Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố hà nội 62 (Trang 82 - 121)

ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

3 2 1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đối với cơ quan điều tra

+ Nâng cao tính chủ động, phát huy vai trò nòng cốt của lực lƣợng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh các loại tội phạm; chú trọng các giải pháp phòng ngừa xã hội để hạn chế nguyên nhân, điều kiện làm gia tăng tội phạm hình sự nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng; tiếp

tục phối hợp với các ban, ngành liên quan để giải quyết cơ bản tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc và tệ nạn xã hội khác; tăng cƣờng lực lƣợng và các biện pháp công tác nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong các dịp lễ, tết, trong đó tập trung nắm tình hình, chủ động phát hiện và kịp thời giải quyết các vụ việc phức tạp li ên quan đến trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm lƣu động, các loại tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản, tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài, tội phạm về ma túy, tội phạm trong lứa tuổi chƣa thành niên Đẩy mạnh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đảm bảo đúng pháp luật, đặc biệt là các vụ án gây bức xúc hoang mang dƣ luận

+ Công an thành phố chỉ đạo lực lƣợng Công an các cấp tiếp tục tổng rà soát các loại đối tƣợng hình sự, kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội, chú ý đối tƣợng tù tha về, đặc xá, cƣớp giật, trộm cắp tài sản, những đối tƣợng có tiền án, tiền sự về tội cƣớp giật, trộm cắp chuyên nghiệp Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành rà soát từng gia đình, từng ngƣời, lên danh sách, lập lý lịch và chụp ảnh từng đối tƣợng lập hồ sơ lƣu, thông qua cấp Ủy, chính quyền, đoàn thể, khu vực đồng ý ký vào danh sách, qua đó phân loại và có biện pháp xử lý, quản lý nhƣ: bắt giam, truy tố, lập án đấu tranh, lập hồ sơ đƣa vào cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng, các trung tâm cai nghiện, cơ sở chữa bệnh và cai nghiện tại cộng đồng; riêng số đối tƣợng bị công khai hóa trƣớc dân, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn, cho làm cam kết không tái phạm, sau đó giao lại các ban, ngành, đoàn thể quản lý, theo dõi, giúp đỡ

+ Mở các cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tập trung đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả các băng, ổ, nhóm tội phạm, các đối tƣợng hình sự, ma túy, tội phạm cƣớp giật, trộm cắp chuyên nghiệp, các đƣờng dây tội phạm hoạt động lƣu động, liên tuyến, liên tỉnh, các đƣờng dây vận chuyển, tụ điểm tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng ma túy trái phép; số thanh thiếu niên hƣ hỏng tụ tập thành băng nhóm có dao lê, mã tấu, hoạt động

theo kiểu “xã hội đen”…, xử lý triệt để các băng nhóm tụ tập gây mất an ninh trật tự Khi xảy ra những vụ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, lực lƣợng Công an phải có mặt ngay tại hiện trƣờng, tiến hành điều tra xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật, chấm dứt tình trạng tội phạm xảy ra, dân đến báo nhƣng Công an không giải quyết, để tội phạm lộng hành gây án, làm mất lòng tin của nhân dân

+ Nâng cao chất lƣợng nhận và xử lý thông tin về tội phạm, hiệu quả điều tra tội cƣớp giật tài sản

Cần nâng cao trách nhiệm trong việc tiếp nhận thông tin về tội phạm nhƣ: đƣờng dây nóng, thƣ tố giác tội phạm Đa dạng hoá các điều kiện thu lƣợm thông tin, tạo điều kiện cho nhân dân có thể cung cấp tối đa thông tin về tội phạm cho lực lƣợng Công an Đồng thời, cần khẩn trƣơng xác minh thông tin để xác định có hay không hành vi cƣớp giật tài sản xảy ra hay không để quyết định một số biện pháp trong điều tra, khai thác nhanh tài liệu phục vụ truy xét nóng: bắt giữ đối tƣợng gây án, truy tìm tang vật Cần tạo điều kiện về kỹ thuật, vật chất để cán bộ điều tra có thể tiếp cận hiện trƣờng, thông tin về tội phạm nhanh nhất Chú trọng việc thu thập chứng cứ nhanh chóng, đúng pháp luật Cơ quan điều tra phải thực hiện tốt các công tác khám nghiệm hiện trƣờng, thu thập tài liệu, lời khai nhân chứng, bị hại, ngƣời liên quan… Kết hợp công tác nắm tình hình, di biến động của những đối tƣợng thƣờng xuyên hoạt động trên địa bàn

+ Công an các quận, huyện, thị xã phải tăng cƣờng công tác phòng ngừa và quyết liệt đấu tranh với tội phạm cƣớp giật tài sản

Tăng cƣờng công tác xây dựng cơ sở bí mật vào các hiệu cầm đồ, cửa hàng mua bán điện thoại di động để chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan công an về các đối tƣợng có biểu hiện nghi vấn

+ Các đơn vị tập trung truy bắt các đối tƣợng cƣớp giật tài sản có tài liệu đang bỏ trốn Thƣờng xuyên rà soát số đối tƣợng tù tha, đối tƣợng có biểu

hiện nghi vấn hoạt động cƣớp, cƣớp giật đƣa vào sƣu tra quản lý theo phân cấp, thực hiện đối sách (chú ý số đối tƣợng cải tạo yếu kém mà các trại đã thông báo) Đội Hình sự công an quận, huyện rút hồ sơ sƣu tra hệ cƣớp, cƣớp giật tài sản về quản lý theo quy định

+ Quy hoạch, xây dựng, sử dụng cộng tác viên mật theo địa bàn, tuyến, hệ loại đối tƣợng để chủ động nắm tình hình phục vụ phòng ngừa, đấu tranh

+ Thƣờng xuyên thực hiện việc gọi hỏi răn đe, giáo dục số đối tƣợng sƣu tra hệ cƣớp, cƣớp giật tài sản; quản lý số đối tƣợng trọng điểm, số đối tƣợng sƣu tra tỉnh ngoài, nắm di biến động và có đối sách cụ thể

+ Tăng cƣờng công tác tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính khép kín địa bàn, đặc biệt là vào ban đêm (tập trung vào khoảng thời gian từ 21h00 đến 5h00 ) tại các địa bàn vắng vẻ, ít ngƣời qua lại Qua đó làm

giảm đáng kể tình hình tội phạm hoạt động cƣớp, cƣớp giật tài sản trên đƣờng phố, và địa bàn công cộng

+ Khi có vụ việc xảy ra, Đội Hình sự chủ động phối hợp công an

phƣờng, đồn, trạm tập trung điều tra ban đầu, điều tra rà soát kỹ hiện trƣờng, dựng đƣợc đặc điểm đối tƣợng, phƣơng tiện gây án, phƣơng thức thủ đoạn, quy luật hoạt động (chú ý các vụ liên quan ngƣời nƣớc ngoài, các vụ nhạy cảm cần làm kỹ), tăng cƣờng biện pháp tổ chức điều tra truy xét Các vụ đã rõ đối tƣợng cần phối hợp để xác minh khai thác mở rộng, đánh giá kỹ nhân thân đối tƣợng, thủ đoạn gây án cũng nhƣ việc tiêu thụ tang vật để rút kinh nghiệm cho các vụ việc khác

+ Căn cứ vào tình hình địa bàn, các Đội Hình sự xây dựng lịch kiểm tra, phân công lực lƣợng cụ thể (báo cáo lịch vào sáng thứ 4 hàng tuần) Phòng Cảnh sát hình sự chủ động kiểm tra việc tuần tra mật phục của các đơn vị Các địa bàn xảy ra nhiều vụ việc, Phòng Cảnh sát hình sự sẽ tăng cƣờng lực lƣợng phối hợp, tuần tra mật phục, điều tra truy xét

+ Làm tốt công tác nắm tình hình tội phạm, thƣờng xuyên phân tích quy luật, đặc điểm đối tƣợng, phƣơng tiện, phƣơng thức thủ đoạn hoạt động, chỉ ra đƣợc các tuyến đƣờng hay xảy ra cƣớp giật tài sản Khi xảy ra các vụ cƣớp giật tà sản, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo tới các cấp lãnh đạo, không đƣợc giấu thông tin, các đơn vị tiếp nhận tin báo phải lập hồ sơ và tổ chức truy xét nóng ngay

+ Tăng cƣờng xây dựng đặc tình, cơ sở bí mật đi sâu vào các ổ nhóm hoạt động cƣớp giật tài sản, xác lập hiềm nghi, chuyên án để tổ chức đấu tranh Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên trên các tuyến đƣờng hay xảy ra cƣớp giật để nắm tình hình

+ Quản lý tốt các hiệu cầm đồ, cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, vàng bạc Mọi thông tin về đặc điểm tang vật phải đƣợc thông báo tới từng điểm kinh doanh trên và yêu cầu cam kết không đƣợc tiêu thụ những đồ vật đã đƣợc thông báo

+ Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xã hội, nhất là các mặt công tác quản lý nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có điều kiện nhƣ: khách sạn, nhà trọ, cơ sở in ấn, photocopy, vũ trƣờng, karaoke… không để bọn tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng những nơi này ẩn náu hoạt động Tiếp tục vận động nhân dân thu gom, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các vụ buôn bán vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng tội phạm dùng vũ khí gây án

+ Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản, tự phòng; thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch giữa các ngành, các Đoàn thể và nhân rộng hình thức cam kết giữa các đơn vị, tổ chức trong phòng chống tội phạm; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia phòng chống tôi phạm Tiến hành sơ kết, đánh giá những ƣu, khuyết điểm,

tồn tại hạn chế trong công tác đấu tranh chuyển hóa tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự đƣợc chọn thí điểm; từ đó đúc kết những mô hình, giải pháp chuyển hóa đạt hiệu quả để tổ chức triển khai, nhân rộng trên

toàn thành phố

- Đối với Viện kiểm sát

Trong những năm qua, với vai trò giám sát các hoạt động tƣ pháp, Viện kiểm sát đã kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở trong pháp luật và trong phát hiện thực thi pháp luật của các ngành, các cấp, những sơ hở trong quản lý nhà nƣớc từ đó chủ động tham mƣu cho Đảng, chính quyền trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng Đóng góp xây dựng các văn bản pháp luật, các cơ chế quản lý nhà nƣớc và kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát tội phạm xã hội của Viện kiểm sát theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại tình trạng bỏ lọt tội phạm trên các lĩnh vực

Để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả đòi hỏi Viện kiểm sát phải thực hiện một cách đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực thi luật tố tụng hình sự, đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa với các chủ thể khác Viện kiểm sát phải giám sát chặt chẽ các hoạt động tƣ pháp nhằm phát hiện những sai phạm, oan sai trong thực hiện tố tụng đối với các loại tội phạm trong đó có tội phạm cƣớp giật tài sản để kịp thời yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị Đặc biệt, qua thực hiện công tác phải quan tâm chú ý phát hiện những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nƣớc để kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục nhằm ngăn ngừa tội phạm cƣớp giật tài sản xảy ra Viện kiểm sát nhân dân cần chủ động bàn bạc với các cơ quan tiến hành tố tụng xác định các vụ án trọng điểm để tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của địa phƣơng Tích cực phối hợp với Toà án Thành

phố tổ chức các phiên toà xét xử lƣu động nhằm thông qua việc thực hành công tố đối với những vụ án cƣớp giật tài sản nhằm giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện phải thực hiện tích cực trong việc quản lý và xử lý tin báo tố giác tội phạm, bằng hình thức duy trì hiệu quả hòm thƣ tố giác tội phạm, thông báo số điện thoại công khai để nhân dân cung cấp về tình hình tội phạm, duy trì thƣờng xuyên chế độ trực nghiệp vụ, từ đó Viện kiểm sát nhân dân có thể trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố nhiều vụ án về cƣớp giật tài sản để tiến hành điều tra, chống bỏ lọt tội phạm, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án

Để thực hiện đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, nhất là việc bổ sung các nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Luật Tố tụng hành chính, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cần phải phát triển khai nghiên cứu các chuyên đề nhằm tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những vụ việc cụ thể, từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội Cần có các quy định pháp luật về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm Đề xuất: Đầu tƣ cơ sở vật chất và tăng cƣờng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp để đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong tình hình mới

- Đối với cơ quan xét xử

Với chức năng là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Trong những năm qua, để giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và các Tòa án nói riêng áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật,

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự Tòa án nhân dân tối cao cũng rất chú trọng, quan tâm tới công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, phục vụ cho xây dựng pháp luật, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và giải đáp các vƣớng mắc trong thực tiễn công tác xét xử nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử Tại hội nghị tổng kết công tác hàng năm, cũng nhƣ các hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua của các cụm thi đua của Tòa án nhân dân đều đƣa ra việc rút kinh nghiệm về áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án trong đó có các vụ án về hình sự Mặc dù cũng còn những hạn chế, tồn tại nhất định, nhƣng có thể thấy rằng, công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự của các Tòa án đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc Bên cạnh đó, các Tòa án cũng đã tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ, hiệu quả phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Đồng thời, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của mình, các Tòa án cũng đã phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với các cấp có thẩm quyền đề ra nhiều giải

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố hà nội 62 (Trang 82 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w