Thực tiễn về hoạt động tự học Vật lí của sinh viên và việc hướng

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn tự học theo Môđun phần “động lực học chất điểm” thuộc môn Vật lí đại cương ở trường sĩ quan lục quân 1 (Trang 29)

Trường SQLQ1 thuộc khối nhà trường quân đội và là một trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Nhiệm vụ trung tâm của Nhà trường là đào tạo đội ngũ sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, SV phải có kiến thức hiểu biết đầy đủ và toàn diện trong các lĩnh vực được đào tạo để có đủ năng lực, trình độ trở thành người sĩ quan chỉ huy, làm công tác quản lí cấp phân đội, tiếp tục tham gia trực tiếp vào lĩnh vực đào tạo các thế hệ kế cận. SV đầu vào của Nhà trường có tư duy tốt trong các môn Khoa học tự nhiên, có sự

ham học hỏi và kiến thức nền móng vững vàng để tiếp cận với kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực đào tạo.

Môn Vật lí đại cương ở trường SQLQ1 có thời lượng ứng với 2 học trình. Như vậy, thời gian học trên lớp không nhiều, nội dung kiến thức lại dàn trải, dài và khó nên SV phải thường xuyên phải nghiên cứu tài liệu, việc học ở trên lớp chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn nội dung học để SV đọc và nghiên cứu ở nhà. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo trong thư viện thường hạn chế về số lượng, SV cũng không có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu nào khác do đặc thù các trường quân đội là việc ăn, ở tập trung, SV chưa được sử dụng mạng Internet, không được tham gia các câu lạc bộ học tập bên ngoài nhà trường, không có điều kiện tìm mua sách tham khảo thường xuyên, nên việc học tập các môn như toán, lí, hóa… gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do học tập trong môi trường quân đội nên SV trường SQLQ1 có nhiều thời gian tự học hơn. Việc tự học của SV được tổ chức nghiêm túc, có sự quản lí chặt chẽ của cán bộ chỉ huy đơn vị. Môi trường tập thể cũng giáo dục cho SV ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, kỹ năng làm việc hợp tác với người khác, tự chủ trong việc học.

1.3.1. Mục đích của việc điều tra

Điều tra để thu thập thông tin về thực trạng việc tự học của SV và việc hướng dẫn SV tự học của GV trong quá trình dạy học vật lí ở trường Sĩ quan lục quân 1.

1.3.2. Phương pháp điều tra

Để đánh giá được thực trạng việc tự học của SV và việc hướng dẫn SV tự học của GV trong quá trình dạy học vật lí ở trường Sĩ quan lục quân 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 1) kết hợp trao đổi trực tiếp với SV đào tạo bậc đại học (đối tượng đào tạo chủ yếu của nhà trường) năm thứ nhất, với GV trực tiếp giảng dạy môn Vật lí đại cương trong nhà trường.

- Nhận định về sự cần thiết của việc tự học: Hầu hết các GV đều đánh giá rất cao việc tự học là công việc rất cần thiết của HV (83,08%).Về phía SV, đa số SV cho rằng việc tự học là cần thiết (65,45%), chỉ có một số ít (4,48%) SV cho rằng bình thường. Qua đó thể hiện sự nhất trí cao của cả hai đối tượng với việc tự học. Đây là một thuận lợi cho quá trình dạy học môn Vật lí đại cương ở trường SQLQ1.

- Đánh giá nhận thức của SV với vấn đề tự học

+ Đa số GV đã thấy được ý nghĩa lâu dài của việc tự học là giúp HV nắm vững, củng cố, mở rộng kiến thức, giúp SV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập (85,6%), rèn luyện phong cách làm việc khoa học, năng lực tự học suốt đời (80,2%). Tuy nhiên có một vài ý kiến biểu hiện nhận thức chưa tốt chỉ cho rằng tự học giúp cho SV đạt kết quả cao trong kì thi.

+ Về phía SV, 72% SV nhận thức được vai trò của việc tự học, tuy nhiên đó chỉ là những hiệu quả trước mắt còn những vai trò của tự học mang tính cơ sở, nền tảng cho hiệu quả lâu dài thì chưa được đa số SV nhận thức đầy đủ và đánh giá thấp (75%). Điều này một phần đã phản ánh việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV ở trường SQLQ1.

- Về điều kiện cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu.

Hơn 85% GV cho rằng các phòng học hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu về tự học, thể hiện các phòng học khang trang, sạch sẽ, 100% phòng học có máy tính, máy chiếu. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo trong thư viện thường hạn chế về số lượng, SV cũng không có điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài liệu nào khác do đặc thù các trường quân đội là việc ăn, ở tập trung, SV chưa được sử dụng mạng Internet, không được tham gia các câu lạc bộ học tập bên ngoài nhà trường, không có điều kiện tìm mua sách tham khảo thường xuyên.

- Về việc kiểm tra tự học của SV:

Về vấn đề kiểm tra tự học của SV: Số SV có tự kiểm tra một số nội dung tự học là khá thấp (17,3%). Còn tự kiểm tra tất cả các nội dung tự học

thì ít được SV thực hiện (10%) và điều đáng quan tâm hơn là đa số SV không tự kiểm tra việc tự học của mình (72%).Thực trạng đã cho thấy nguyên nhân của vấn đề là nhận thức của SV về tự học chưa tốt: SV chưa thường xuyên làm kế hoạch tự học nên không có cơ sở để kiểm tra, SV

chưa thấy hết ý nghĩa của việc kiểm tra tự học.

- Việc GV hướng dẫn nội dung tự học của SV trong quá trình học tập. Các ý kiến đều cho là việc giới thiệu sách, tài liệu tham khảo đã được

GV quan tâm đúng mức. Tuy nhiên hệ thống giáo trình viết theo cách truyền thống là trình bày và thông tin kiến thức theo kiểu bày sẵn, một chiều nên ít có tác dụng chỉ đạo tự học do vậy cũng chưa có tác dụng bồi

dưỡng năng lực tự học cho SV. Việc GV hướng dẫn tổ chức Xêmina, giao bài tập thực hành cho SV đều đánh giá thực hiện không thường xuyên. SV

chưa được tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học, đã bỏ phí cơ hội tốt

để phát triển và bồi dưỡng các năng lực tự học.

- Về vấn đề GV kiểm tra nội dung tự học: Hơn 80% các GV đều cho rằng nội dung tự học là để SV tham khảo có thêm kiến thức hoặc hiểu sâu

hơn nội dung kiến thức. Do vậy hầu hết GV không kiểm tra các nội dung tự

học mà chỉ kiểm tra các nội dung truyền đạt trên lớp. Chính điều này ảnh

hưởng đến tính tự học của SV.

Từ những thực trạng trên, Bộ môn Vật lí trường SQLQ1 đã chọn lọc và viết giáo trình “Vật lí đại cương” cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của

Nhà trường. Tuy nhiên, việc hướng dẫn SV vận dụng kiến thức trong giáo trình vào việc nghiên cứu môn Vật lí để rèn luyện kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp kiến thức thì chưa có tài liệu cụ thể nào. GV môn Vật lí cũng gặp khó khăn trong việc hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu vì nội dung kiến rộng mà thời gian học lại hạn hẹp. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Vật lí đại cương nói riêng, tôi đó chọn

phương pháp hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu theo môđun vào trong

Kết luận chương 1

Trên đây chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của

phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Qua việc phân tích những vấn đề ở trên có thể rút ra một số kết luận

- Một trong những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại là kỹ

thuật mô đun được chuyển hóa vào quá trình dạy học đại học. Môđun dạy học

ra đời một mặt cho phép người ta thiết kế được các hệ thống dạy học phong

phú, đa dạng, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao, đem lại bước phát triển nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả đào tạo, mặt khác cho phép biên soạn tài liệu dạy học theo tiếp cận môđun. Đây là một công cụ hữu hiệu để SV tự

học – phân hóa – cá thể hóa với nhịp độ riêng của từng người.

-Ứng dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun là một giải pháp cấp bách, trước mắt để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên đây

cũng là một phần quan trọng của giải pháp cơ bản, lâu dài để nâng cao chất

lượng tự học của SV.

- Kết quả điều tra thực trạng tự học của SV trường SQLQ1cho thấy rằng SV đòi hỏi khả năng tự học cao nhưng hầu hết việc tự học chưa có

hiệu quả vì vậy rất cần có một tài liệu tự học với sự chỉ dẫn cụ thể.

Tất cả những vấn đề trên đây là cơ sở lí luận và thực tiễn giúp chúng tôi quyết định chọn vấn đề thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo

môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho SV trường SQLQ1. Đây cũng là nội dung chương 2 mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.

CHƯƠNG 2. BIÊN SOẠN TÀI LIU VÀ T CHỨC HƯỚNG DN T

HỌC THEO MÔ ĐUN PHẦN “ĐỘNG LC HC CHẤT ĐIỂM” THUC MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LC

QUÂN 1

2.1. Tm quan trng ca môn Vật lí đại cương trong công tác đào tạo ở trường Sĩ quan Lc quân 1

- Thông qua bộ môn VLĐC hình thành cho SV có những phẩm chất đạo

đức cơ bản của con người nhà trường XHCN – Việt Nam, hình thành thế giới quan Mác – Lênin, có lòng yêu nước, vững vàng trên con đường đã chọn là sống, chiến đấu, bảo vệ cho tổ quốc.

- Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trên mọi lĩnh vực được đào

tạo ban đầu,vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới về mọi mặt của đất nước.

- Là một trong những môn khoa học tự nhiên đóng góp vào việc phát triển các năng lực, phẩm chất của SV.

2.2. Mục tiêu và chương trình ca hc phn Vật lí đại cương trong công tác đào tạo ở trường Sĩ quan Lc quân 1

2.2.1. Mc tiêu

V kiến thc

Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản của VLĐC bao gồm các nội dung - Chuyển động cơ học và các quy luật của chuyển động

- Các định luật về chuyển động, các dạng năng lượng cơ học - Ánh sáng, các hiện tượng và định luật về ánh sáng

- Hạt nhân: cấu tạo, biến đổi hạt nhân và năng lượng hạt nhân

V kỹ năng

- Vận dụng kiến thức cơ bản để giải thích các hiện tượng trong đời sống

đặc biệt là trong hoạt động quân sự và giải các bài tập có liên quan - Rèn luyện khả năng tư duy của SV

- Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu bài học môn VLĐC và nghiêm

túc khi tiến hành thí nghiệm.

- Có lòng tin vào khoa học, có tinh thần yêu thích môn Vật lí, ham học hỏi và hứng thú với môn Vật lí.

- Nhìn nhận thế giới quan một cách khoa học.

2.2.2. Chương trình đào tạo

· Thời lượng : 2 đơn vị học trình (30 tiết)

· Nội dung học phần gồm : Phần 1: Động học chất điểm Phần 2: Động lực học chất điểm Phần 3: Công , năng lượng Phần 4: Quang học

Phần 5: Vật lí hạt nhân

2.3. Ni dung kiến thc và mc tiêu phần “Động lc hc chất điểm” thuc môn Vật lí đại cương ở trường SQLQ1.

2.3.1. Ni dung kiến thc Bài Ni dung kiến thc Bài 1. Các định luật Niutơn 1.Định luật 1 Niutơn + Phát biểu định luật + Định nghĩa quán tính

+ Định nghĩa hệ quy chiếu quán tính

2. Định luật 2 Niutơn

+ Phát biểu định luật

+ Phương trình cơ bản của động lực học chất điểm

3. Định luật 3 Niutơn

+ Phát biểu định luật

+ Tính tổng nội lực trong hệ cô lập Bài 2: Các lực cơ 1. Lực hấp dẫn, trọng lực

học + Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn + Biểu thức tính trọng lực ở độ cao bất kì 2. Lực đàn hồi + Đặc điểm của lực đàn hồi + Định luật Huc 3. Lực ma sát + Các loại lực ma sát + Biểu thức tính lực ma sát Bài 3: Động lượng, các định lí về động lượng

1. Khái niệm động lượng, xung lượng + Khái niệm động lượng

+ Khái niệm xung lượng

+ Ý nghĩa của động lượng, xung lượng

2. Các định lí động lượng + Định lí 1 + Định lí 2 + Hệ quả Bài 4: Định luật bảo toàn động lượng

1. Bảo toàn động lượng của hệ cô lập + Hệ hai chất điểm

+ Hệ n chất điểm

2. Biến thiên và bảo toàn động lượng của hệ không cô lập

+ Hệ chịu tác dụng của ngoại lực + Bảo toàn động lượng theo phương

2.3.2. Mc tiêu

2.3.2.1.V kiến thc

- Phát biểu được định luật 1 Niutơn, hiểu được ý nghĩa của định luật - Phát biểu và viết biểu thức định luật 2 Niutơn.

- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức của định luật - Phát biểu và viết được biểu thức định luật Huc

- Nêu được đặc điểm của các lực ma sát, viết biểu thức tính lực ma sát

- Biểu diễn các lực và nêu tác dụng của lực đối với vật chuyển động trên các dạng quỹ đạo thẳng và quỹ đạo cong

- Nắm được khái niệm động lượng, xung lượng - Thiết lập được các định lí động lượng

- Chứng minh được sự bảo toàn động lượng trong hệ cô lập

- Chỉ ra được sự không bảo toàn động lượng và bảo toàn động lượng trong hệ

không cô lập ( hệ chịu tác dụng của ngoại lực).

Bảng 2.1. Bảng mô tả mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức

Cấp độ nhn thc Ni dung kiến thc Nhn biết Thông hiu Vn dng Các định lut Niu- tơn - Phát biểu được định luật 1 Niutơn, hiểu được ý nghĩa của định luật - Chuyển động với vận tốc giữ nguyên không đổi (đứng yên và chuyển động thẳng đều) gọi là chuyển động theo quán tính. Chuyển động theo quán tính là chuyển động vốn đã có sẵn ở một vật không chịu tác dụng của ngoại lực. Lực tác dụng lúc ta

đang xét không gây ra

vận tốc mà chỉ làm

thay đổi vận tốc của

- Vận dụng được định luật 1 Niu tơn và khái

niệm quán tính đế giải thích một số hiện

tượng thực tế cuộc sống và trong các hoạt

động học tập quân sự. Từ việc thấy được vai trò của quán tính, có ý thức và biện pháp

tăng hay giảm mức quán tính của chuyển

vật. - Phát biểu và viết biểu thức định luật 2 Niutơn. - Muốn gây gia tốc cho vật, phải có lực tác dụng lên nó. - Nếu xét trong hệ tọa

độOxyz, mỗi phương

của lực, chất điểm sẽ thu được một gia tốc thành phần theo phương của lực đó: Fx=max; Fy=may; Fz=maz - Trọng lực là lực tác dụng vào chất điểm m và gây cho nó gia tốc

rơi tự do Pr=m.gr - Khi các vật trong một hệ chuyển động với cùng một gia tốc thì gia tốc đó được gọi là gia tốc của hệ, còn m = m1 + m2 + ... được gọi là khối lượng của hệ. Khi ấy, ta có thể áp dụng định luật II Niu-tơn cho hệ

vật - Phát biểu và viết biểu thức định luật 3 Niutơn - Lực và cặp lực đặt trên hai vật khác nhau nên chúng không có hợp lực và không cân bằng nhau được. - Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng có tính tương tác. - Giải thích một số hiện tượng trong thực tế Động lượng. Các định lí, định lut về động lượng - Nắm được khái niệm động lượng, xung lượng - Thiết lập được

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn tự học theo Môđun phần “động lực học chất điểm” thuộc môn Vật lí đại cương ở trường sĩ quan lục quân 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)