Điều kiện tự nhiên xung quanh khu vực xây dựng dự án và KCN Đại Đăng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO “NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG CÔNG SUẤT 300.000 SẢN PHẨM GỖNĂM” (Trang 52 - 59)

1. Điều kiện về địa lý, địa chất:

Địa chất công trình

Theo Báo đánh giá tác động môi trường của KCN Đại Đăng đã dược duyệt thì khu vực thực hiện dự án nằm trong KCN Đại Đăng thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một khoảng 8km về phía Đông Bắc.

Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ cao nhất nằm ở khu vực Tây Bắc là 32,68m so với mực nước biển. Cao độ thấp nhất nằm ở khu vực Đông Nam là 27,83m.

Theo báo cáo địa chất khu vực dự án của KCN Đại Đăng thì địa chất khu vực dự án khá tốt cho việc triển khai xây dựng nhà máy.

Địa chất khu vực dự án được bao phủ bên trên bởi các trầm tích tuổi Pleistocene aQI-III đại diện bởi các lớp sét và sét cát lẫn dăm sạn với bề dày thay đổi khoảng 9- 10m, bên dưới là các lớp cát sét và cát thành phần hạt thay đổi từ mịn đến trung và thô, phân bố xen kẽ rất phức tạp.

Trong phạm vi độ sâu khảo sát, ngoại trừ lớp cát đắp khoảng 1,2 – 1,3m, địa tầng khu vực bao gồm các lớp đất sau:

- Lớp 1: Sét màu nâu vàng, xám vàng, trạng thái cứng: Bề dày lớp 1,2m (độ sâu đáy lớp 2,4m). Sét có hàm lượng các hạt mịn (sét và bột) khoảng 60% hàm lượng.Các hạt thô (cát và sạn sỏi) chiếm hàm lượng khoảng 39%, còn lại là cát mịn và cát bột.

- Lớp 2a: Dăm sạn laterite lẫn sét lấp nhét màu nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái cứng: Bề dày khoảng 1,4 – 1,8m (độ sâu đáy lớp 2,6 – 3,1m). Về thành phần hạt, dăm sạn laterite chiếm hàm lượng khoảng 60 – 65% trong đó chủ yếu là dăm sạn hạt vừa và hạt to (kích thước trên 5mm). Cát có thành phần phức hợp. Hàm lượng hạt cát mịn dao động trong khoảng 20 – 26%.

- Lớp 2b: Sét dăm sạn màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng: Bề dày thay đổi mạnh từ khoảng 2,3 – 7,0m (độ sâu đáy lớp dao động từ 5,4m đến 9,3 – 9,6m). Về thành phần hạt, hàm lượng cát mịn (sét và bột) thay đổi mạnh từ khoảng 30 - 35 đến 50 – 60%. Dăm sạn chiếm hàm lượng thay đổi từ khoảng 15 – 20% đến khoảng 35 – 45%. Cát có thành phần phức hợp.

- Lớp 3: Sét cát màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng: Bề dày 5,4m (độ sâu đáy lớp 10,8m). Về thành phần hạt, hàm lượng cát mịn (sét và bột) dao động trong

3.2 KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (ĐỊA HÌNH, THỔ NHƯỠNG,...) VÀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC HOẶC KCN XÂY DỰNG DỰ ÁN. KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC HOẶC KCN XÂY DỰNG DỰ ÁN.

khoảng 40 – 60% trong đó hàm lượng sét khoảng 25 – 30%. Cát có thành phần chủ yếu là cát mịn và cát trung.

- Lớp 4a: Cát sét hạt trung - mịn, màu nâu vàng, vàng xậm, trạng thái dẻo: Bề dày trên 10m (độ sâu đáy 20,5m). cát sét có hàm lượng các hạt thô (cát và sạn sỏi) dao động trong khoảng 65-83% trong đó cát trung và cát mịn là chủ yếu (trung bình khoảng 55% hàm lượng). Sỏi sạn hầu hết có hàm lượng dưới 5% nhưng đôi khi đạt đến trên 30%.

- Lớp 4b: cát trung –thô màu xám vàng, nâu vàng, lẫn ít sạn sỏi, trạng thái chặt vừa: Bề dày khoảng 1,5-2,8m. Cát có hàm lượng các hạt thô (cát và sạn sỏi) đạt trên 85% trong đó chủ yếu là cát thô và cát trung. Cát hạt mịn (sét và bột) chiếm khoảng 9- 14% hàm lượng.

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN Đại Đăng)

3. Điều kiện khí hậu:

Dự án nằm trong khu vực khí hậu của tỉnh Bình Dương mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm kèm theo mưa nhiều và phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ thàng 5 - 11 và mùa khô từ tháng 12-4 năm sau. Trong những năm gần đây, khí hậu của khu vực nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung đã có những diễn biến bất thường. Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2018, sự biến đổi khí hậu của tỉnh trong những năm qua như sau:

Nhiệt độ:

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương thì trong năm 2018, nhiệt độ trung bình năm là 27,90C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 – 29,60C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 với 26,80C. Nhiệt độ trung bình của tỉnh qua các tháng qua các năm (2015-2018) được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí trung bình qua các tháng trong giai đoạn 2015-2018 (0C)

Năm

Tháng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 25,3 27,8 27,1 26,8 2 25,9 27,3 28,0 26,9 3 28,3 28,5 28,1 28,7 4 29,1 30,5 28,9 29,6 5 29,7 30,2 28,4 28,5 6 27,9 28,1 28,4 27,7 7 27,6 2,6 27,5 27,8 8 27,9 27,7 27,8 27,5 9 27,7 27,3 28,2 27,1 10 27,8 26,9 27,4 27,8 11 27,7 27,5 27,3 27,9 12 27,3 26,5 26,8 28,1 Trung bình cả năm 27,7 28,0 27,8 27,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2018)

Lượng mưa:

Trong năm 2018, tỉnh Bình Dương có lượng mưa trung bình là 2.291,4 mm/năm. Lượng mưa trung bình trong năm 2017 là 212,85 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 với 493,6 mm. Tháng mưa ít nhất là tháng 3 với 35,0 mm. Lượng mưa trung bình trong giai đoạn từ năm 2015-2018 như bảng sau:

Bảng 3.4: Lượng mưa trung bình qua các tháng trong giai đoạn 2015-2018 (mm)

Năm

Tháng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 0,6 19,8 32,0 57,4 2 1,2 - 140,6 - 3 - - 28,0 35,0 4 135,4 8,4 166,8 108,2 5 123,6 169,8 311,6 326,4 6 369,2 359,2 169,2 281,6 7 313,6 214 274,0 204,2 8 236,6 251,8 206,8 222,8 9 489,6 741,6 336,2 493,6 10 196,8 391,2 411,0 260,6 11 197,6 301,6 202,4 250,8 12 40,2 26,4 175,6 50,8 Tổng cả năm 2.104,4 2.483,8 2.454,2 2.291,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2018)

Độ ẩm không khí:

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương thì trong năm 2018, độ ẩm trung bình là 87%; độ ẩm cao nhất đạt 94% vào tháng 9; độ ẩm thấp nhất là 79% vào tháng 3 và tháng 4. Độ ẩm trung bình qua các năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.5: Độ ẩm không khí TB qua các tháng trong giai đoạn 2015-2018 (%)

Năm

Tháng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 80 80 84 88 2 77 70 82 80 3 75 76 81 79 4 79 76 86 79 5 84 84 93 89 6 90 92 92 91 7 92 92 94 93 8 91 94 94 92 9 91 94 93 94 10 90 96 93 90 11 89 91 91 88 12 84 90 83 86 Trung bình cả năm 85 86 89 87

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2018)

Số giờ nắng trong năm:

Số giờ nắng trung bình trong năm 2018 là 2.208,5 giờ; tháng 2 là tháng có số giờ nắng cao nhất (231,4 giờ) và tháng 7 là tháng có số giờ nắng ít nhất (khoảng 144,2 giờ). Số giờ nắng trung bình qua các tháng và năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.6: Số giờ nắng trung bình qua các tháng trong giai đoạn 2015-2018 (giờ)

Năm

Tháng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 199,5 202,6 183,7 172,0 2 205,4 233,2 189,1 2314 3 260,5 261,6 252,0 229,0 4 234,4 270,9 221,8 217,2 5 223,4 195,0 181,3 196,3 6 180,2 172,8 176,0 172,0 7 170,7 191,7 151,0 144,2 8 215,5 167,3 165,0 158,4 9 196,8 169,8 185,9 150,4 10 211,2 130,9 142,1 198,0 11 183,0 158,2 161,4 162,0 12 176,6 106,5 197,0 177,6 Tổng cả năm 2.457,2 2.260,5 2.206,3 2.208,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2018)

Chế độ gió:

Gió là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí. Sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn phát sinh chất ô nhiễm càng lớn. Tốc độ gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, pha loãng với không khí sạch càng cao. Vì vậy, đây là thông số cần quan tâm khi đánh giá tác động môi trường liên quan đến các nguồn ô nhiễm không khí và mùi. Gió tương đối ổn định và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Vào mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây, Tây-Nam còn vào mùa khô thì hướng gió chủ đạo là hướng

Đông, Đông-Bắc, và Đông-Nam. Tốc độ gió trung bình năm 2018 khoảng 0,7 m/s. Để có cơ sở đánh giá và xác định đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm dạng mùi và khí từ hoạt động của dự án, chúng tôi tạm tham khảo số liệu về sự phân bố hướng gió và tần suất gió trong giai đoạn từ năm 2015-2018 tại trạm Sở Sao (Bình Dương).

Như vậy, khu vực dự án thuộc khu vực Nam Bộ, có điều kiện khí hậu ôn hòa và ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão, không bị ảnh hưởng bởi các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sóng thần… nên điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng khá thuận lợi cho dự án trong giai đoạn xây dựng và hoạt động.

Mạng lưới thủy văn:

Trong phạm vi dự án không có các dòng nước mặt chảy qua, đánh giá thủy văn chủ yếu quan tâm đến cấu trúc địa chất thủy văn và trữ lượng nước ngầm.

Theo báo cáo thăm dò nước dưới đất các công trình xây d ự n g có các tầng chứa nước sau:

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bao gồm 2 tầng:

• Tầng holocen hạ-trung(qh);

• Tầng pliestocen hạ trung Q1-3đc- Q1-2cc.

Hai tầng chứa nước này phân bố rộng khắp khu vực dự án nằm xen kẽ nhau thành phần đất đá chứa nước bao gồm chủ yếu là các thành tạo sét phần địa hình thấp cho holoxen và sét lẫn sạn sỏi laterit tầng pliestocen ở độ cao trung bình 5-20m.

Trong thời điểm mùa mưa, kết quả quan trắc mực nước trong thời gian thăm dò cho thấy mực nước tĩnh trung bình là 2,80m. Dao động mực nước trung bình trong quá trình quan trắc là 0,5m. Với chiều dày tầng chứa nước nhỏ (trung bình 5,952m) nên phần lớn tầng này nằm dưới mực nước tĩnh. Căn cứ vào thành phần thạch học cũng như kết quả theo dõi khoan cho thấy đây là tầng nghèo nước. Với bề dày nhỏ, thành phần chủ yếu là sét nên mức độ chứa nước của chúng không nhiều.

Tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo trầm tích hệ tầng đraylinh (j1)

Đơn vị chứa nước này có qui mô phân bố rộng khắp mỏ, chúng bị phủ bởi các trầm tích đệ tứ với lớp phủ dày trung bình là 3,64m. Thành phần đất đá chứa nước gồm Cát kết, cát bột kết, sét kết, sét bột kết và bột kết. Kết quả quan trắc mực nước từ tháng 8 đến tháng 10 vào mùa mưa cho thấy mực nước tĩnh trong các lỗ khoan trung bình là 1,8m.

Nguồn tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp:

Là kênh Tân Vĩnh Hiệp, sau đó chảy ra hồ Tân Vĩnh Hiệp và nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Đồng Nai. Hệ thống Sông Đồng Nai có đặc điểm thuỷ văn như

sau : Sông Đồng Nai có độ cao khoảng 2000m chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và cuối cùng đổ ra cửa biển Vũng Tàu. Đây là con sông lớn với diện tích lưu vực khoảng 21.100km2. Lưu lượng nước bình quân ở Trị An là 489m3/s, tại Nhà Bè là 871,5 m3/s. Tổng lượng nước hàng năm qua Trị An là 15.736 x 106m3, tại Nhà Bè là 72.565,4 x 106m3. Tại Nhà Bè mức nước cao nhất 1,23m, mực triều thấp nhất là –2,27m. Đoạn sông Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Bình Dương dài 58km, là nguồn cung cấp nước dùng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt vùng ven sông thuộc huyện Tân Uyên. Cát dưới lòng sông là nguồn khoáng sản được khai thác cung cấp nguyên liệu xây dựng rất tốt, là nguồn lợi lớn cho tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO “NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG CÔNG SUẤT 300.000 SẢN PHẨM GỖNĂM” (Trang 52 - 59)