CÁI “ĐẸP”VÀ“KỲ” TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN
2.1. Không gian kinh dị, kỳ quái mang màu sắc huyền bí
2.1.1. Khơng gian kinh dị qua những giấc mơ
Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật như là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ”(Trần Đình Sử). Khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Khơng có hình tượng nghệ thuật nào tồn tại ngồi khơng gian cũng khơng có nhân vật nào khơng có một nền cảnh nào đó. Khơng gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ của ông đối với cuộc sống. Với Nguyễn Tuân một người đi nhiều, hiểu nhiều, bởi vậy mà trong tác phẩm của ơng ta thấy hình tượng khơng gian hiện lên đủ chiều với mọi góc nhìn. u ngơn đã mang lại một khơng gian huyền bí, kỳ quái và nhiều điều mới mẻ cho người đọc. Một trong những loại không gian đặc sắc trong mảng truyện ma qi này đó là khơng gian qua những giấc mơ.
Không gian qua những giấc mơ, chính là khơng gian huyền ảo, không gian của những vật, những con người không tồn tại trong cuộc đời thực mà họ lại liên quan đến cuộc sống hiện tại của những con người thực. Thông qua giấc mơ con người có thể nhìn nhận bản thân mình rõ hơn, bởi những điều trong mơ là những chuyện mà chúng ta hay nghĩ đến và ít khi nói với ai, thì trong giấc mơ những điều ấy được nói ra một cách rất thật đối với lịng mình. Để rồi sau mỗi giấc mơ, chúng ta bừng tỉnh ra một điều gì đó, hay thơng suốt một sự việc. Bởi vậy, giấc mơ như là tấm gương phản chiếu cuộc sống thực tại, phản chiếu những góc khuất trong lịng người, hay những ý muốn những khát khao, hi vọng về tương lai, về cuộc sống của con người trong thế giới
thực tại. Không gian qua những giấc mơ ấy, huyền ảo, mơ hồ, nó khơng hiện lên trên bối cảnh hay một khung cảnh cụ thể nào mà nó tùy thuộc vào tâm tưởng của người đang mơ. Có thể nói, đây là một không gian ly kỳ, hứa hẹn nhiều điều bất ngờ.
Đó là khơng gian qua giấc mơ của ơng Đầu Xứ Anh, khi đưa người em đi thi trong Khoa thi cuối cùng. Chuẩn bị cho giấc mơ ấy là một không gian thực tai u buồn, ảm đạm. “Mấy bữa nay mưa gió càng nhiều. Nước trên trút xuống, nước ở dưới dâng lên, người thu và cảnh ẩm sống trong một bầu không khí nồm lo lắng…nằm nghe mưa rơi trên quán trọ xóm Cửa Trường, một đêm nguyệt tận năm Ngọ, từ tối đến giờ, ông Đầu Xứ Anh hết lo xa rồi lại nghĩ gần. Trong một lúc mơ hoảng, ơng lại trơng thấy cái bóng người đàn bà mặc đồ trắng, xõa tóc, kiễng gót, thu một đứa trẻ con vào tà áo sổ gấu, đi tuột vào phía nhà cầu, ơng ú ớ như người bị ma mộc đè, cố gắng mà không kiễng mình dậy được. Cái người đàn bà mặc đồ trắng, chân không sát đất, lại lên trở ra và khi lướt qua mặt ông, cười gằn một tiếng, lấy tà áo quất vào má ông, buốt dức và giá lạnh như chưa bao giờ cảm thấy”. Từ không gian thực tại khiến ơng bồn chồn lo lắng, thì trong giấc mơ hiện lên cảnh mà ông đã thấy cách đây một năm về trước. Lúc đó ơng cũng đi thi, và bị người đàn bà đó ám, khiến ơng Đầu Xứ Anh nổi tiếng học giỏi một vùng phải bỏ dở kỳ thi. Bây giờ điều ông lo lắng là sợ người đàn bà tóc xõa ấy, lại ám hại người em. Không gian mở ra những điều ly kỳ và huyền bí, giúp cho chúng ta thấy được căn nguyên của sự việc. Vì sao người đàn bà đó khơng ám ai mà lại ám hai anh em ơng. Ơng Đầu Xứ Anh, được biết lúc sinh thời cụ Huấn đã mang lấy cái trách nhiệm về tinh thần cho cái chết của một người thiếp, lúc tự ải người đó mang thai được sáu tháng. Nàng thiếp này, có lời thề là sẽ báo người nhà cụ Huấn nếu như ai theo đuổi nghiệp đèn sách. “Nó cịn đi thi, cơ cịn báo mãi cơ muốn nó phạm húy, cho nó bị tội cả nhà kia. Người đàn bà ấy đeo đuổi
ông đến cả trong giấc mơ. Hiện lên trước mắt người đọc là một không gian rờn rợn, người đàn bà xuất hiện trong đó, cộng với những tiếng gào, tiếng cười rất ma quái. Người mơ thì chìm trong tiềm thức, như đi về một cõi khác. Ông bất lực trước sức mạnh của người đàn bà, muốn bức khỏi giấc mơ ấy nhưng khơng được. Bởi vì tâm tưởng của ơng đã đóng khung trong giấc mơ ấy. Đó là những điều mà ơng đã lo lắng trong suốt cả kỳ thi. Khắc họa không gian qua giấc mơ, giúp cho người đọc hiểu hơn về cuộc đời của nhân vật, cũng như những bí ẩn đằng sau cuộc sống ấy mà chúng ta cần khám phá.
Khơng gian ấy, cịn được thấy trong Chùa Đàn, một tác phẩm đạt đỉnh cao về nghệ thuật, cũng như khả năng sáng tạo và tưởng tượng bậc thầy của Nguyễn Tuân. Tác giả đã xây dựng một không gian trong cõi mơ, với nhiều điều kỳ qi và rùng rợn. Đó là một khơng gian u ám và đầy chết chóc, báo hiệu điềm chẳng lành sẽ đến với Bá Nhỡ. Chánh Thú người chồng của cô Tơ chết đã lâu, hồn ma của ông dưới âm phủ ngày đêm phải đàn hát cho Diêm Vương nghe trong mười vương phủ tối tăm cực khổ quá muốn đầu thai lên dương thế. Một đêm cơ Tơ đang ngủ thì Chánh Thú hiện về báo mộng cho vợ biết là sẽ bắt Bá Nhỡ xuống thế mạng cho y. Cơ Tơ ngồi hẳn dậy thì khơng thấy gì cả. Và một điều lạ là trong buồng thờ lại có ánh đèn ai thắp…ba sợi dây ở đàn đáy kế tiếp nhau mà cùng đứt. Một con đom đóm vờn bay trên cây đàn nhễ nhại mồ hôi. Trên nền tang đàn gỗ ngơ đồng, có những đốm lân tinh lập lịe. Cơ Tơ lại gần nhìn thì mới biết đấy là máu của dây đàn đứt. Đầu các dây cịn rung lên, ruột sợi tơ rỉ tn ra một thứ đặc sệt như máu con giời leo và xanh đục như ruột con bọ nẹt. Điều mà cơ nghe Chánh Thú nói trong mơ với hình ảnh mà cơ nhìn thấy cây đàn trên buồng thờ báo hiệu cái chết của Bá Nhỡ chỉ còn là vấn đề thời gian. Một không gian hư hư thực thực, khó mà phân biệt rõ. Từ trong mơ đến hiện tại chỉ là trong chớp nhoáng, đến nỗi cơ Tơ cịn chưa kịp bừng tỉnh. Cơ chỉ biết, là sẽ có một điều rất hãi hùng sắp xảy
ra tại ngôi nhà này mà cô khơng thể làm điều gì để cứu con người ấy.
Bên trong giấc mơ chỉ là một không gian hư ảo, nhưng chính cái khơng gian ấy nó đã tạo ra trong lòng nhân vật biết bao điều sợ hãi. Chùa Đàn vô vàn những điều quái dị, đây chỉ là một trong những cảnh mà Nguyễn Tuân đã dùng bút lực tưởng tượng siêu phàm của mình để viết ra. Qua đây tác giả đã cho chúng ta thấy một khơng gian trong mơ với mn vàn điều huyền bí, lạ thường. Từ đây không gian hiện thực sẽ được soi rõ với nhiều góc cạnh của cuộc sống và vấn đề.
2.1.2. Không gian là những cảnh tượng kỳ thú
Bằng bút pháp kinh dị, Nguyễn Tuân đã biến không gian ngoại cảnh thành những cảnh tượng kỳ thú và ma quái. “Cảnh trường thi lặng ngắt, âm u tẻ lạnh, mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang lắng chờ một sự biến gì. Gió cũng khơng muốn thổi. Mấy ngọn sáp khơng lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ ra phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đơng. Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt”(Khoa thi cuối cùng), [11,tr.647 – 648]. Trong chốc lát, trường thi đã trở thành pháp trường mà các âm hồn, các loại ma lành, ma báo ốn, có một chỗ ngồi danh dự bởi được quan chủ tế mời vào trước và bài vở thí sinh bị ma duyệt trước khi nộp quyển
Báo oán giả tiên nhập Báo ân giả thứ nhập
Chính vì được mời vào trước, có quyền báo ốn hoặc trả ân nên hồn ma của người đàn bà xõa tóc ẫm con đã phá bằng được bài thi của hai anh em ông Đầu Xứ, biến những sĩ tử tài hoa thành kẻ hỏng thi. Với bút pháp và sự sáng tạo của mình Nguyễn Tn đã góp thêm vào bức tranh thi cử thời xưa một khung cảnh khác, đầy sức ám ảnh. Cảnh tượng trường thi lạ lùng ấy, ngoài
Nguyễn Tuân chắc khó có ai có thể tưởng tượng ra nổi.
Chùa Đàn, có thể nói là một khơng gian kỳ ảo nhất trong Yêu ngôn: từ
cái ấp Mê Thảo đến gị chơn rượu, từ nương dâu hút gió ngàn đến căn phịng có bức tranh trung đường phong kín, từ tiếng khóc nhớ người thiên cổ đến đêm nhạc ma quái, các cảnh sinh hoạt trong ấp cũng gợi lên sự ám ảnh của cái chết. Buổi đốn cây gạo cũng là một cảnh tượng kỳ thú được ví như pháp trường: trong ánh nắng chiều, ba chục người dân bắt đầu thắt cổ cây gạo…nhiều múi thong lọng dây thừng thít mãi vào những cành to giang ra những cánh tay đầu hàng…Cây gạo xiêu dần xuống rồi vật mạnh xuống như một kẻ chiến tranh bị trúng độc kế ở mặt trận, làm tung bắn lên những thân hình người đang oằn oại trên những đoạn luồng già dùng làm bẫy cắm chèn vào kẽ gốc. Suối Vầu tung nước. Rừng Vầu vang bật lên một tiếng quật gốc già. Đầu rễ cái gốc gạo nhựa rỉ tuôn tợ máu phun” [11,tr.54-55].
Đó cịn là cái tửu phần, một mả rượu có chơn vơ số cái hũ rượu trong ấp Mê Thảo. Bá Nhỡ chính là người chơn cái mả rượu ấy. Là một cái gò con, chõm gị phất phơ tồn một giống thạch sương bồ. Sườn gị, đây đó ít gốc rền tía. Gị ấy chính là huyệt rượu. Tửu phần đã phân ra từng khu Đông, Nam, Tây, Bắc và chia từng hàng luống như ở một nghĩa trang thơn sơn. Trên các khu, các luống có những thẻ tre sơn vơi trắng, viết chữ đen và sơn đỏ có thể lẫn với vài bùa phù thủy. Cảnh ấp, những đêm đào rượu chôn, trở nên quái đản. Khách qua đường đêm vắng tưởng đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm. “Cỏ gị chơn rượu bừng dậy chất xanh bóng thạch sượng bồ, bên cái sáng bốc khói của đuốc lớn. Người phụ việc cầm cuốc. Bá Nhỡ hì hục đào… Bó đuốc của người phụ việc lấp lại huyệt rượu gị đang lụn dần tàn đóm, sèo sèo trên cỏ dầm. Vài con rắn cạp nong trườn từ hang ra, nuốt những tàn lửa đã nguội. Cú rừng giờ mới rủ nhau đổ một hồi tan canh. Sáng hẳn rồi, mà cậu Lãnh chưa tàn bữa rượu giỗ. Cậu uống đến đâu, mồ hơi cứ theo chân tóc mà
tn chảy. Rồi cậu cầm một lưỡi kiếm cũ, chạy ra vườn chuối, gặp cây nào là chém ngang vào thân cây ấy. Tiếng thân chuối ngã gục và tàu lá toạc rách, làm chấn động cả ấp ngái ngủ”[11,tr63-64].
Lúc Bá Nhỡ qua đời, Lãnh Út đau lòng đã cho khai quật gò rượu. Cảnh tượng khai quật được Nguyễn Tn miêu tả có một khơng hai. “Sẵn bó đuốc đang cháy, Lãnh Út vứt ln vịa tửu phần khai quật. Gị rượu phát hỏa. Lửa men khê nồng bốc lên liên tiếp. Cho đến hết canh ba mà ngọn lửa men rượu xanh lè cũng chưa dịu ngọn. Đêm phóng hỏa tửu phần, thảo mộc chim muông vùng Mê Thảo bị một trận say lây. Cây cành cỏ lá đều miên man rũ rượi rầu nhũn. Thú ngàn rống to lên như cảnh động rừng. Chim bị say, cánh cụp cứng lại mà lìa khỏi tổ, rụng xuống đất như quả chín rời cành mẹ”.
Còn tả về cây đàn ma quái, Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thấy không gian đêm tối với một cảnh tượng rờn rợn. Cây đàn ma làm bằng “ván thôi cỗ quan tài người con gái đồng trinh”, cứ vào những đêm tối trời, không tiếng gà gáy, chó kêu, nhất là vào những ngày gần giỗ chủ cũ, “thành đàn đổ mồ hôi cứ vãi ra như tắm, thùng đàn phát lên những tiếng thở dài, và vật mình vật mẩy với bức vách cứ lủng củng kêu suốt đêm”, những sợi dây đàn có máu xanh như ruột bọ nẹt”…
Trong Chùa Đàn, Nguyễn Tuân đã để cho tất cả các cảnh tượng kỳ lạ ấy diễn ra vào bóng đêm, nhằm khắc họa được cái quái đản và rờn rợn của tác phẩm. Màn đêm làm cho cảnh vật mơ hồ, huyền ảo thêm phần ly kỳ và hứng thú. Ở Xác Ngọc Lam, Nguyễn Tuân đã miêu tả sinh động cái cảnh tượng lúc mà cơ Dó chia tay rừng núi, quê hương của cô để đến với một thế giới mới, thế giới của những người phàm. “Chúa rừng cho nổi một cơn gió nóng tiễn đưa cơ Dó ra cửa ngàn. Có một con hươu đực đang vươn cổ cao nhìn cơ Dó xuống đồng bằng, mỗi lúc một bé dần. Nó quất sừng nó vào cái cây đại có những cành ngang và lá to làm bận tầm mắt nó. Cái bóng áo chàm người sơn
thần nữ vu quy đã tan lẫn vào cái xanh lớn lao của ngàn già. Bữa ăn chiều ấy, hươu đực ngốn tất cả cỏ thấy chát đắng. Nương Dó mất tiếng hát từ đó. Sớm ngày sau, rừng dó bỗng kêu một tiếng ầm như ngọn núi nào lở thụt xuống vực. Gốc dó thần đổ vật”. Tất cả điều mang một nỗi buồn khi cơ Dó ra đi. Nguyễn Tuân đã dùng tình cảm của mình để miêu tả tâm trạng của những sinh vật ở rừng núi hoang vu. Cảnh vật cũng buồn và tiếc thương khi nàng Dó ra đi.
Quả thật, trong u ngơn có vơ số những cảnh tượng kỳ thú, những vật siêu thường, những cảnh tượng kỳ lạ thậm chí rất kỳ quái. Làm cho người ta không thể tin nổi, và đôi khi chúng ta cũng tự đặt câu hỏi liệu ngồi đời có những cảnh ấy khơng hoặc tác giả đã nhìn thấy chưa mà lại có thể miêu tả chi tiết và giống như thật vậy.
Đó là khơng gian trong nhà Bố Ơ, một con người nghiện rượu, ơng có một khả năng uống siêu phàm. Con người ấy lúc sống bằng rượu, trong rượu, cơm là rượu và rượu là cơm. Một ngôi nhà chỉ sặc một mùi rượu. Cái cảnh tượng ngôi nhà ngập mùi men bốc hỏa thiêu cả Bố Ơ đang say xỉn khơng biết gì. “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ơng già đang say mềm. Xác Bố Ơ nức đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu khơng có chút gì là hơi khét. Hủy hoại xong cái xác, cịn xương thì vỡ vụn ra như thứ tinh bột dùng để luyện men. Ngửi cái vụn xương ấy lại thấy thơm ngây ngất”[11,tr74 - 75]. Cái không gian tưởng như rờn rợn và kinh hãi như vậy, thế mà Nguyễn Tuân rất nhẹ nhàng đưa người đọc đi sâu vào trong mà khơng có cảm giác sợ. Cảm giác như đang chứng kiến cái chết của một con người đi đến tận cùng của niềm đam mê. Chết vì một người bạn tri kỷ của mình đó là rượu. Chính cái ngọn lửa xanh rờn ấy, đã làm nổi bật cả một không gian tưởng như là tăm tối và ngột ngạt bấy lâu nay của Bố Ơ. Ngọn lửa ấy, đã góp phần làm bừng sáng một góc tối nào đó của tâm hồn con người và xã hội.
2.1.3. Không - thời gian quá vãng
Cũng giống như trong Vang bóng một thời, khơng - thời gian q vãng có tính chất bao trùm trong u ngơn. Đây là loại khơng gian có sự dung hợp tính chất của thời gian, mang hình bóng của quá khứ được dựng lên qua những hồi niệm, kí ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tất cả những cảnh tượng, cảnh quan diễn ra trong tác phẩm đều mang những nét đặc trưng lịch