Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 42 - 48)

* Về phía Bệnh viện:

- Thời gian chờ đợi của người bệnh trong các bước của qui trình khám bệnh tại bệnh viện còn dài, chưa thuận tiện. Các phòng thực hiện xét nghiệm, X – quang, cận lâm sàng chưa liên hoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

- Thủ tục hành chính còn rườm ra, gây khó khăn cho người bệnh:

Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế

chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.

- Số lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đông, Trong khi đội ngũ nhân viên còn thiếu về số lượng, đặc biệt là điều dưỡng. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.

* Về phía người bệnh

- Người bệnh nhỏ tuổi nên đôi khi điều dưỡng còn gặp khó khăn trong một số công tác chăm sóc người bệnh.

KẾT LUẬN

Thực hiện chuyên đề nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Đa khoa xanh Pôn năm 2021, chúng tôi rút ra kết luận sau.

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Chuyên đề được thực hiện trên bệnh nhân nam thuộc một trong hai nhóm tuổi có tỷ lõm ngực cao nhất. Người bệnh vào viện vì các lý do: Lõm ngực bẩm sinh và nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực và cắt lọc vết thương nhiễm trùng.

2. Nhận xét công tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Điều dưỡng hoàn thành hồ sơ bệnh án, chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuât, chuẩn bị tốt tâm lý cho người bệnh, thực hiện đầy đủ các y lệnh.

Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau tiêm truyền là chủ yếu. Tình trạng đau giảm dần từ <24h đến 72h, sau 72h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp thuốc giảm đau hiệu quả và được chăm sóc tận tình.

Sau Phãu thẫu thuật đặt thanh nâng ngực 7 ngày người bệnh được ra viện với vết mổ khô, sạch, chân chỉ không nề đỏ, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Bệnh viện:

- Giám sát chặt chẽ quá trình phẫu thuật, vệ sinh bàn tay, dụng cụ, .. - Giám sát việc thực hiện bảng kiểm bàn giao người bệnh giữ các khoa phòng với phòng mổ.

2. Phòng điều dưỡng bệnh viện:

- Phòng Điều dưỡng cần xây dựng mẫu phiếu KHCS cho từng khối nội, ngoại, nhi để phù hợp với tính chất bệnh của từng khối.

- Phòng Điều dưỡng cần cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc.

- Thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cách ghi chép các phiếu nhận định, KHCS nhất là đối tượng ĐD viên mới ký hợp đồng.

- Giám sát đột suất tại các khoa phòng. 3. Khoa lâm sàng:

- Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực và được sự phê duyệt của hội đồng khoa học của bệnh viện.

- Bác sĩ và điều dưỡng của khoa cần phối hợp với nhau trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho BN.

- Khoa phòng tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…

- Khoa phối hợp với phòng ĐD tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chăm sóc của điều dưỡng.

- Khoa xây dựng quy trình tái khám quản lý người bệnh sau ra viện để BS, ĐD gọi điện thoại theo dõi và tư vấn các vấn đề người bệnh gặp phải sau ra viện sớm nhất.

- Cá nhân điều dưỡng cần tuân thủ đúng QT điều dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp đào tạo để cập nhật những thay đổi và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Hướng dẫn người bệnh kỹ càng khi ra viện về chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc theo đơn, thay băng, theo dõi các dấu hiệu bất thường, lịch tái khám…

- Luôn cập nhật các kiến thức mới, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Người bệnh:

- Trong quá trình nằm viện cần tuân thủ đúng sự hướng dẫn của y bác sĩ.

- Dùng thuốc theo đơn khi ra viện, không tự ý bỏ thuốc. - Thay băng tại các cơ sở y tế: Bệnh viện, trạm y tế…

- Tự phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường tại nhà để đến khám lại kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Việt Anh, Mạc Thế Trường, Phạm Hữu Lư, et al. (2018). Kết quả điều trị lõm ngực bằng phẫu thuật Nuss cải tiến tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực Việt Nam.Số 22:75-81

2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/11/2011 hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

3. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập I. Nhà xuất bản Y học (2002).trang 132 – 143.

4. Nguyễn Thế May, Đoàn Quốc Hưng (2019). Kết quả bước đầu phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Tạp chí nghiên cứu y học, trường Đại học Y Hà Nội, 117(1), 119-125

5. Nguyễn Thế May, Đoàn Quôc Hưng (2018). Lõm ngực bẩm sinh: cập nhật chẩn đoán và điều trị. Tạp chí phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực.Số 22:54-62

6. Ngô Gia Khánh, và cộng sự (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật Nuss kết hợp nội soi lồng ngực điều trị bệnh ngực lõm bẩm sinh tại bệnh viện Việt Đức [ Luận văn Bác sĩ nội trú], Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Nguyễn Quang Quyền (2017). Xương ngực; Trung thất. In: Bài giảng giải phẫu học tập 2. Đại học Y dược Thành phô Hồ Chí Minh, Bộ môn giải phẫu: Nhà xuất bản Y học:19-33; 93-101.

8. Vũ Hữu Vĩnh (2010). Phẫu thuật can thiệp tôi thiểu chỉnh sửa lõm ngực bẩm sinh bằng thanh nâng ngực. Kỷ yếu Hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam.20-25.

9. Aronson DC, Bosgraaf RP, Merz EM, et al. (2007). Lung function after the minimal invasive pectus excavatum repair (Nuss procedure). World journal of surgery.31(7):1518-1522.

10. Cartoski MJ, Nuss D, Goretsky MJ, et al. (2006). Classification of the dysmorphology of pectus excavatum. Journal of pediatric surgery.41(9):1573-1581

11. Hyung Joo Park KSK, Young Kyu Moon, Sungsoo Lee (2015). The bridge technique for pectus bar fixation: a method to make the bar un- rotatable. Journal of pediatric surgery.

12. Hendrickson RJ, Bensard DD, Janik JS, et al. (2005). Efficacy of left thoracoscopy and blunt mediastinal dissection during the Nuss procedure for pectus excavatum. Journal of pediatric surgery.40(8):1312-1314 13. Fokin AA, Steuerwald NM, Ahrens WA, et al. (2009). Anatomical,

histologic, and genetic characteristics of congenital chest wall deformities. Seminars in thoracic and cardiovascular surgery.21(1):44-57.

14. Nuss D (2005). Recent experiences with minimally invasive pectus excavatum repair "Nuss procedure". The Japanese journal of thoracic and cardiovascular surgery : official publication of the Japanese Association for Thoracic Surgery = Nihon Kyobu Geka Gakkai zasshi.53(7):338-344.

15. Netter FH (2007). Atlas Giải phẫu người Nhà xuất bản Y học..

16. Schwabegger AH (2011). Congenital thoracic wall deformities: Diagnosis, therapy, and current developments Springer Wien New York. 17. Shamberger RC (1996). Congenital chest wall deformities. Current

problems in surgery.33(6):469-542

18. Schwabegger AH (2011). Congenital thoracic wall deformities: Diagnosis, therapy, and current developments Springer Wien New York. 19. Golladay ES, Golladay GJ (1997). Chest wall deformities. Indian journal

of pediatrics.64(3):339-350.

20. Golladay ES, Golladay GJ (1997). Chest wall deformities. Indian journal of pediatrics.64(3):339-350.

21. Kilda A, Lukosevicius S, Barauskas V, et al. (2009). Radiological changes after Nuss operation for pectus excavatum. Medicina (Kaunas, Lithuania).45(9):699-705.

Một phần của tài liệu Nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh, bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)