Khắc phục tính mùa vụ và tính đa ngành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 38 - 41)

1.3.2 .Phát triển sản phẩm du lịch biển

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng

3.2.9. Khắc phục tính mùa vụ và tính đa ngành

- Để khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch là một vấn đề rất khó và có xu hướng ngày càng ph c tạp do sự phụ thuộc các điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu nơi du khách chọn đến. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến th c tổng hợp để cố gắng giảm thiểu những khó khăn do tính chất này gây ra, nh m tận dụng công suất trang thiết bị và nhân lực cùng những chi phí thường xuyên phải trả và đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng không chỉ giữa các khách sạn, nhà hàng, các xí nghiệp vận chuyển đưa đón khách... trong nội bộ ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự liên kết cao trong khối các ngành có liên quan. Và trên hết là sự điều phối của chính quyền thành phố Đà Nẵng. Mọi tính toán lợi ích cục bộ hoặc sự phối hợp không đồng bộ trong mỗi khâu dịch vụ đều liên quan mật thiết đến tính hiệu quả của không chỉ riêng ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chung về nhiều mặt cho kinh tế - xã hội của địa phương.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, với chủ trương của Đảng và Chính phủ về tăng cường phát triển kinh tế biển đảo, các ngành kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển. Đà Nẵng là thành phố biển có tiềm năng du lịch phong phú, du lịch biển là thế mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong các loại hình du lịch của địa phương. Biển là loại hình du lịch được ưa chuộng và phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tế hơn các loại hình du lịch khác. Đà Nẵng với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch. Đà Nẵng còn là nơi tổ ch c các sự kiện mang tầm quốc tế như: Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, cuộc thi lướt sóng quốc tế năm 1993 (được tổ ch c tại biển Non Nước của Đà Nẵng), thêm vào đó biển Đà Nẵng được bầu chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới. Năm vừa qua, với sự kiện tổ ch c thành công Tuần Lễ cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng đã tạo ấn tượng tốt đẹp đến các nước trên thế giới. Cáp treo khu du lịch Bà Nà đạt bốn kỷ lục guinness, đã mở ra nhiều cơ hội để Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong nước, khu vực và thế giới. Để biến những cơ hội này thành hiện thực, Đà Nẵng phải xác định được thị trường mục tiêu dựa trên những lợi thế về tài nguyên du lịch biển của mình. Liên hoan du lịch biển Việt Nam, tổ ch c trong hai ngày 28 và 29 tháng 4 năm 2009 tại Pháp, lãnh đạo một số văn phòng du lịch nước ngoài khẳng định: khủng hoảng kinh tế đang tạo cơ hội làm ăn cho du lịch Việt Nam. Sự bất ổn chính trị gần đây của Thái Lan khiến rất nhiều du khách hủy tour đến với đất nước Chùa Vàng. Nếu nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, du lịch Đà Nẵng có thể sẽ tăng trưởng ngoạn mục. Nhiều người, đặc biệt là các kiều bào có mặt tại liên hoan đã nuối tiếc bởi bao cơ hội đưa vẻ đẹp tiềm ẩn, hoang sơ của đất nước Việt Nam đến với châu Âu, c vụt trôi đi mà người làm du lịch không chịu nắm bắt.

Đà Nẵng sở hữu sự ưu ái của thiên nhiên, hạ tầng không hề thua kém các nước trong khu vực nhưng du lịch Đà Nẵng chưa phải là một điểm đến hấp dẫn. Đó là lỗi lớn của những người làm du lịch.

địa, nhưng khách du lịch quốc tế chưa phát triển do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các dịch vụ phục vụ cho du lịch biển đáp ng nhu cầu khách quốc tế còn khá nghèo nàn, đơn điệu và nhàm chán.

- Do tính chất thời vụ trong kinh doanh nên các loại dịch vụ phục vụ khách du lịch còn rất hạn chế.

Từ hai nguyên nhân cơ bản trên dẫn đến: Chất lượng phục vụ du lịch còn yếu, chưa xây dựng được thương hiệu cũng như danh tiếng, uy tín trên thị trường để thu hút khách quốc tế.

Phát triển du lịch ngày càng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố khách quan như: thiên tai, thời tiết, còn có những yếu tố chủ quan như: nhận th c của cộng đồng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, ý tưởng của các nhà đầu tư và kinh doanh du lịch, …Chính vì vậy, Đà Nẵng cần có cơ chế chính sách thông thoáng mang tính đột phá để phát triển du lịch. Những cơ chế, chính sách này phải xuất phát từ nhu cầu khách du lịch từ các thị trường được coi là trọng điểm; từ lợi ích của các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh và từ lợi ích cộng đồng dân cư.

Phải tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban hành cơ chế, chính sách với các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh du lịch.

Mạnh dạn xã hội hóa các cơ sở dịch vụ, các chương trình hoạt động du lịch nh m giảm kinh phí đầu tư của ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài. Có sự liên doanh và hợp tác này sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách, sẽ thiết kế được “sản phẩm hợp lý ” trên quan điểm bán cái thị trường cần ch không phải bán cái mà chúng ta đang có”

Du lịch là ngành kinh doanh cần sự năng động và sáng tạo. Đà Nẵng là thành phố trẻ năng động, trong tương lai gần hy vọng ngành du lịch nói chung và du lịch biển Đà Nẵng nói riêng sẽ nâng lên tầm cao mới, tạo cho biển Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn, văn minh và hấp dẫn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- [1] Nguyễn Thị Như Lâm – Hoàng Thanh Hiền (2010)“Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng”.

- [2] Huỳnh Thị Mỹ Lệ ( 2012)“ Phát triển du lịch biển Đà Nẵng”. - [3] Ngô Phú Mười ( 2018) “Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”.

- [4] Cổng thông tin Cục Thống kê dân số và Nhà ở.

- [5] Cổng thông tin Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng.

- [6] Cổng thông tin Sở Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam.

- [7] Báo Pháp Luật và Báo Quảng Nam online. - [8] Wikipedia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 38 - 41)