B. NỘI DUNG
2.1.6 Điện trở suất biểu kiến
Trong môi trường đồng nhất vô hạn, giá trị được tính theo biểu thức trên sẽ là điện trở suất thật của môi trường.
Khi môi trường không đồng nhất hoặc không vô hạn, thế và trường không tuân theo các biểu thức đơn giản như các biểu thức được dùng để rút ra điện trở suất, do đó giá trị tính theo công thức trên sẽ không phải là điện trở suất thật. Đại lượng lúc ấy được gọi là điện trở suất biểu kiến của môi trường, biểu thức tổng quát chung để tính nó là: I U k app
Vậy điện trở suất biểu kiến là một đại lượng phản ánh tác dụng chung của cả môi trường bất đồng nhất lên điện trường phải đo được xác định bởi cấu trúc, tính chất của môi trường và cách bố trí các điện cực đo trong môi trường đó.
Nếu trong môi trường bất đồng nhất và trong môi trường vô hạn đồng nhất, điện trở suất ta bố trí các thiết bị đo như nhau, phát dòng như nhau, ta có thể lập tỉ số giữa điện trở suất biểu kiến trong môi trường bất đồng nhất và điện trở suất thật trong môi trường đồng nhất: 0 0 E E U U app
Ở đây U0 và E0 là hiệu điện thế và trường trong môi trường đồng nhất.
Đại lượng điện trở suất biểu kiến đặc trưng chung cho môi trường không có nghĩa là nó lấy giá trị trung bình của các điện trở suất môi trường. Nó có thể lớn hơn giá trị lớn nhất hoặc bé hơn giá trị bé nhất của điện trở suất môi trường, cũng có trường hợp nó bằng một giá trị điện trở suất cùa một bộ phận nào đó của môi trường.
(2.18)
2.2 Các cấu hình thiết bị sử dụng trong thăm dò diện
2.3 Phân bố của điện trường không đổi trong môi trường bất đồng nhất theo phương ngang. Phương pháp mặt cắt điện.
Một nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu địa chất là xác định rõ sự phân dị về tính chất của nham thạch theo phương ngang, chẳng hạn xác định ranh giới của các lớp nham thạch khác nhau, các dị vật có hình dạng khác nhau. Phương pháp thăm dò điện nhằm giải quyết nhiệm vụ vừa nêu gọi là phương pháp mặt cắt điện.
Để đặt cơ sở lý thuyết cho phương pháp mặt cắt điện, cần giải hàng loạt bài toán về phân bố điện trường trong môi trường bất đồng nhất theo phương ngang.
2.3.1 Điện trường trong môi trường có các mặt phẳng phân chia thẳng đứng