Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Lượng tử ánh sáng Vật lí 12 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ARI-Quiz (Trang 40 - 42)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đạt tiêu chuẩn, yêu cầu về số lần thử nghiệm nhiều hơn, thu nhập số liệu và phân tích trên nhiều nhóm HS khác nhau.

Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gồm 10 bước và được chia làm 4 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: Quy hoạch bài trắc nghiệm

Bước 1: Phân tích nội dung môn học

Đây là khâu quan trọng không thể thiếu mà người soạn đề kiểm tra trắc nghiệm cần phải làm. Bằng cách phân tích nội dung của một bài học, một chương hoặc nhiều chương, hoặc của cả năm học, GV xác định được những kiến thức và kĩ năng cần thiết, quan trọng mà người học cần phải lĩnh hội. Việc xác định đúng mục tiêu để đưa ra những nội dung cần kiểm tra đánh giá không phải là một công việc dễ dàng, vì giữa nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra tuy có quan hệ chặt chẽ nhưng không nhất thiết phải đưa tất cả nội dung của môn học vào bài kiểm tra. Những mục tiêu này phải là mục tiêu có thể đo lường được, được định nghĩa rõ ràng, cụ thể và phải bao gồm cả nội dung học tập cần thiết. Để dễ dàng cho việc xác định đúng mục tiêu và có một quy chuẩn cụ thể, từ năm 2009, Bộ Giáo dục –Đào tạo đã ban hành quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt được cho mỗi bài học. Nhờ vậy, việc xác định nội dung cần kiểm

41 tra trở nên thống nhất và đồng bộ hơn. Kết quả của công việc là một bảng liệt kê những trọng tâm kiến thức cần đo lường.

Bước 2: Xác định các mục tiêu nhận thức cho từng nội dung:

Cơ sở để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm là các mức độ nhận thức như nhận biết, thông hiểu, vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao như đã trình bày ở chương I. Người soạn đề trắc nghiệm liên hệ các nội dung kiến thức được phân tích ở bước 1 với các mức độ nhận thức tương ứng. Để việc đo lường được cụ thể và khả thi, các mục tiêu kiến thức nên gắn liền với các động từ hành động để chỉ rõ hành vi và mục tiêu cần đạt được.

Bước 3: Thiếp lập dàn bài trắc nghiệm

Dàn bài trắc nghiệm được gọi là khung ma trận hai chiều, trong đó biểu thị các chủ điểm nội dung, chiều còn lại biểu thị mục tiêu nhận thức mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Trong đó các mục tiêu thường được để dưới dạng %. Điều chỉnh tỉ lệ phần trăm giữa các phần Biết, Hiểu, Vận dụng sẽ làm thay đổi độ khó của bài trắc nghiệm đó.

Giai đoạn 2: Soạn câu trắc nghiệm và tạo đề tương đương.

Bước 4: Soạn câu hỏi trắc nghiệm

Dựa theo khung ma trận hai chiều, GV soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo sự phân bố tỉ lệ phần trăm đã tính toán. Số câu hỏi cần nhiều hơn số câu ghi trong khung ma trận để khi thảo luận có thể phải bỏ bớt một số câu chưa hợp lí. Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ) thích hợp dùng để xây dựng thành ngân hàng câu hỏi hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác.

Bước 5: Trao đổi với đồng nghiệp.

Các câu hỏi soạn xong nên đưa ra thảo luận trong nhóm đồng nghiệp. Điều này giúp hoàn thiện đề kiểm tra hơn. Nhiều đồng nghiệp sẽ giúp tìm ra lỗi sai sót, điểm yếu, lỗi chưa phù hợp, chưa rõ ràng mà người soạn không chú ý đến.

Bước 6: Làm đề thi gốc và tạo các đề tương đương

Câu hỏi sau khi được sửa chữa và hoàn thiện sẽ được tập hợp lại thành một đề gốc hoàn chỉnh, số câu và cấu trúc tương ứng với khung ma trận đề. Từ đây sẽ xáo trộn vị trí các câu hỏi thành nhiều đề thi cùng nội dung, chỉ khác về vị trí câu hỏi.

42 Hoặc cũng có thể xáo trộn vị trí các lựa chọn A, B, C, D trong từng câu hỏi. Nhờ vậy mà hạn chế được việc học sinh trao đổi, thông báo đáp án cho nhau.

Giai đoạn 3: Tổ chức thi và chấm thi.

Bước 7 : Tổ chức thi và chấm thi

Việc tổ chức thi và chấm thi khác nhau tùy thuộc vào việc thí sinh thi trên máy vi tính hay làm bài trên giấy

-Khi thi trên máy vi tính, mọi thông số đã được thiết lập, khi kết thúc chương trình sẽ thông báo ngay kết quả cho thí sinh câu trả lời đúng, câu trả lời sai và điểm số. Câu trả lời của học sinh đồng thời được lưu trên cùng 1 file dữ liệu và thông tin này được sử dụng cho giai đoạn 4.

-Khi làm bài trên giấy nên thiết kế bảng trả lời riêng để tiện cho việc chấm điểm. Nếu số lượng bài thi ít có thể dùng bảng đục lỗ đáp án. Nếu số lượng nhiều có thể dùng máy quét quang học, rất tiện lợi và chính xác.

Giai đoạn 4: Phân tích và lưu trữ câu trắc nghiệm

Bước 8: Phân tích bài trắc nghiệm

Bước 9: Phân tích câu trắc nghiệm

Bước 10: Sửa chữa và lưu trữ câu trắc nghiệm

Ở bước 9 và 10 này ta sẽ biết được câu trắc nghiệm nào tốt và câu nào còn có vấn đề để điều chỉnh. Có câu phải loại bỏ hoặc thay đổi mồi nhử, sửa lại câu dẫn hoặc thay đổi cách hành văn. Những điều chỉnh này đều dựa trên các chỉ số tính được và lấy hệ thống kiến thức chuyên môn làm nền tảng. Sau đó các câu hỏi đã đạt yêu cầu sẽ được lưu trữ và sử dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Lượng tử ánh sáng Vật lí 12 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ARI-Quiz (Trang 40 - 42)