B. NỘI DUNG
4.4.4 Giải đoán kết quả và kiến nghị đối với tuyến Na m– Bắc
Từ đường cong biểu diễn đã xử lý ở hình 4.4 và 4.5, ta thấy trong khoảng vị trí từ 55m đến 61m (ở độ sâu khoảng 20,93m) dọc theo tuyến đo xuất hiện một khối địa chất phân bố thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng có điện trở suất dao động trong khoảng 305.58(.m) đến 2032.03(.m) được giải đoán là một khối đất đá gồm các thành phần đá phiến và đá phiến sét trộn lẫn một ít đất đá bazan. Trong gần phạm vi khu vực địa chất này, nếu chúng ta xây dựng nền móng công trình thì rất ổn định. Tuy nhiên, nếu lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét tại đây thì không nên, vì do khối địa chất ở đây có điện trở suất cao nên khả năng hấp thụ dòng điện sét đánh yếu nên sẽ dễ làm hư hỏng các thiết bị điện của công trình.
Tiếp theo dọc theo tuyến đo trong khoảng từ vị trí 61m đến 73m (cũng ở độ sâu khoảng 20,93m) là khối địa chất phân bố thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng có điện trở suất thay đổi trong khoảng 163.91(.m) đến 43.85(.m), thành phần vật chất gồm đất đá sa thạch trộn lẫn đất cát phù sa hầu như phân bố gần vị trí 61m (dọc theo tuyến đo). Đặt biệt là từ vị trí từ 65m đến 71m điện trở suất của khối địa chất dao động trong khoảng 43(.m) đến 86.08(.m), tại đây có thể là các lớp sét kẹp sát nhau và có sự hiện diện của nước ngầm trong các lớp sét này, nếu đặt mũi khoan tại khu vực này thì có thể lấy được nước ngầm để phục vụ cho việc xây dựng công trình và cơ sở hạ tầng tại đây. Về lâu dài thì tại phạm vi khu vực này không nên đặt nền móng công trình xây dựng, hoặc nếu đặt thì phải có các giải pháp kỹ thuật hổ trợ thêm, vì khối địa chất ở đây có kết cấu yếu và mềm.
Tiếp theo, trong khoảng từ vị trí 71m đến 79m (dọc theo tuyến đo) điện trở suất có xu hướng tăng lên và dao động trong khoảng 86.08(.m) đến 314.00(.m), theo giải đoán đây là khối địa chất có cấu trúc phân bố theo phương thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng thành phần vật chất chủ yếu là đá phiến sét và đất cát sa thạch, khối địa chất này có cấu trúc tương đối ổn đinh, nên trong phạm vi của khu vực này có thể đặt nền móng xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây.
Cuối cùng, phạm vi khoảng từ 79m đến 85m điện trở suất thay đổi từ 80.24(.m) đến 305.51(.m), khối địa chất này được giải đoán gồm các thành phần
đất đá sét, sa thạch, cát phù sa có chứa nước phân bố chủ yếu tại các vị trí 79m đến 81m dọc theo tuyến đo. Nếu đặt mũi khoan tại các vị trí này sẽ sử dụng được nguồn nước ngầm tại khu vực này, đặt biệt là tại vị trí 83m đường cong cho thấy điện trở suất có xu hướng tiếp tục tăng lên, điều này chứng tỏ khối địa chất này có thể kéo dài về cuối tuyến đo, do đó khu vực này có cấu trúc địa chất tương đối ổn định.
Như vậy, qua các giải đoán trên ta thấy khu vực địa chất ở đây hình thành khoảng bốn đới phân chia cục bộ (có ranh giới phân chia tại các vị trí 50m đến 61m, 61m đến 73m, 73m đến 79m, 79m đến cuối tuyến đo), các đới này có cấu trúc phân bố thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng và liên kết với nhau rất chặt chẽ. Nhìn chung các đới địa chất ở đầu tuyến đo và cuối tuyến đo có cấu trúc ổn định hơn so với các đới ở giữa (ở trung tâm khu vực địa chất). Do đó, để có tính ổn định khi xây dựng công trình dân dụng tại nơi này thì nền móng công trình nên đặt trên các đới địa chất có kết cấu ổn định (phân bố tại khu vực ở đầu tuyến hoặc cuối tuyến đo). Còn muốn dùng nước ngầm phục vụ cho xây dựng công trình thì đặt giếng khoan tại các đới địa chất phân bố ở trung tâm khu vực này (giữa tuyến đo).