Nét độc đáo của thời gian nghệ thuật Yêu ngôn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong Yêu ngôn (Trang 43 - 50)

CÁI “ĐẸP”VÀ“KỲ” TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN

2.2.Nét độc đáo của thời gian nghệ thuật Yêu ngôn

2.2.1. Thời gian hạn định và thời gian vĩnh hằng

Thời gian nghệ thuật trong văn học là phạm trù của hình thức nghệ thuật cho nên thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua các tình tiết các biến đổi có ý nghĩa thẫm mĩ diễn ra trong thế giới nghệ thuật. “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể, thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sự sáng tạo chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai” (Trần Đình Sử). Trong Yêu ngôn, loại thời gian đặc biệt được Nguyễn

Tuân sáng tạo mới mẽ là thời gian hạn định và thời gian vĩnh hằng.

Thời gian hạn định nó tồn tại đối lập với thời gian vĩnh hằng. Đây là thời gian hữu hạn của đời người. Cuộc đời con người tồn tại theo quy luật của tạo hóa, sinh, lão, bệnh, tử. Dù là người tài giỏi, giàu có, hay những người thất học nghèo hèn…thì tất cả họ ai rồi cũng phải trải qua các giai đoạn này của cuộc đời. Bởi vậy mà người ta thường nói: đời người ngắn ngũi, sống hôm nay không biết ngày mai sẽ thế nào. Thời gian là bất tận nhưng thời gian đối với cuộc đời mỗi người là có giới hạn. Trong u ngơn, Nguyễn Tn đã xây dựng thủ pháp thời gian hạn định để nói lên số phận của những con người tài hoa, nghệ sĩ nhưng bạc mệnh, phải chấm dứt cuộc đời khi con rất trẻ. Có thể thấy trong Chùa Đàn là Bá Nhỡ, một con người tài hoa, trọng tình nghĩa,

nhưng cuộc đời lại chịu nhiều đau khổ. Vì can dự vào một vụ giết người ở Trung Châu, Bá Nhỡ bị kết án tử hình. May nhờ mợ Lãnh, vợ của Lãnh Út cưu mang ở ấp Mê Thảo. Tưởng những cuộc đời từ đây sẽ êm ả, nhưng sự đời khơng như vậy. Vì muốn cho Lãnh Út hồi sinh mà Bá Nhỡ đã hi sinh cả cuộc đời mình. Cầm cây đàn ma, cây đàn chết người của Chánh Thú để tấu lên những đoạn nhạc hồi sinh cho tâm hồn cậu chủ. Bá Nhỡ đã chết trên vũng máu. Kết thúc cuộc đời của một mình để làm lại cuộc đời mới cho Lãnh Út. Nguyễn Tuân đã hạn định thời gian cuộc đời của Bá Nhỡ. Chết khi còn rất trẻ, nhưng con người ấy ra đi trong niềm vui và hạnh vì đã tấn hiến chút sức lực cuối cùng để làm nên cái đẹp vĩnh cửu của nghệ thuật. Đã cứu được một con người lầm lạc trở về với hiện thực cuộc sống. Cuộc đời con người ấy, chết đi khơng cịn gì phải hối tiếc. Vì anh ta đã sống hết mình, đã tận hiến hết mình cho những giá trị cao đẹp của cuộc đời.

Thủ pháp thời gian này, còn bắt gặp Đới roi. Cậu Ấm Đới, một con

người lãng tử, đào hoa, đã tiêu cả cơ nghiệp vào tiếng đàn giọng hát, để rồi rơi vào hoàn cảnh bần cùng phải đi chuốt roi chầu bán để sống qua ngày. Con người ấy, đến khi sa cơ thất thế thì thà chết chứ khơng nhận sự giúp đỡ của một đào hát. Không muốn cuộc đời của người con gái ấy phải khổ, cũng không thể từ chối thẳng thừng người ta. Cuối cùng để giải thoát cho cả hai, Đới Roi đã men ra phía Cống Trắng treo cổ tự tử. Nếu như cuộc đời Bá Nhỡ trong Chùa Đàn chết khơng vươn vấn gì. Thì cái chết của cậu Ấm Đới trong Đới Roi là do bế tắc, tuyệt vọng, kết thúc cuộc đời để giải thốt mình. Đời người chỉ như nháy mắt, trong chớp nhoáng ta đã ra đi mà chưa kịp làm điều gì đó cho cuộc đời, để cuối cùng để lại bao sự hối tiếc. Bởi vậy, mà Nguyễn Tuân khắc họa thời gian hạn định của đời người để nói lên sự ngắn ngũi, mau chóng của cuộc đời. Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương, và để tận hiến với niềm đam mê, vì vậy hãy sống thật ý nghĩa để đến khi ra đi

không phải hối tiếc điều gì.

Bên cạnh thời gian hữu hạn của đời người, Nguyễn Tuân con khắc họa hình tượng thời gian rất đặc biệt, đó là thời gian vĩnh hằng. Loại thời gian này, thường gặp nhiều trong truyện kỳ ảo, dùng để khắc họa cuộc sống của những người, những cảnh khơng thuộc thế giới thực. Mà đó là thế giới huyền ảo, thế giới của cõi tiên…

Trên đỉnh non Tản, là khoẳnh khắc thời gian của vĩnh hằng. “Đây là nơi

của ánh sáng vĩnh viễn nhờ nhờ như màu ngọc liệu, như chất nước quế trắng chính sơn pha màu lỗng. Những buổi trời tái hẳn lại vì khí núi âm u, thì một vài hịn ngói trên lịng trần đền hình mai luyện lại sáng rực hẳn lên như một nguồn lưa. Ở những hịn ngói phát sáng ấy, đọc rõ được bốn chữ Tản Viên đài ngõa” Ở đây thời gian dường như ngưng đọng, khác hoàn toàn so với trần thế. Mấy thợ mộc làng Chàng Thơn mấy năm trước lên tu sửa đình cảnh vật là thế lung linh và huyền ảo. Thì sau mấy mươi năm, một số người đã chết, người cịn sống thì đã già. Ơng cụ Sần bây giờ tóc đã bạc, thế mà lần này lên tiên cảnh ông cảm giác như mọi thứ vẫn vậy, không hề thay đổi. Nguyễn Tuân đã vận dụng thủ pháp khắc họa thời gian hư ảo xen lẫn với thời gian huyền thoại, điều đó đã tạo nên thời gian vĩnh hằng đối với nhân vật và đối với người đọc. Trong Xác Ngọc Lam, bắt gặp thời gian vĩnh hằng này trong lịng đá, đó là

khơng gian sống của cơ Dó. Trong lịng đá ấy, khơng có khái niệm ngày và đêm. Nàng Dó vẫn sống trong ấy, ngày ra phụ chồng làm giấy, đêm đêm lại vào ngủ trong tảng đá ấy. Thấm thoát mà đã trăm năm, cậu Năm trăm tuổi và đã ra đi cịn cơ Dó vẫn vậy, trẻ như thời con gái. Vì cơ là tiên, là thần cây nên sự trôi qua của thời gian trần thế không ảnh hưởng đến tuổi thọ của cô.

Trong Yêu ngôn thời gian vĩnh hằng cũng là thời gian huyền ảo. Loại thời gian này, chỉ tồn tại trong cuộc sống thần tiên mà và con người sau khi đã chết, làm người của cõi âm. Hình ảnh anh Khóa Lương khi lên trần gian bắt

phu, đến nhà Kinh Trịnh thăm thì ơng đã khơng nhận ra người bạn đồng mơn lúc xưa, vì anh chết cách đây mấy chục năm. Làm quan dưới âm phủ giờ áo bào xanh cánh hạc đỏ, lưng và ngực thiêu một con giao long long đen, dát bạc. Điều này, chứng tỏ cuộc sống của con người không phải chết là hết mà nó cịn tiếp tục. Đó là một cuộc sống khác, một cõi khác, là cõi âm. Nơi đó chỉ tồn tại thời gian của vĩnh hằng. Anh Khóa Lương chết về được làm quan là nhờ lúc sống anh đã tích được nhiều công đức, là một người thông minh, độ lượng và có tình nghĩa. Cuộc sống cõi âm này, sẽ tiếp tục với ông Kinh Trịnh sau một năm nữa. Điều này, chứng tỏ thời gian vĩnh hằng này sẽ xuất hiện khi chúng ta chết đi và làm người của một cõi khác.

Nguyễn Tuân xây dựng thủ pháp thời gian vĩnh hằng, nhằm muốn nói lên khát vọng của con người về một cuộc sống bất diệt. Khơng có những cái chết đau thương, khơng cịn bệnh tật. Đó là một cuộc sống bình n và hạnh phúc.

2.2.2. Thời gian đan xen giữa thực và hư

Thời gian trong Yêu ngôn là thời gian rất đặc biệt, nó có đủ mọi thời khắc. Khi thì thời gian thực, với những sự việc, khung cảnh rất thực, rất đời, nhưng có khi thời gian lại như chìm vào màn hư ảo. Lúc ấy những gì mà chúng ta nhìn thấy nó được phản chiếu qua một lăng kính khác. Rất huyền ảo và kỳ bí, có khi tác giả lại để cho hai khoảng thời gian này đan xen lẫn nhau làm cho người đọc khó mà phân biệt đâu là hư đâu là thực. Nhiều khi người đọc có cảm giác khơng biết chúng ta đang sống trong cõi âm hay cõi dương. Bởi những thứ mà chúng ta nhìn thấy, nó cứ lung linh ẩn hiện theo thời gian khó mà phân biệt rõ.

Đó là lúc “Sớm tinh mơ ngày hai mươi nhăm tháng chín các quan làm lễ tiến trường thi Nam Định. Hai chiếc lọng vàng phủ nghiêng xuống lá cờ và tấm biển có chữ “phụng chỉ”, “khâm sai” và bốn chiếc lọng xanh ghé sát thấp

tịt xuống cái đầu bạc của một ông đại khoa. Mùi nghi vệ mới phảng phất ít hơm trước thì chớm nay đã chan hịa nổi dậy trên một khoảnh đất mà mọi khi chỉ có hoang vu và bằng lặng. Ánh sáng ban ngày đi vắng, mãi tự những đâu mà đến bây giờ vẫn chưa thấy trở về. Từ hơm có gió vàng pha mùi cơn bấc đến nay, người ta chưa bao giờ thấy cái âm u và tẻ lạnh đến nhường ấy. Mãi đến bây giờ, là giữa giờ thìn mà tối và sáng vẫn còn chưa phân tách hẳn ra…”(Khoa thi cuối cùng). Vào khoảng thời gian không phân biệt rõ ấy, chánh chủ khảo làm lễ cáo trời đất, vua, thần thánh, mời gọi những oan hồn về trả ân báo oán. Thời gian bắt đầu khoa thi cuối cùng là lúc trời vẫn “tối như bưng lấy mắt”.

Với Xác Ngọc Lam, là câu chuyện cảm động về tình yêu giữa tiên và

người. Cơ Dó vốn là tiên sống thân cây Dó, từ ngày cơ đem lịng u và theo về làm vợ cậu Năm nhà họ Chu. Cuộc đời cô đã thay đổi từ đây. Cô về sống trong một tảng đá, cơ ngủ trong lịng đá, do cơ có tính chất âm nên khơng thể ra ngồi ánh sáng. Cô chỉ xuất hiện vào những đêm tối, lúc mọi người đã ngủ. Thời gian ban ngày cơ Dó sống trong tảng đá ấy chính là thời gian thực của cơ, nhưng lại là thời gian hư ảo đối với chúng ta. Còn ban đêm đối với con người là huyền ảo, nhưng với cơ Dó là thời gian thực, vào lúc này cô mới được sống với chính mình, được ca hát thỏa thích. Vì hai con người sống vào hai thời gian khác nhau, nên từ khi cơ Dó theo cậu Năm về thì lịch làm giấy của nhà họ Chu cũng thay đổi. Ngày ngủ, đêm làm việc, thế mà giấy nhà họ Chu vẫn nổi tiếng khắp vùng, bởi vì có sự trợ giúp của cơ Dó. Cơ đã thổi hồn vào cho tờ giấy, khiến nó đẹp và mượt mà.

Cịn Loạn âm, thì tính chất âm dương này rõ rệt, thời gian khơng có sự phân chia mà nó đan xen mật thiết với nhau. Người âm và người dương sống cùng nhau. “Một đêm, nằm giữa sân, ngã mình trên trường kỷ tre nằm ngửa mặt lên trời, bất chợt ơng ngửi thấy một mùi gì rất lạ trong khơng khí…giữa

ngày hè mà có sương, sương lại có chất mặn…từ khắp các lối xóm dồn về không biết bao nhiêu là tiếng chó sủa vang” [9,tr.97]. Đây là thời gian thực chuẩn bị cho sự xuất hiện của những con người cõi âm, hay ma, lên dương thế để bắt phu. Khi hai cánh cửa lùa từ từ mở rộng, gió ùa dần vào. Thì lúc này, người đọc khơng xác định rõ thời gian là thực hay hư. Bởi vì cùng một thời gian mà hai con người một âm, một dương cùng trò chuyện. Ma người lúc này cũng khó phân biệt, đây là khoảng tranh tối sáng của thời gian và của lịng người. Anh Khóa Lương đã chết từ rất lâu, nay được bổ nhiệm làm Quan Ơn có trách nhiệm bắt phu về âm phủ để tu sửa đường ở dưới. Nhớ lại ơn xưa, vị quan Ôn ghé thăm ông Kinh Trịnh là con của người thầy cũ. Và có đặc ân, là làng Phú Giang của ơng Kinh Trịnh sẽ bắt 95 phu. Nhưng nể tình xưa chỉ cần Ơng Trịnh nhận bà con và có ý tha cho ai đó thì Quan Ơn sẽ giúp. Thế nhưng với tấm lịng ngay thẳng khơng muốn vì tình riêng mà hại việc cơng của quan Ơn nên ông Kinh Trịnh chỉ xin tha cho đứa nô bộc. Ngay cả tên nơ bộc cũng khơng biết mình từ cõi chết trở về, mơ hồ lúc đang ngủ thì bị người ta gọi đi, cũng khơng biết là ma hay người, lúc được tha trở về vẫn ngẩn ngơ là mình suýt bị bắt đi phu cho triều đình. Thời gian xảy ra trong chớp nhống, hư, thực, ảo đan xen nhau tạo nên những thời khắc đa diện để nhìn về cõi âm, hay âm phủ. Ở Loạn âm, ma quỷ sống chung với người, cuộc sống u uất và

trầm lắng “Từ ngày có việc loạn âm, ma quỷ được dịp lên nhiễu người dương gian cả giữa ban ngày, các bà ấy đi chợ bèn sinh ra cái tục thử tiền của người mua vào chậu nước. Đồng nào chìm thì vớt ra đếm cịn đồng nổi thì coi là tiền ma. “Có bà cụ bạo thế mà có hơm chết ngất đi vì suốt một buổi họp chợ, từ đầu Ngọ đến sang Mùi bà tồn nhận có những đồng tiền nổi. Giận quá ngước mắt lên thì đám người trả tiền ấy phá lên cười, ù té chạy, chân không sát đất và biến vào cái lùm tre xanh đầu đình chợ”. Người và ma chung sống với nhau, cảnh chết chóc tràn lan. Tác giả cố ý khắc họa thời gian không rõ trong

Loạn âm nhằm nói đến cảnh loạn li ở hiện tại. Những khoảnh khắc của loạn

âm, là những mảng màu sáng tối chập chờn của loạn dương. Mối liên hệ thời gian thực, hư này đã tạo ra một cách nhìn mới trong tác phẩm. Thực để thấy được hư ảo, và hư ảo để nhìn rõ hơn cuộc đời thực.

Thời gian tồn tại trong Lửa nến trong tranh, cũng là thời gian hư hư,

thực thực. Cái khoảnh khắc mà ơng cụ Lê Bích Xa đốt ngọn nến trong tranh. Chính thời điểm đó là sự giao thoa giữa hai khoảng thời gian, thời gian thực ở ngồi đời, nơi mà cụ Lê Bích Xa và Dăng đang sống. Còn thời gian mà ngọn lửa kỳ diệu ấy tồn tại là thời gian hư ảo: “Diêm được đánh vào đầu nến tranh tự nhiên sáng bừng lên. Nến bốc dần sức sáng, soi xuống trang sách và khuôn mặt hồng hào vị tướng già quắc thước ngồi trong lòng cổ họa. Giá lúc này, lửa nến lả lay ngọn đi một chút theo với tí gió đơng của phịng khách đây, thì Dăng đã tưởng tướng Hàn Kỳ ngồi kia là người của cuộc đời này, và đang là một vị khách ngoài thời gian của chủ ấp đây…Ngọn nến trong tranh tắt, phòng giảm hẳn sức sáng, cái cây bạch lạp nơi tranh lúc sáng tỏ, sức sáng vốn ngang bằng một ngọn nến măng sông nhỏ”. Chủ ấp cụ Lê Bích Xa đã quyết định cống hiến bức tranh này cho cái đẹp vĩnh cửu của nghệ thuật. Ông cụ đã đem bức tranh đốt cho mọi người chiêm ngưỡng. “Lửa nến cháy, nhiều người trầm trồ cảm động. Phép kì diệu chỉ đúng được có hai mươi phút là bức tranh đã cháy ra gió trước khi diễn giả kịp nói đến câu cuối cùng của đề chuyện mình” Ngọn nến cháy trong tranh nhưng nó lại soi sáng vào tâm hồn con người, nó soi rọi vào cuộc đời thực của chúng ta với nhiều con người, nhiều mảnh đời cịn đang chìm trong bóng tối. Khoẳnh khắc ấy, chỉ xảy ra trong chớp nhống, nhưng đó là ánh sáng kết tinh của tình yêu nghệ thuật sẵn sàng cống hiến vì cái đẹp vĩnh cửu của nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã cho hai khoảng thời gian đan xen nhau, thậm chí có khi là một để người đọc người chiêm ngưỡng tranh có thể tận hưởng những giây phút thật của sự bừng sáng

giá trị của cái đẹp.

Nguyễn Tuân xây dựng thủ pháp thời gian đan xen thực và hư, nhằm muốn nói lên cuộc sống hiện tại với mn điều hư ảo, đơi khi ta nhìn thấy vậy nhưng lại không phải vậy. Cái thực ln được gói trong cái ảo và cái ảo ln tồn tại cùng cái thực.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong Yêu ngôn (Trang 43 - 50)