PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nhạy của các loại thiết bị khác nhau (Trang 61 - 62)

Với mục đích nghiên cứu của đề tài là “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp đo mặt cắt điện trong xác định ranh giới phân chia cục bộ của nền địa chất tại khu vực phía sau giảng đường H1 của Trường Đại Học Bách Khoa, phục vụ cho việc xây dựng nền móng của công trình tại khu vực này” Từ đó:

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã thực hiện được những công việc như: - Trình bày tổng quan cơ sở vật lý – địa chất trong thăm dò điện. Trong đó, nêu lên tính chất dẫn điện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn điện của vật chất dưới mặt đất.

- Tổng quan lý thuyết phương pháp đo mặt cắt điện, phương pháp đo thực nghiệm và đánh giá độ nhạy đối với thiết bị Wenner-Schlumberger.

- Chúng tôi đã hoàn thiện qui trình đo đạc ngoài thực tế của phương pháp đo mặt cắt điện với việc sử dụng hệ thiết bị Wenner-Schlumberger.

- Qua đo đạc cho ta thấy phương pháp mặt cắt điện cho biết dáng điệu điện trở suất trong trường điện của đất đá trong môi trường địa chất dọc theo tuyến đo, từ đó biết được thông tin về sự phân bố cấu trúc địa chất theo phương thẳng đứng dọc theo tuyến đo và sự phân chia cục bộ của nền địa chất tại nơi này. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải đoán dự báo tổng thể, tương đối chính xác về môi trường địa chất tại đây, nhằm phục vụ cho việc xây dựng công trình và cơ sở hạ tầng tại đây. Ngoài ra, phương pháp mặt cắt điện có thiết bị gọn nhẹ, dễ thao tác thu thập số liệu, giá thành của cuộc khảo sát thấp hơn so với tổ hợp các phương pháp địa vật lý khác, do đó cần được nghiên cứu và triển khai nhiều hơn nữa trong các khảo sát địa chất ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

[1] Khoa Vật Lý, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQGTPHCM, Giáo trình thăm dò điện 1, Tp.Hồ Chí Minh.

[2] Lương Văn Thọ, Tài liệu Giáo trình Thăm Dò Điện 1.

[3] Nguyễn Đức Tiến, Giáo trình Địa Vật lý đại cương, NXB đại học quốc gia T.p Hồ Chí Minh.

[4] Nguyễn Thành Vấn, Nguyễn Kim Đính (2004), Điện từ, NXB đại học quốc gia T.p Hồ Chí Minh.

B. Tiếng Anh

[5] Le Ngoc Thanh, Nguyen Thanh Van (2005), “Application of geophysical methods to study the inhomogeneity of electric conductivity in geoenvironment, intemational conference on deltas ”, geological Modeling and Management, Ho Chi Minh city, Vietnam.

[6] Le Ngoc Thanh, Nguyen Thanh Van (2004), “Application of geophysical methods to study geologycal structures of Mekong river bank to determine the weak zones capable of erosion ” Proceeding of International Symposium on Shallow Geology and geophysics, Ha Noi,April 12-14,2004.

[7] Loke M.H and Barker R.D (1995), Improvements to the Zohdy method for the inversion of resistivity sounding and pseudesection data, computer and Geosciences,(Vol21,No.2), pp 321-322.

[8] Loke M.H and Barker R.D (1996), Rabid least squares inversion of apparent resistivity pseudesection by a quasi-Newton method, Geological prospecting 44, pp 131-152.

Một phần của tài liệu nhạy của các loại thiết bị khác nhau (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)