CÁI “ĐẸP”VÀ“KỲ” TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN
2.3. Nét dị thường của sự kiện và nhân vật Yêu Ngôn
2.3.1. Yếu tố ly kỳ và huyền bí của các sự kiện
Mỗi câu chuyện trong Yêu ngôn, là tập hợp một hệ thống các sự kiện
khác nhau. Các sự kiện ấy, lại được xây dựng bởi các tình tiết và chi tiết sinh động. Phần lớn các sự kiện của các câu chuyện trong Yêu ngơn đều mang tính ly kỳ và huyền bí. Thơng qua mỗi sự kiện, người đọc như bị cuốn theo chiều hướng ấy vừa như mơ mà lại vừa như thực. Trong Xác Ngọc Lam, sự kiện gây nhiều sự chú ý nhất và thu hút trí tị mị của người đọc đó là Cây Dó thần có linh hồn biết hát, làm run sợ hết bao kẻ đi rừng liều lĩnh đặt chân vào lãnh địa của nàng. “Nhiều buổi rừng Dó lặng gió quang mây, từ góc rừng cấm nổi lên những tiếng hát, giọng không ra Bắc không ra Nam mà hơi hát thì tồn bắt chênh đi cả, lúc xa, lúc gần, cái thứ tiếng nói khơng ai hiểu là tiếng gì đó đi khắp cả nương Dó”. Đó cịn là sự kiện về những tờ giấy dó đẹp được trân trọng như một báu vật làm từ tình yêu giữa người và tiên: Từ khi cơ Dó về làm vợ cậu Năm nhà họ Chu thì lị chế giấy ấy được biết đến với một kỉ nguyên mới, giấy tự nhiên thơm đẹp lên và bỏ xa sự cạnh tranh của nghìn vạn người sống bằng vỏ Dó. Loại giấy Chu Hồ có từ bấy giờ. Ấp tờ giấy đẹp vào lòng, biết nó là cái cơng ơn của người vợ hiền nhiều đêm cần cù với mình, cậu Năm đê mê vì hạnh phúc có nhiều đêm cậu khóc vì niềm vui q lớn. Câu chuyện tưởng như mơ mà lại thật ở làng Hồ Khẩu. Nguyễn Tuân đã khéo léo dựng nên sự kiện với tình tiết ly kỳ và đầy bí ẩn. Tác giả đã mượn mơ típ hồn hoa, hồn cây để viết nên tác phẩm. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã có sự sáng
tạo, làm cho câu chuyện khơng bị nhàm chán vì đã q quen. Nói về tình u và hạnh phúc thì đó ln là khát vọng của con người. Chuyện tình của cơ Dó và cậu Năm nhà họ Chu thật đáng cho người đời ngưỡng mộ. Chuyện tưởng có trong mơ, nhưng Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thấy chỉ cần có tình yêu con người sẽ vượt qua tất cả và làm nên một tình yêu vĩnh cửu ở cuộc đời thật. Với Lửa nến trong tranh, Nguyễn Tuân đã làm nên sự kiện khắc họa
được cái đẹp của nghệ thuật tranh họa. Một bức tranh với một ngọn nến huyền ảo được vẽ trên lụa, thế nhưng ngọn nến ấy lại thắp sáng giữa cuộc đời thực. Ngọn nến lung linh, huyền bí ấy chính là giá trị đích thực của cái đẹp, là những gì tinh túy của tranh cổ họa và những người có tấm lịng u tranh. “Cụ Lê Bích Xa đã châm ngọn lửa nến trong bức tranh ba nghìn đồng của mình treo trên tường câu lạc bộ. Lửa nến cháy nhiều người trầm trồ cảm động. Phép kỳ diệu ấy chỉ đúng có hai mươi phút”. Nguyễn Tuân đã để cho ngọn nến kỳ ảo ấy thắp sáng tâm hồn triệu con người đang chìm trong bóng tối. Ánh sáng ngọn nến như một niềm hi vọng, một sự khát khao cũng như tin tưởng vào giá trị của cuộc sống, giá trị của con người trong hành trình đến với cái đẹp đích thực của nghệ thuật.
Còn với Thạch tinh trong ruột người, quả là một câu chuyện kỳ lạ. Sự
kiện cậu Bảy mắc một bệnh lạ, khơng ai biết là bệnh gì, chỉ biết nó rất hiếm gặp ở phương Đơng và phương Tây. Căn bệnh làm bó gối biết bao nhiêu thầy thuốc, với muôn vàn loại thuốc quý hiếm. Căn bệnh mà Nguyễn Tuân miêu tả thật kỳ quái. Từ một người khỏe mạnh, ăn chơi nổi tiếng một vùng. Thế mà từ khi bị bệnh cậu nằm một chỗ. Ban đầu con bệnh tiết ra máu đỏ, đến khi cạn thì chuyển sang trắng, rồi điếc đến câm. Có thứ gì trong bụng cậu Bảy “Buổi sớm họ cười đùa, buổi trưa họ hờn giận, buổi chiều họ cãi nhau xỉ vả nhau đến lúc khuya khoắt thì lại làm lành và cợt nũng nhau”. Hình như trong lịng cậu có một người đàn ơng và đàn bà. Họ gây dựng cuộc sống trong đó, và họ
đang lo lắng là có người sẽ tống họ ra ngồi. Mặc dù bị điếc nhưng cậu Bảy vẫn nghe rành rọt cuộc trị chuyện giữa hai người. Bệnh gì mà lạ vậy, ngồi đời thực làm gì có căn bệnh quái ác vậy. Phải công nhận là sự sáng tạo và tưởng tượng của ơng thật phi phàm. Ơng đã lý giải nguyên nhân căn bệnh của cậu Bảy, cậu tung tích bơn tẩu hồng trần, nên trong bụng có nhiều sỏi sạn của cơm thiên hạ. Và nước mắt thiêng cậu Bảy uống liều trong cơn trí trá với lịng người, chính là nước mắt của con gái quan Lãnh Tín làng Nguyệt Sương đã gieo mình tự tử vì tình. Sỏi sạn tích tụ trong lịng cậu bây giờ hóa thành tinh, và hủy hoại dần sự sống của cậu. Một căn bệnh kỳ lạ, hiện tượng phát bệnh thì kỳ quái, con bệnh chết dần, chết mịn mà khơng biết mình mắc bệnh gì. Cái chết của cậu Bảy cũng là một sự huyền bí đối với người đọc…..
Trong chùa Đàn, có cả một hệ thống các sự kiện ly kỳ và huyền bí, đó
là câu chuyện Lãnh Út điên dại và ngập trong rượu, trong sầu nhớ. Câu chuyện Bá Nhỡ, kẻ nô bộc trung thành, tận tụy tuyệt đối với ngón đàn vơ song. Câu chuyện cô Tơ với tiếng hát trong trẻo và ngọt như nước suối. Câu chuyện về cây đàn ma quái, thành đàn đổ mồ hôi, hễ ai động vào là chết. Các sự kiện xâu chuỗi với nhau bởi sợi dây kỳ ảo, âm hưởng ma quái. Đây chính là những đều làm nên đặc sắc có một khơng hai của Chùa Đàn. Sự kiện nổi bật thu hút trí tị mị của độc giả là về cây đàn ma quái, với những điều bí ẩn. Cây đàn ấy, đêm đêm phát ra tiếng kêu dữ dội, dây đàn nứt, máu tuông ra từ đấy. Cây đàn ấy hễ ai động vào khơng bán thân bất toại thì cũng chết ngay tức khắc. Chủ của cây đàn ấy là Chánh Thú, người đã làm ma âm phủ. Muốn lên đầu thai, đang tìm người thế mạng, và cây đàn ấy chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Bá Nhỡ người nô bộc trung thành. Cây đàn cộng với tình yêu nghệ thuật, tình nghĩa con người làm nên Chùa Đàn. Đây chính là sự tri ân với những con người yêu nghệ thuật và sẵn sàng cống hiến thân mình để làm nên tiếng đàn vĩnh cửu.
Rượu bệnh, là cái chết của Bố Ô, một cái chết hiếm thấy, một tuyệt tác
của nghệ thuật. Cái chết làm nên sự ly kỳ và huyền ảo, Bố Ơ chết cháy, chính rượu là mồi lửa đã thiêu cháy ông. Ngọn lửa ấy, cứ vờn lấy cái thân thể ấy, đến khi cái xác vỡ vụn ra, tạo nên một mùi thơm được tác giả ví như mùi cá mực nướng. Nguyễn Tuân đã tạo nên sự ly kỳ và đầy bất ngờ trong cái chết của Bố Ô. Cái chết làm mọi người phải trầm trồ và thán phục, con người ấy đến khi thiêu đi rồi, vẫn đặc sệt mùi rượu, những xương vỡ vụn ra ấy tạo thành những hịn men có thể dùng để luyện rượu.
Trong Yêu ngôn, Nguyễn Tuân nói nhiều đến cái chết, mỗi cái chết một vẻ đều là những sự kiện vô cùng ly kỳ và huyền bí. Đó là cái chết mộng mơ và đau thương của cơ Dó hóa thành Ngọc Lam, (Xác Ngọc Lam), cái chết của Bá Nhỡ, (Chùa Đàn), cái chết của cậu Bảy, (Thạch tinh trong ruột người), cái chết của người thợ mộc, (Trên đỉnh non Tản)…Tất cả những cái chết ấy, mặc dù xảy ra huyền bí nhưng tồn tại giữa cuộc đời thực. Bởi vậy, mỗi cái chết của nhân vật đều mang những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống về tình yêu, tình nghĩa con người, lịng đam mê đến tình u nghệ thuật. Chính đều này, đã xóa nhịa đi mọi ranh giới từ yêu ma, quỷ quái, thần tiên hay con người chỉ còn lại tình yêu nghệ thuật.
2.3.2. Nhân vật “kỳ nhân – nghệ sĩ”
Có một tham số bất biến trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân chính là hệ thống nhân vật với những con người tài hoa, tài tử. Điều này, bắt nguồn từ chính quan niệm nghệ thuật, về con người của nhà văn. Suốt một đời khao khát đi tìm cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái tài của con người, dưới con mắt Nguyễn Tuân bất cứ cái đẹp nào cũng xứng đáng để ơng nâng niu và trân trọng. Chính vì vậy, mà các lớp nhân vật của Nguyễn Tuân bất kể là những con người nào, thuộc tầng lớp nào thì họ vẫn có cái tài, cái chất nghệ sĩ của mình. Dù là nhân vật chính hay phụ, dù xuất hiện liên tục trên mặt sách
hay chỉ thoáng qua đều mang một vẻ đẹp khó tả. Đặc biệt trong Yêu ngôn, một thế giới nhân vật đa dạng từ ma cho đến người, là những con người “khổng lồ”, “siêu mẫu”, tức là những con người phi thường, cái tài và cái tâm luôn đạt đến cực độ. Nguyễn Tn ln dành tình cảm trân trọng cũng như mến mộ những con người tài năng, con người “kỳ nhân – nghệ sĩ” này.
Có một điều đặc biệt, những nhân vật của Nguyễn Tuân, dù là ai thì cũng đều mang dáng dấp của nhà văn. Đó là sự khúc xạ cái tơi qua lăng kính nghệ thuật, sự trải nghiệm của chính bản thân mình cho những xúc cảm nghệ thuật, và đã cho ra đời những phiên bản của chính nhà văn. Có thể thấy, Bá Nhỡ trong Chùa Đàn, là một tử tội tài hoa và có nhân cách cao thượng. Được cưu mang, ẩn nấp ở ấp Mê Thảo, Bá Nhỡ trở thành kẻ nô bộc trung thành đến kì lạ. Ơng đã hết lịng chăm sóc Lãnh Út, một kẻ chìm sâu vào rượu và sầu nhớ khiến ấp tiêu điều và xơ xác như bị đánh thụt khỏi thế giới thực tại, lùi sâu vào chốn tưởng chừng như đó là địa ngục trần gian. Cái nét khác thường của nhân vật này, chính là lịng trung thành tuyệt đối, sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu Lãnh Út thoát khỏi chốn mê muội. Hình ảnh cái chết của Bá Nhỡ là đỉnh cao nghệ thuật Nguyễn Tuân, cũng như là sự tận hiến cho cái đẹp nghệ thuật vĩnh hằng của Bá Nhỡ. Một con người nhỏ bé, với tấm lịng đơn hậu thế nhưng Bá Nhỡ đã làm nên điều phi thường mà mọi người phải ngưỡng mộ. Đó cịn là cơ Tơ, một ca nương đẹp nhất được xây dựng trong tác phẩm Nguyễn Tuân với những phẩm chất đáng trân trọng: chung thủy, nhân ái và có tài ca ngâm trác tuyệt. Tiếng hát của cô được Nguyễn Tuân miêu tả là vượt qua mọi thế giới âm thanh, tiếng hát mọc cánh, thăm thẳm, trong trắng tinh khiết như pha lê. Nó vượt qua mọi ngóc ngách của tâm hồn. Bởi yêu thương và chung thủy với chồng mà sau cái chết của Chánh Thú cô thề sẽ không hát cho người nào nghe nữa và khơng cho tai mình nghe bất cứ tiếng đàn của người đàn ông nào trong thiên hạ, trừ khi có người cầm vào cây đàn
ma qi ấy. Vì cảm phục tấm lịng của Bá Nhỡ mà cơ đã xin chồng tha mạng cho Bá. Nhưng lời khẩn cầu của cô đã khơng xoay chuyển được tình thế. Những kiếp tài hoa, tài tình thương lấy nhau để chịu cảnh oan nghiệt. Đoạn văn Nguyễn Tuân miêu tả giọng hát, tiếng đàn của những nghệ sĩ tài hoa Bá Nhỡ, cô Tơ, Lãnh Út thật ly kỳ và huyền ảo. Người nghệ sĩ giống như đi trong giấc mơ, lạc vào một không trung vô định, để đến khi về với thực tại thì người chết kẻ thức tỉnh sau cơn mê dài.
“Bá Nhỡ thử dây, vặn trục đàn. Trục nghiến gắt và nấc dần mãi lên. Cần đàn ôm sát vào mặt, Bá Nhỡ ngửi thấy một mùi tanh tanh và gỗ đàn đã truyền sang lịng tay một chất nhờn sánh. Bng đầu gẩy xuống dây, đàn vẳng ngân một tiếng cuồng loạn. Và những đầu ngón tay phải – Bá Nhỡ đàn tay trái cũng như cầm đũa cầm bút – nhấn xuống dây đã ran lên những cảm giác buốt nhức. Bá Nhỡ chững chạc bng ba tiếng sịng.
Cậu Lãnh cịn đang ly bì vội chồng dậy, cầm roi chầu đánh ln mấy tiếng. Người cậu Lãnh chỉ còn ở hai cánh tay và hai cái tai, chứ cật và chân cứng đờ và mắt thì nhắm nghiền, cầm vểnh lên giời. Cơ Tơ như mất hẳn hồn, cái tâm chỉ còn lên xuống theo với bực đàn. Gỗ bục dưới thân tan loãng đi đâu để cả người cô Tơ phiêu phiêu lững lờ trôi mãi giữa không. Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như khơng thốt hết được vào khơng gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lịng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự khơng tiết ra được. Nó là một nỗi u kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm…Tiếng đôi lá con cỗ phách cô Tơ dồn như tiếng chim kêu thương trên dậm cát nổi bão bốc. Nhiều tiếng tay ba ngừng gục xuống bàn phách, nghe tàn rợn như tiếng con cắt lao mạnh xuống thềm đá sau một phát tên. Tay phách không một tiếng nào nhụt. Mỗi tiếng phách sắc như một nén dao thuận chiều…Dưới mười ngón tay hoa múa
dẻo quánh, tre trúc bật nẩy lên vì thỏa thích. Đàn và hát dắt nhau mà lướt bổng. Cậu Lãnh Út mềm tay roi, càng mê tơi đi vì tơ trúc ríu ran. Chưa hồi tỉnh cuộc rượu của ấp. Cậu lại tự bồi thêm trận rượu của đêm nhạc… Nghe phách cô Tơ, ở những khổ rung thưa rồi mau, Bá Nhỡ say sưa trong cái nhận thức là mình đang chết dần giữa đàn hát và một tiếng trúc tiếng tơ đánh thêm lên là mình lại càng lả dần về cõi chết…Máu chảy ra nhiều q. Tồn thân Bá Nhỡ đỏ ngịm. Áo quần màu trắng của Bá Nhỡ vụt trở nên vóc đại hồng, trơng hệt một người phục sức để ăn thượng thọ. Người Bá Nhỡ đã là một cái vại đựng chất lỏng có nhiều chỗ rỏ rì. Máu trong cơ thể Bá Nhỡ cứ đều một dòng tn mà thấm lậu ra ngồi…một tiếng đàn là một miếng thịt lẩy ra. Tí một, tiếng đàn đưa nhau về nơi vĩnh quyết. Tang. Tùng. Tùng!” Buổi hợp tấu của ba con người tài hoa, gồm tiếng đàn u hoặc của Bá Nhỡ, tiếng roi chầu mê sảng của Lãnh Út, tiếng hát và tiếng phách liêu trai của cô Tơ tạo nên những âm điên mê, cuồng loạn pha trộn nghệ thuật, tình yêu, da thịt , ghen tuông, oan khiên và cái chết. Dàn nhạc trong trạng thái đồng thiếp, tấu khúc giao hưởng giữa tuyền đài và dương thế, dưới quyền điều khiển của một nhạc trưởng ma: hồn Chánh Thú đứng trên bàn thờ nấp sau bài vị cười sằng sặc một cách mãn nguyện. Ba con người tai hoa với ba cuộc đời khác nhau, có thể vì một lúc mê muội mà họ bỏ mặc tất cả, nhưng rồi cuối cùng họ cũng tìm đến được với cái đẹp đích thực của nghệ thuật. Các nhân vật của ông cứ cuốn người đọc vào những điều mà họ làm, để khám phá cái tài hoa nghệ sĩ của mỗi người.
Trong Lửa nến trong tranh, là hình ảnh cụ Lê Bích Xa một cơng sứ đại nhân, một con người am hiểu và yêu tranh cổ họa. Ông sẵn sàn bỏ cả gia tài của mình để mua cho được tranh quý, và sẵn sàng đốt bức tranh để đổi lấy 20 phút thăng hoa nghệ thuật. Hay như ông Đầu Xứ Anh học tài hiểu rộng, nhạy cảm và tinh tế chấp nhận dừng giấc mộng khoa cử để chịu nỗi oán cừu dai
dẳng từ đời cha để lại, chấp nhận hết nỗi ốn hận ấy để rộng đường cơng danh cho người em. Tất cả những con người ấy, họ tìm thấy cái đẹp nghệ thuật cũng như cái đẹp của nhân cách trong sự hi sinh. Nguyễn Tuân để cho các nhân vật của mình xuất hiện trong từng bối cảnh khác nhau. Mỗi việc mà