ. Như vậy có thể thấy, số lượng phương ngữ được Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều hơn so với hai nhà văn kia.

Tài năng, phong cách của người nghệ sĩ bộc lộ chủ yếu qua cách vận dụng vốn từ vựng vào tác phẩm đúng cách, đúng chỗ, đúng mục đích. Khi viết tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã chú ý sử dụng từ ngữ thật đơn giản, mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu. Từ ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phần lớn nào trong hệ thống tiếng Việt toàn dân và luôn giữ được chất bình dị, tự nhiên. Và một trong những dấu ấn của Hồ Biểu Chánh về mặt từ ngữ là ông đã vận dụng một cách khéo léo và phong

phú lớp từ địa phương Nam Bộ, không chỉ trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật mà cả trong văn miêu tả, lời thuật truyện của nhà văn.

3.3.2. Vận dụng linh hoạt các thành ngữ

Thành ngữ bắt nguồn từ những lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động. Chính vì thế mà sử dụng thành ngữ trong sáng tác văn chương sẽ làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, bình dân và giản dị hơn, góp phần đưa tác phẩm gần gũi với công chúng. Cũng như trong ca dao, dân ca, tục ngữ thì thành ngữ là tiếng nói quen thuộc gần gũi nhất, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, từ triết lý nhân sinh quan và thế giới quan. Vì thế, việc sử dụng thành ngữ trong sáng tạo nghệ thuật văn học sẽ làm cho tiếng nói giàu bản sắc đậm đà tính dân tộc. Hồ Biểu Chánh đã ý thức được điều này, vì vậy, bên cạnh việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh có chủ ý sử dụng thành ngữ trong sáng tác tiểu thuyết.

Cách vận dụng thành ngữ của tác giả rất linh hoạt hợp lý, không gò bó và với nhiều hình thức khác nhau. Thành ngữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không chỉ xuất hiện ở dạng nguyên mẫu mà nó còn được tác giả gia công cải biến ở nhiều dạng khác nhau tạo nên sự phong phú và sinh động trong cách sử dụng. Bên cạnh đó, sự đan xen hài hòa giữa việc sử dụng thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán góp phần làm cho văn Hồ Biểu Chánh vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa bình dân vừa bát học.

Trong tiểu thuyết Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh đã vận dụng tối đa thành ngữ trong sáng tác. Là một người dân của vùng đất Nam Bộ, xuất phát từ gia đình nông dân nghèo khó nên Hồ Biểu Chánh đã có điều kiện tiếp thu vốn thành ngữ - lời ăn tiếng nói bình dị, nôm na nhưng không kém phần tạo hình và biểu cảm của nhân dân lao động. Hồ Biểu Chánh sử dụng rất đa dạng và linh hoạt các thành ngữ trong tác phẩm: xót ruột bầm gan, đứt ruột nát gan, quặn đau như dao cắt, rối như tơ vò, bầm gan nát ruột, thế thái nhơn tình, trôi sông lạc chợ...

Không chỉ vận dụng thành ngữ vào trong lời nói của các nhân vật, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng thành ngữ trong lời văn của mình. Tiểu thuyết Cay đắng mùi đời, ở những đoạn miêu tả nhân vật tác giả vận dụng thành ngữ một cách hợp lý,

giúp cho độc giả nắm được tâm lý của nhân vật ngay lúc ấy. Đoạn Hồ Biểu Chánh miêu tả tâm trạng của thằng Được trước lúc rời quê hương theo thầy Đàng lang bạt suốt mấy năm trời: “Thằng Được trong lòng quặn đau như dao cắt, trong trí bối rối như tơ vò, bởi vậy cho nên chơn thì đi, mắt thì khóc, mặt thì ngó lại hoài, làm cho người đi chợ họ gặp ai cũng lấy làm kỳ, có người biết nó kêu hỏi nó đi đâu nó cũng không nói”.

Các thành ngữ “đau như dao cắt”, “rối như tơ vò” đã được Hồ Biểu Chánh sử dụng trong đoạn văn trên ở dạng nguyên mẫu nhằm làm tăng thêm tâm trạng buồn chẳng muốn xa má nuôi của thằng Được.

Bên cạnh những thành ngữ ở dạng nguyên mẫu, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng thành ngữ ở dạng cải biến. Nó thể hiện nét riêng trong sự vận dụng của Hồ Biểu Chánh và mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Trong những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, thành ngữ cải biến gồm ba dạng: cải biến ngữ âm, cải biến từ vựng và cải biến cấu trúc.

Qua việc tìm hiểu tác phẩm Cay đắng mùi đời, ta thấy Hồ Biểu Chánh chủ yếu sử dụng thành ngữ ở dạng cải biến ngữ âm và cải biến từ vựng.

Về cải biến ngữ âm, thành phần ngữ âm được cải biến chủ yếu là theo cách phát âm của phương ngữ Nam Bộ. Những biến thể ngữ âm này thường diễn ra ở bộ phận âm chính và thường là hiện tượng rút ngắn độ mở của nguyên âm. Kiểu thành ngữ như vậy được tác giả dùng nhiều lần trong một tác phẩm. Đoạn bà Hội đồng Nhàn xin thằng Được và con Liên về nuôi, nhưng thầy Đàng không đồng ý, thầy nói: “Tôi mà giành chúng nó đây, là vì tôi muốn dạy thêm cho chúng nó biết rõ thế thái nhơn tình...”. Hay đoạn thằng Được ra thăm mả của thầy Đàng, nó vái, trong lời nói của nó cũng có sử dụng thành ngữ: “Thưa thầy, con nhờ ơn thầy dạy bảo mấy năm nay nên ngày nay con mới biết đường ngay nẻo dại, con mới hiểu thế thái nhơn tình”.

Thành ngữ “Thế thái nhân tình” được Hồ Biểu Chánh cải biến thành “thế thái nhơn tình” cho phù hợp với cách phát âm của người Nam Bộ, hầu như người

Nam Bộ thường phát âm chữ “nhân” thành chữ “nhơn”, cách cải biến này làm cho tác phẩm gần gũi với độc giả miền Nam hơn.

Trong Cay đắng mùi đời, bên cạnh việc sử dụng phương thức cải biến ngữ âm, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng rộng rãi phương thức cải biến từ vựng để “làm mới” những thành ngữ nguyên mẫu. Tầng suất sử dụng và lặp lại những thành ngữ này là rất nhiều: xót ruột bầm gan, đứt ruột nát gan, bầm gan nát ruột... Có thể liệt kê các thành ngữ ở dạng nguyên mẫu để thấy được sự cải biến của Hồ Biểu Chánh như: bầm gan lộn ruột, bầm gan tím ruột, đứt gan đứt ruột, cháy ruột bầm gan...

“Ba Thời bổn tánh hà tiện, bấy lâu nay nuôi gà nuôi vịt thì trông cho nó lớn đặng bán lấy tiền mua gạo, chớ chẳng khi nào dám làm thịt mà ăn bao giờ, nay chồng biểu thì xót ruột bầm gan, song vì muốn làm cho vừa ý chồng nên biểu sao nghe vậy chớ không dám cãi”.

Lúc thằng Được bị tên Hữu bán cho thầy Đàng, nó đã khóc, Hồ Biểu Chánh dùng lời văn của mình để diễn tả tâm trạng Ba Thời “Ba Thời nghe con nói mấy lời thì đứt ruột nát gan”. Hay tâm trạng của thằng Được lúc thầy Đàng bị tòa giải đi “Nó đi theo tới của khám, thấy lính dắt thầy nó vô rồi khép cánh cửa sắt lại kêu một cái ầm, không còn thấy thầy nó nữa thì nó đứt ruột nát gan, nước mắt dầm dề, đau đớn không kể xiết”.

Hồ Biểu Chánh thường có sự lặp lại thành ngữ trong một tác phẩm hoặc sử dụng cùng một thành ngữ cho nhiều tác phẩm: “Thằng Jean cựa mình nó khóc, làm cho thầy thêm đứt ruột nát gan” (Thầy thông ngôn); “Còn Đỗ Thị thì thuở nay đã quen thói làm bà chủ nhà, sai khiến người, chớ chưa bị ai rầy rà, nay suy sụp phải lòn cùi thì bầm gam tím ruột, hở mặt châu mày” (Tiền bạc bạc tiền).

Ngoài ra, trong Cay đắng mùi đời tác giả còn cải biến cấu trúc theo phương thức đảo cấu trúc hai vế thành ngữ: thế thái nhơn tình (nhân tình thế thái).

Việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác tiểu thuyết là một trong những nét đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ của Hồ Biểu Chánh. Với việc sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết Cay đắng mùi đời nói riêng và nhiều tác phẩm khác nói chung có thể khẳng định rằng khó có nhà văn nào có khả năng vận dụng thành ngữ đa dạng

và sung mãn như vậy. Không những thế, với nhà văn Hồ Biểu Chánh, việc sử dụng thành ngữ đã trở thành một phong cách sáng tác tiểu thuyết. Dưới ngòi bút của tác giả, các thành ngữ vốn là những đơn vị có giá trị biểu cảm và mang tính cố định càng trở nên dễ hiểu và đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của mình đối với người nghe, người đọc.

3.3.3. Câu văn như “lời nói thường ngày”

Cù Đình Tú đã nhận xét: “Phong cách của Hồ Biểu Chánh là phong cách viết như nói, nói tiếng mà dân chúng Nam Bộ thường dùng hằng ngày vào đầu thế kỷ XX... Điều này phải ghi nhận ở văn Hồ Biểu Chánh qua vạn trang viết của ông là: ông viết tiểu thuyết bằng tiếng dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lẽ tự nhiên ai cũng hiểu đó là tiếng Việt, nhưng đó là tiếng ở một vùng cư dân đông đúc tại nơi phía Nam của Tổ quốc với những đặc trưng riêng của nó” [19; tr.228 – 233].

Có thể nó đúng là như vậy, câu văn giản dị tự nhiên, bình dân trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã góp phần làm nên sự thành công của tác giả khi thể hiện tính cách của con người Nam bộ: bộc trực, thẳng thắng, nói năng ít văn chương rào đón. Họ nghĩ sao nói vậy, nói thẳng ruột ngựa, không thích che đậy, giấu diếm. Câu văn trơn tuột như lời nói thường ngày đã hình thành nên một văn cách riêng của Hồ Biểu Chánh.

Hồ Biểu Chánh đã sử dụng câu văn trong tiểu thuyết của mình không đi theo hướng bác học mà ông đã dùng câu văn như lời nói thường ngày, sử dụng khẩu ngữ của dân chúng đồng bằng sông Cửu Long vào trong tác phẩm của ông. Đưa khẩu ngữ vào tác phẩm văn chương đó là một sự thay đổi lớn về quan niệm sáng tác: trước thế kỷ XX, các nhà văn thơ thường chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ. Đối với họ ngôn ngữ văn chương cần phải qua sàng lọc cẩn thân. Càng “cầu kỳ bóng bẩy” sẽ càng “trang trọng đài các” như thế mới “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu”.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)