Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại 1, moshav idan, israel (Trang 33)

- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình phát

2.3. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất

nông nghiệp.

Nhập khẩu chủ yếu của Israel gồm dầu thô, ngũ cốc, nguyên liệu và thiết bị phụ trợ cho ngành quân sự…, nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm đóng gói khác. Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngồi ra cịn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp.

Các chuyên gia Israel hiện đang lập kế hoạch cho các dự án phát triển nông thôn ở Thái Lan, Philippines và Brazil. Tại vùng Gap của Thổ Nhĩ Kỳ, một khu vực có diện tích bằng một nửa Israel, các chun gia đang nâng cấp nền nông nghiệp của tỉnh dựa trên việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước từ sơng Tigris. Từ khóa trong các dự án này là tính bền vững. Các cơng ty nhấn mạnh rằng công nghệ nông nghiệp không chỉ phải phù hợp với một khu vực hoặc khí hậu cụ thể, mà nông dân địa phương cũng phải được đào tạo để sử dụng và duy trì các hệ thống mà họ mua.

2.3. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp

Trên cơ sở của việc đánh giá các hiệu quả, ta đánh giá sự bền vững của các các loại hình sử dụng đất qua ba tiêu chí sau đây:

* Bền vững về mặt kinh tế

Giá thành toàn bộ sản phẩm trên một đơn vị diện tích là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường khả năng sinh lời của việc sử dụng đất. Sau khi thu hoạch, tổng chi phí của thời kỳ hoặc chu kỳ phải cao hơn bình quân của vùng, nếu tổng chi phí thấp hơn bình qn của vùng sẽ làm cho người sử dụng đất khơng có lãi hoặc mất vốn, hiệu quả thấp. Điều này dẫn đến việc sử dụng hệ thống canh tác này không hiệu quả và không bền vững.

Tính bền vững xã hội được phản ánh trong lao động, thu nhập và sự chấp nhận các mơ hình sử dụng đất hiện tại. Nói cách khác, chúng ta quan tâm đến mức độ hấp dẫn của lực lượng lao động theo loại hình sử dụng. Đất đai, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, và tạo cơ hội cho bảo trợ xã hội.

Khi tất cả các nhu cầu của nông dân được đáp ứng, việc sử dụng đất này trước hết sẽ thu hút sự chú ý, và sản phẩm thu được phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu quần áo và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.

* Bền vững về mặt mơi trường

- Loại hình sử dụng đất phải đảm bảo chất lượng đất bị suy thối, khơng bị ơ nhiễm bởi các chất hóa học trong canh tác, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, chống thối hóa, xói mịn, rửa trơi đất, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất., làm xốp, đặc biệt bảo vệ mơi trường

- Ngồi ra cũng phải chú trọng đến các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử

dụng đất, vấn đề đa dạng về chủng loại cây, luân canh cây trồng giữa các mùa một cách hợp lý.

2.3.2. Nghiên cứu đánh giá đất theo FAO

*Một số khái niệm đánh giá đất theo FAO

Theo A. Young: “Đánh giá đất đai là q trình đốn định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn”.

Theo FAO (1976): “ Đánh giá đất đai là q trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có”[a].

Có thể hiểu điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thối hóa đất, ơ nhiễm đất, phân hạng đất nơng nghiệp đối với loại đất cụ thể tại một thời điểm xác định.Trong đó cần thu thập thơng tin, phân tích và phân hạng để phân định ra

mức độ thích hợp. Kết quả đánh giá đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.

*Khái quát quy trình đánh giá đất theo FAO

1, Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải trên kết quả điều tra, khảo sát các điều kiện đất đai như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thực vật, ….. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có những đặc tính đất đai khác nhau, riêng biệt.

2, Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai

Hành động này nhằm mục đích tìm ra được sự phù hợp, liên quan trực tiếp đến mục tiêu chính sách và phát triển được nhà quy hoạch xây dựng trước đó. Chưa kể chúng cũng phải hợp lý hóa đối với điều kiện kinh tế-xã hội cũng như là môi trường tự nhiên thuộc khu vực cần đánh giá đó.

3, Chuyển đổi những đặc tính đất đai

Đặc điểm thổ nhưỡng của từng đơn vị bản đồ được chuyển thành chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sử dụng đất đã chọn.

4, Xác định yêu cầu về đất đai

Hành động này chính là việc xác định yêu cầu sử dụng đất đai. Dựa trên cơ sở kết quả của chất lượng đất đai đã được qua đánh giá.

So sánh các yêu cầu sử dụng đất được thể hiện dưới dạng hệ số thứ bậc với chất lượng trong từng đơn vị bản đồ đất được biểu thị dưới dạng hệ số chẩn đốn. Sau đó, họ sẽ đưa ra phân loại mức độ phù hợp đất đai cho từng đơn vị bản đồ và loại hình sử dụng.

* Nguyên tắc của đánh giá đất đai

Khi sử dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, chúng ta phải tuân theo 6 nguyên tắc cơ bản sau:

Sự phù hợp của đất đai phải được đánh giá và phân loại cho các mục đích sử dụng cụ thể.

Mọi kiểu sử dụng đất đai khi đánh giá đều phải có sự so sánh giữa lợi nhuận và mức đầu tư cần thiết

Đánh giá đất đai ngồi chun mơn thì cịn phải có cả kiến thức đa ngành. Phải liên kết được các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường,… lại với nhau để đưa ra kết quả thỏa mãn được nhiều nhất các yếu tố

Cơng việc thực hiện đánh giá địi hỏi phải đứng trên nhiều góc độ để tìm hiểu, đưa ra ý kiến. Mục đích chính là để tránh gây ra kết quả xấu cho các yếu tố liên quan khác

Phải xây dựng mọi thứ trên nền tảng mang tính bền vững và ổn định. Hãy nghĩ đến tương lai xa hơn về kết quả của bảng đánh giá

Khi thực hiện đánh giá về thích nghi mơi trường thì phải có sự so sánh giữa các kiểu sử dụng đất với nhau.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tiềm năng đất đai sản xuất của người dân ở Moshav Idan;

- Ba loại giống cây chà là.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại1, Moshav Idan, Israel.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Thời gian tiến hành: từ 4/8/2019 đến 25/9/2020

Địa điểm nghiên cứu: tại nông trại trang trại 1, Moshav Idan, Israel.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất;

+ Hiện trạng sử dụng đất;

+ Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp; + Hiện trạng cây trồng chính.

- Đánh các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

+ Các loại hình sử dụng đất;

+ Mơ tả các loại hình sử dụng đất tại trang trại;

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Moshav;

- Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho trang trại và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Moshav;

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp thu thập thông tin số liệu từ:

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của trang trại.

- Báo cáo sử dụng đất theo mục đích sử dụng của nơng trại - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm

2019, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu cụ thể về trang trại; Quy mơ, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại

3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

 Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn Trong đó:

+ p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm

+ T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm Thu nhập thuần túy (N):

N = T - Csx

Trong đó:

+ N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm

+ Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất

và chi phí lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn (H):

H = T/Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày cơng lao động/ha/năm

- Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao

 Hiệu quả xã hội

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình qn/lao động nơng nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.

- Mức độ giải quyết cơng ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản lượng tiêu thụ.

 Hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ che phủ.

- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.

- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3.4.4. Phương pháp tính tốn phân tích số liệu

Số liệu được kiểm tra, xử lý tính tốn trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excel và máy tính tay.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại nơi nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Idan ( tiếng Do Thái : ָּד ן)ִעlà một Moshav ở miền nam Israel . Nằm

trong thung lũng Arabah , thành lập năm 1980, thuộc thẩm quyền của Hội đồng Khu vực Trung tâm Arava . Năm 2019, Idan có dân số là 392, cụ thể vị trí như sau:

- Phía đơng giáp Jordan ;

- Phía tây giáp đường cao tốc 90; - Phía nam giáp Hatzeva ;

- Phía bắc giáp Ein Tamar.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Đây là một vùng nhỏ thuộc Sa mạc Negev. Về mặt địa hình, nó chạy song song với các vùng khác trong nước, với những vùng đất thấp ở phía tây, chủ yếu là đồi núi sa mạc và bán hoang mạc.

4.1.1.3. Khí hậu

Vì Idan nằm trong khu vực sa mạc Negev nên đặc biệt khô hạn, sa mạc Negev chỉ nhận được rất ít mưa do vị trí nằm ngay phía đơng sa mạc Sahara (đối lập với khu vực Địa Trung Hải ở phía tây Israel), và nhiệt độ cao nhất nằm ở vĩ tuyến 31 bắc. Vào mùa hè nhiệt độ cao, ban ngày là 40˚C, mùa hè thường kéo dài và độ ẩm khá thấp. Mùa đơng lạnh, khơ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 15˚C, một số đêm có thể giảm xuống cịn khoảng 0˚C. Lượng mưa trung bình từ 25-50 mm/năm.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Nước có ở độ sâu dưới 100m, và những nhánh sông khô cằn. Hệ thống nước lấy chủ yếu ở nhà máy lọc được cung cấp cho khu vực.

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tài nguyên đất chủ yếu là đất cát và đất cát pha đã được cải tạo đáng kể do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước chủ yếu từ hệ thống nước ngầm qua máy lọc, bơm lên từ độ sâu khoảng 100 đến 150m.

4.1.1.6. Cơ sở hạ tầng

Trang bị đầy đủ hệ thống tiện ích: trường mẫu giáo, cơng viên, phịng thể hình, bể bơi, nhà để xe, phịng tập thể dục, khu vườn công cộng và thư viện, hội trường, cửa hàng...

4.1.1.7. Thực trạng môi trường

Vấn đề môi trường ở đây khá tốt khơng khí trong lành. Ý thức trách nhiệm của người dân cao, giữ được hệ sinh thái tự nhiên, nhiều loài chim thú, động vật hoang dã sinh sống bởi nơi đây cách xa những thành phố lớn không diễn ra q trình đơ thị hóa.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số trung bình tại Idan là hơn 392 nhân khẩu có 70 hộ, có hơn 1000 lao động trong đó có lao động là sinh viên từ các nước trên thế giới trong đó có sinh viên Việt Nam. Hoạt động kinh tế diễn ra trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp.

4.1.2.2. Cơ sở dữ liệu

 Giao thơng:

Hệ thống đường giao thơng ít có trục đường quốc lộ chính đi qua thuận tiện cho lưu thơng khơng gặp khó khăn.

Mạng lưới đường giao thơng ở Idan được xây dựng và đưa vào sử dụng, chất lượng giao thông khá tốt đã được nâng cấp, sửa chữa, làm mới đáp

ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, thúc đẩy sự phát triển của địa phương.

Năng lượng:

Tồn bộ các hộ gia đình đều lắp đặt pin mặt trời, tận dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khơ nóng. Một số gia đình đã bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình). Giảm đáng kể chi phí sinh hoạt của người dân.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

* Thuận lợi

+ Vị trí địa lý có hệ thống được giao thơng chính chạy tuyến đường cao tốc 90km tạo điều kiện cho việc giao vận chuyển hàng hóa.

+ Có hệ thống khoa học kỹ thuật cơng nghệ cao, tân tiến bậc nhất thế giới.

+ Người dân sáng tạo, cần cù, chịu khó.

+ Hỗ trợ của chính phủ về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

+ Thị trường xuất khẩu lớn và ổn định ở Châu Âu và Châu Á như:

+ Hệ thống an ninh trong khu vực được đảm bảo

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên * Khó khăn

+ Khí hậu nóng bức vào mùa hè, khơng khí khơ quanh năm; + Lượng mưa thấp nguồn nước khơng có sẵn;

+ Đất đai nhiễm mặn, khơ cằn khơng thích hợp cho ni trồng, canh

tác.

+ Nhân cơng lao động cịn thiếu.

4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ Chà là của trang trại 1

Trang trại 1 thuộc vùng Arava - phía Nam của Israel với tổng diện tích khoảng 25 ha và được chia làm 8 trang trại. Giống cây trồng chính được trồng ởtrang trại là chà là. Với 3 giống chà là chính đó là Medjool, Barhi và Deglet

Lan, 2 sinh viên Thái Lan và 8 sinh viên Việt Nam. Trong mùa vụ 2019 - 2020 trang trại thu hoạch tổng sản lượng đạt được là 1370 tấn/ 25 ha. Tăng 6.6 % so với mùa vụ 2018 – 2019 là 1285 tấn.

Vào mùa vụ thu hoạch, chà là sau khi được hái về sẽ được chuyển vào “packing house” riêng của trang trại. Tại đây, chà là sẽ được rửa sạch, loại bỏ quả hỏng, phân loại size (S, M, L, Jumbo, SuperJumbo), chà là sau đó được chuyển vào các hộp đựng, đóng gói và đưa lên xe để xuất khẩu. Trong các năm qua, các nước nhập khẩu lượng chà là của trang trại chủ yếu là Mỹ, Châu Âu, lượng chà là còn lại sẽ được bán trong nước.

Sơ đồ q trình thu hoạch và sản xuất đóng hộp xuất khẩu chà là tại trang trại số 1

Thu hoạch Hệ thống phân loại kích cỡ Băng chuyền Xe vận chuyển Sàng lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại 1, moshav idan, israel (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w