Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Động học chất điểm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Động học chất điểm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh lớp 10. (Trang 35)

B. NỘI DUNG

2.4.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Động học chất điểm

Để viết được một bài trắc nghiệm đảm bảo độ tin cậy là việc làm rất khó. Để cố gắng đạt được điều đó, ở chương này chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu nội dung kiến thức chương Động học chất điểm; từ đó xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với từng kiến thức mà HS cần đạt được kết hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá để soạn thảo 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ở 3 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng nhắm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Sau đây là 40 câu hỏi mà chúng tôi đã dựa trên kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Câu 1.01.1B: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trái đất được coi là chất điểm khi chuyển động xung quanh Mặt trời.

B. Mặt Trăng không được coi là chất điểm khi chuyển động xung quanh Trái Đất. C. Ô tô được coi là chất điểm khi chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng.

D. Trái bóng được coi là chất điểm khi lăn từ đầu sân đến cuối sân bóng.

* Mục tiêu kiểm tra trình độ thông hiểu của HS về khái niệm chất điểm trong chuyển động cơ.

* HS cần nhớ được rằng mọi vật đều có kích thước. Nếu vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quãng đường đi được hay rất nhỏ so với phạm vi chuyển động thì vật đó được coi là chất điểm. Mặt Trăng là vật có kích thước rất nhỏ so với Trái đất vì Mặt trăng là hành tinh của Trái Đất nên nó được xem là chất điểm đối với Trái đất. Đáp án đúng là B. Nếu HS cho rằng quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là gần hơn rất nhiều so với từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh thì ôtô không được coi là chất điểm và chọn phương án C. Nếu HS cho rằng Trái Đất là rất lớn còn Mặt Trời là nhỏ theo quan sát hằng ngày sẽ chọn phương án A. Lập luận tương tự với trái bóng thì HS sẽ chọn phương án D.

Câu I.04.2B: Một đoàn tàu rời ga nhanh dần đều về phía Bắc và đoàn tàu thứ 2 đến ga chậm dần đều về phía Nam. Hướng của vectơ gia tốc hai đoàn tàu như thế nào? A. Cả hai gia tốc đều cùng hướng Bắc - Nam.

B. Cả hai gia tốc đều cùng hướng Nam.- Bắc.

C. Gia tốc tàu thứ nhất có hướng Bắc-Nam, gia tốc tàu thứ 2 có hướng Nam-Bắc. D. Gia tốc tàu thứ nhất có hướng Nam-Bắc, gia tốc tàu thứ 2 có hướng Bắc-Nam.

* Mục đích kiểm tra mức độ thông hiểu của HS về hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

* HS cần phải hiểu được với chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc cùng hướng chuyển động nếu chậm dần đều thì có hướng ngược lại. Vì vậy, 2 xe chuyển động ngược chiều nhưng một xe chuyển động chậm và một xe chuyển động nhanh dần nên vectơ gia tốc 2 đoàn tàu cùng hướng và là hướng Bắc – Nam. Đáp án đúng là B. Nếu HS hiểu ngược lại sẽ chọn phương án A. Nếu nhầm chuyển động nhanh dần đều có hướng gia tốc ngược chuyển động và tương tự với chậm dần đều sẽ chọn

phương án C. Nếu nhầm hướng vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động sẽ chọn phương án D.

Câu 1.02.3A: Chọn câu đúng.

A. Độ dời = Tọa độ đầu – Tọa độ cuối.

B. Vận tốc trung bình = Quãng đuờng đi đuợc/Thời gian đi đuợc. C. Tốc độ trung bình = Độ dời/Thời gian thực hiện độ dời.

D. Độ lớn vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời.

* Mục đích kiểm tra mức độ nhận biết về: Các đại lượng cơ bản trong chuyển động thẳng của vật như độ dời, vận tốc trung bình, tốc độ trung bình.

* HS cần nắm được vận tốc tức thời ở thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động và khi t rất nhỏ thì độ lớn vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời. Từ đây HS có thể chọn ngay đáp án đúng là D. Nếu HS chỉ đọc lượt qua nhầm lẫn giữa tọa độ đầu và tọa độ cuối thì chọn ngay đáp án là A. Nếu HS không học bài thì giữa câu B và C do có sự xáo trộn chuyển đổi lẫn nhau vì vậy nếu nhầm HS sẽ chọn đáp án này.

Câu 1.2.4A: Chọn câu đúng:

A. Độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời. B. Vận tốc trung bình luôn dương.

C. Quãng đường đi được của chất điểm luôn luôn bằng độ lớn vectơ độ dời. D. Độ lớn của vận tốc trung bình luôn luôn bằng tốc độ trung bình.

* Mục đích kiểm tra mức độ nhận biết về: Các khái niệm vật lý như quãng đường, độ dời, vận tốc trung bình, tốc độ trung bình, vận tốc tức thời.

* HS cần nhớ: Điều kiện trong khoảng thời gian rất nhỏ t, chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều và vận tốc tức thời có độ lớn trùng với tốc độ tức thời

t S t x     

thì HS sẽ chọn ngay đáp án đúng là A, nếu HS nghĩ quãng đường đi được trùng với độ dời mà quên rằng nó chỉ đúng khi chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy đó là chiều dương của trục tọa độ sẽ chọn đáp án C. Nếu HS quên

công thức 1 2 1 2 t t x x vtb  

thì sẽ chọn đáp án B. Nếu HS cho rằng chất điểm chuyển động 1 chiều và lấy chiều đó làm chiều dương sẽ chọn đáp án D.

Câu 1.02.5B: Chọn câu đúng nhất. x A. Chất điểm chuyển động theo chiều dương

B. Chất điểm chuyển động với vận tốc giảm dần. x0 C. Chất điểm chuyển động thẳng đều.

D. Chất điểm đứng yên. O t * Mục đích kiểm tra mức độ thông hiểu của HS về: Chuyển động thẳng đều và cách đánh giá về đồ thị.

* HS chỉ cần nhìn vào đồ thị và thấy rằng dù thời gian tăng nhưng quãng đường của vật không thay đổi tức vật đang đứng yên. Đáp án đúng là D. Nếu HS nhìn nhầm x là v thì sẽ chọn C. Nếu HS cho rằng chiều dương từ gốc O sang phải

và vật đang đi theo chiều đó sẽ chọn phương án A. Nếu từ công thức v x t

 

 và cho

rằng x không đổi nhưng thời gian tăng thì vận tốc giảm. Do đó chọn phương án B.

Câu 1.02.6C: Lúc 6h một ô tô xuất phát từ A đi về B với vận tốc 60km/h và cùng lúc một ô tô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50 km/h. A và B cách nhau 220 km. Lấy AB làm trục tọa độ, A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6h. Cặp phương trình nào sau đây của ô tô ở A và B?

A.       t x t x 50 220 60 2 1 B.         ) 6 ( 50 220 ) 6 ( 60 2 1 t x t x C.       t x t x 50 220 60 2 1 D.        220 50 220 60 2 1 t x t x

* Mục đích kiểm tra mức độ vận dụng: Phương trình chuyển động của vật ứng với hệ quy chiếu đã cho sẵn.

* HS cần nắm vững kiến thức: Phương trình chuyển động của vật trong chuyển động thẳng đều. Dựa vào giả thiết đã cho là hệ quy chiếu, áp dụng vào phương trình chuyển động ta được ngay đáp án A. Nếu viết được phương trình tổng quát nhưng không áp dụng được hệ quy chiếu tức nghĩ rằng 2 ô tô đều có cùng x0 sẽ chọn đáp án D. Nếu quên gốc thời gian chọn lúc 6h mà cho là 0h thì chọn đáp án là B. Nếu quên xe 2 chuyển động ngược chiều dương tức xe 2 chuyển động với vận tốc v2 = 50km/h và đưa vào phương trình x = x0 +vt sẽ chọn đáp án C.

Câu 1.02.7C: Một ô tô chạy trên đường thẳng từ A đến B với vận tốc 50 km/h rồi trở về A với vận tốc

3

25m/s. Vận tốc trung bình của ô tô cả đi và về là:

A. 37,5 km/h B. 18,75 km/h C. 40 km/h D. 7 100

km/h * Mục đích kiểm tra trình độ vận dụng của HS về: Cách đổi đơn vị, vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng.

* HS cần nhớ được: Công thức tính thời gian khi có quãng đường và vận tốc

v AB

t  , cách đổi đơn vị và công thức tính vận tốc trung bình

2 1 2 t t AB vtb   trong

chuyển động thẳng sẽ chọn ngay đáp án đúng là A. Nếu HS quên đổi đơn vị sẽ chọn đáp án D. Nếu HS nghĩ vận tốc trung bình bằng vận tốc 2 lần đi cộng lại chia 2 sẽ chọn đáp án C. Nếu HS quên vận tốc trung bình trên đoạn đường ngược lại mà không nhân 2 sẽ chọn đáp án là B.

Câu 1.04.8A: Chọn câu đúng:

Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động biến đổi đều là:

A. Với a, v cùng dương. C.Là đường thẳng song song với trục t. v v

vo v0

O t O t B. Với a, v cùng âm. D. Với v>0 và a < 0. v v

O t1 t O t vo vo

* Mục đích kiểm tra mức độ nhận biết của HS về: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động biến đổi đều.

* HS cần nhớ kiến thức: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tại thời điểm t vận tốc v cùng dấu với gia tốc a, giá trị vận tốc tăng theo thời gian hoặc nhớ đồ thị có sẵn trong SGK. HS có thể thấy ngay đáp án đúng là A. Nếu HS nhớ nhầm đồ thị vận tốc theo thời gian khi v < 0 và a > 0 sẽ chọn đáp án B. Nếu HS nhớ nhầm

đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều sẽ chọn phương án C. Nếu HS nhầm trường hợp khi v > 0 và a > 0 sẽ chọn đáp án D.

Câu 1.04.9A: Chọn câu sai:

A. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có gia tốc tức thời không đổi.

B. Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ gia tốc hướng theo chiều âm.

C. Đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của đường parabol.

D. Hệ số góc của đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều bằng gia tốc chuyển động.

* Mục đích kiểm tra mức độ nhận biết của HS về: Định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức tính hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian, đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều, so sánh với chuyển động thẳng đều.

* HS cần nắm vững kiến thức: Chuyển động thẳng biến đổi đều được định nghĩa là chuyển động thẳng có gia tốc tức thời không đổi và hệ số góc của đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều bằng gia tốc chuyển động cũng như đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của đường parabol. Vì vậy đáp án đúng là B. Bởi vì, HS phải nhớ trong chuyển động thẳng chậm dần đều a có thể âm hoặc dương và phụ thuộc vào v. Nếu HS không nhớ được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều sẽ chọn A. Nếu nhầm công thức hệ số góc của đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều sẽ chọn D. Nếu HS nhầm với đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều sẽ chọn C.

Câu 1.4.10B: Vận tốc của một chất điểm trong chuyển động thẳng biến đổi đều cho bởi: v = 3 – 2t. Trong đó v tính bằng m/s; t tính bằng s.

Tính chất nào của chuyển động sau đây là đúng?

A. Chuyển động thẳng biến đổi đều. B. Lúc đầu chậm dần đều, sau nhanh dần đều. C. Chuyển động chậm dần đều. D. Lúc đầu nhanh dần đều, sau chậm dần đều.

* Mục đích kiểm tra trình độ thông hiểu của HS về: Sự biến đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

* HS cần nhớ được: Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều từ đó rút ra được gia tốc, sau đó xét từng trường hợp cụ thể tức là xét tích a.v từ đó kết luận về chuyển động nhanh dần dều và chậm dần đều và chọn đáp án đúng là B. Nếu HS nhìn vào phương trình vận tốc và cho rằng a < 0 chất điểm chuyển động chậm dần đều sẽ chọn đáp án C. Nếu HS quên cách giải bất phương trình của tích a.v hoặc HS sẽ cho t tăng dần từ 0 trở đi và lúc đầu v > 0 sau đó v < 0 mà không xét tích av sẽ chọn đáp án D. Nếu HS cho rằng thiếu dữ kiện để kết luận sẽ chọn đáp án A.

Câu 1.04.11C: Chọn câu sai:

Một vật chuyển động trên đường thẳng. Lúc đầu vật có vận tốc 12m/s, sau 10s vật có vận tốc là 8m/s; 10s tiếp theo có vận tốc 14,4km/h.

A. Vật chuyển động chậm dần đều.

B. Gia tốc trung bình trong 20s là: a2 = -0,4 m/s2. C. Vật chuyển động thẳng nhưng không đều.

D. Gia tốc trung bình trong 10s đầu là: a1 = -0,4 m/s2.

* Mục đích kiểm tra mức độ vận dụng của HS về: công thức tính gia tốc trung bình trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

* HS cần nhớ được công thức tính gia tốc trong hai giai đoạn. Ngoài ra, còn phải nhớ được rằng vật chuyển động chậm dần đều hay nhanh dần đều phải xét tích hai yếu tố là vận tốc và gia tốc. Nếu tích av > 0 vật sẽ chuyển động nhanh dần đều, nếu av < 0 vật sẽ chuyển động chậm dần đều. Như vậy áp dụng cho bài toán này ta chưa thể kết luận được vật chuyển động chậm dần hay nhanh dần đều được. Vì vậy, đáp án đúng là A. Nếu cho rằng gia tốc bằng nhau mà quên xét tích av sẽ kết luận rằng vật chuyển động chậm dần đều và chọn đáp án C. Nếu nhớ nhầm công thức tính gia tốc sẽ chọn đáp án D. Nếu quên đổi đơn vị trong giai đoạn sau sẽ chọn phương án B.

Câu1.5.12A: Chọn câu sai:

Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu:

A. a < 0 và v0 < 0 B. a > 0 và v0 = 0 C. a < 0 và v0 > 0 D. a < 0 và v0 = 0 * Mục tiêu kiểm tra mức độ nhận biết của HS về tính chất chuyển động của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

* HS cần phải nhớ được công thức v = v0 + at và kết luận về tích av trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Khi a < 0 và v > 0 thì tích av < 0 suy ra chuyển động của vật là chậm dần đều. Vậy đáp án đúng là C. Nếu cho rằng vật chuyển động chậm dần đều thì v < 0 hoặc a < 0 sẽ chọn đáp án A. Nếu cho rằng v0 = 0 nhưng v có thể âm mà quên giả thiết đã cho a > 0 sẽ chọn đáp án B. Nếu cho rằng a < 0 vật chuyển động chậm dần đều sẽ chọn đáp án D.

Câu 1.05.13B: Chọn công thức sai:

Chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ với chiều dương là chiều chuyển động thì: A. v = at B. S = 2 2 1 at C. v 2aS D. a S t 2 

* Mục đích kiểm tra mức thông hiểu của HS về: Công thức vận tốc, phương trình chuyển động, mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

* HS cần nhớ được kiến thức: Ứng với gốc tọa độ khi vật đang đứng trạng thái nghỉ, gốc thời gian lúc vật bắt đầu chuyển động và v0 = 0 nên từ công thức vận tốc ta có v = at; từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều ta có S = x =

2

2 1

at ; từ mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc ta có v2 = 2aS. Vì vậy HS có

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Động học chất điểm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh lớp 10. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)