ĐỐI TƯỢNG PHẢI TIẾN HÀNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO “NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG CÔNG SUẤT 300.000 SẢN PHẨM GỖNĂM” (Trang 36 - 37)

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư, bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án.

- Tạo cơ hội chủ động cho chủ đầu tư trong công tác phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao.

- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.

Thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải căn cứ:

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2019 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Căn cứ theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP về danh mục các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cách thức tra cứu như sau:

- Tra cứu cột (2): loại hình dự án. - Tra cứu cột (3): quy mô dự án.

2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

2.3 ĐỐI TƯỢNG PHẢI TIẾN HÀNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG

Nếu dự án của thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (3) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM cấp Sở (thành phố). Nếu dự án có quy mô lớn hơn nhiều so với quy định tại cột (3) thì sẽ xem tiếp Phụ lục III (phê duyệt DTM cấp Bộ) để xác định cấp phê duyệt của dự án.

Nếu dự án đã lập ĐTM nhưng nằm trong các khoản sau đây sẽ thuộc các đối tượng cần lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định đánh giá tác động môi trường.

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

- Theo đề nghị của chủ dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường không được phép tạo lập bởi chủ dự án mà phải thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện chức năng về lập ĐTM. Quá trình làm việc để soạn thảo báo cáo bao gồm các bước:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO “NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG CÔNG SUẤT 300.000 SẢN PHẨM GỖNĂM” (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)