Ƣu điểm và hạn chế trong phát triển du lịch biển tại thành phốĐà Nẵng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 28 - 32)

1.3.2 .Phát triển sản phẩm du lịch biển

2.8. Ƣu điểm và hạn chế trong phát triển du lịch biển tại thành phốĐà Nẵng

Nẵng

2.8.1 Ưu điểm

- Cơ chế chính sách phát triển du lịch của thành phố phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển, ổn định về chính trị, an ninh trật tự, là điểm đến an toàn thân thiện cho du khách.

- Trong thời gian qua các sở, ngành, địa phương cũng đã cố gắng trong việc huy động tiềm năng và nguồn lực để tập trung phát triển du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trẻ làm du lịch có chuyên môn nghiệp vụ

chuyên nghiệp bước đầu được quan tâm hơn. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện trong phát triển du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Nhận th c của các cấp, các ngành và cộng đồng đối với hoạt động du lịch được nâng cao đồng bộ, môi trường du lịch được cải thiện tốt.

- Thương hiệu du lịch Đà Nẵng ngày càng được khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đẳng cấp với thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng biển, MICE và các loại hình giải trí phong phú, đặc sắc khác

- Du lịch đường biển đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2017 đón 78 chuyến tàu với 120.000 lượt khách. Tuy nhiên, việc mở các tuyến du lịch đường biển như: Đà Nẵng – Singapore, Đà Nẵng - Hồng Kông đến nay vẫn chưa thực hiện được do các tuyến này hiện nay đều nắm trong hải trình chung khu vực Đông Nam Á của các hãng du lịch tàu biển. Nguồn khách có nhu cầu đi b ng đường biển tại các điểm trên đến Đà Nẵng không nhiều và chưa phát triển, việc mở các tuyến này chưa thật sự thu hút các đối tác đầu tư.

2.8.2. Những hạn chế, bất cập

Những thành tựu là rất rõ nét. Tuy nhiên, so với mục tiêu xây dựng du lịch biển nói riêng và ngành du lịch nói chung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố thì Đà Nẵng cần phải có bản sắc riêng, mang tầm vóc quốc tế vẫn đang là thách th c lớn trước mắt và lâu dài. Ngành du lịch biển còn thiếu chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, nh m phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm; doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận đất đai đầu tư để phát triển tạo thêm sản phẩm du lịch mới; chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế.

- Du lịch Đà Nẵng còn mang tính mùa vụ do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên khắc nghiệt và thất thường, nên hoạt động kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng mang tính thời vụ rõ rệt. Về mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm) hầu hết các nhà nghỉ và khách sạn đều không còn phòng, các dịch vụ trên bãi biển sôi động và náo nhiệt, và ngược lại trong mùa mưa hoạt động của ngành chỉ tập trung cho khách công vụ, hội nghị...

- Tính đa ngành thể hiện rõ ở ngành du lịch khi ngoài những yêu cầu tối thiểu trên cho một chuyến đi, du khách còn đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu khác như: hệ thống thanh toán từ dịch vụ của ngành tài chính ngân hàng, hải quan cửa khẩu, sân bay, bưu điện...Tất thảy đều phải được hoạt động một cách đồng bộ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hướng tới việc thoả mãn nhu cầu cho du khách.

- Chính sách hỗ trợ cho một số hoạt động du lịch của thành phố chậm được ban hành. Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, phát triển sản phẩm, chưa chủ động tạo sản phẩm du lịch

đặc sắc, các sản phẩm du lịch hiện có chủ yếu phục vụ du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế. Việc chèo kéo du khách vẫn chưa được khắc phục triệt để. Trong kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế, thành phố Đà Nẵng chưa giải quyết thỏa đáng bài toán lựa chọn ưu tiên giữa phát triến vùng du lịch ven biển với vùng dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng biển...

- Nhiều dự án đầu tư ven biển và tại trung tâm thành phố triển khai xây dựng chậm, thiếu quỹ đất để hình thành cụm khu vực mua sắm, vui chơi giải trí, nhất là vui chơi giải trí về đêm cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Các dịch vụ giải trí, thể thao biển chỉ mới khai thác một số môn thể thao nhưng giá dịch vụ còn cao.

- Thành phố đã quy hoạch vị trí xây dựng cầu tàu, bến du thuyền, tuy nhiên các dự án chậm triển khai; điểm đến, tour tuyến chưa phong phú; thiếu cảng biển chuyên phục vụ du lịch; chưa khai thác hết tiềm năng tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành; chậm hình thành chợ đêm và các khu mua sắm, ẩm thực, giải trí tập trung quy mô lớn.

- Du lịch biển là thế mạnh, nhưng hình thành chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các nước trong vùng và quốc tế, việc xác định sản phẩm đặc thù của Đà Nẵng vẫn còn chưa rõ nét.

- Về phát triển tour, tuyến, tuy có sự phát triển mở rộng không gian, hình thành nhiều tour, tuyến mới nhưng việc khai thác vẫn còn hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn thị trường khách quốc tế.

- Chưa xây dựng và triển khai nhiều các chương trình nâng cao nhận th c cộng đồng để đổi mới tư duy về phát triển du lịch biển.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch mặc dù đã được đào tạo, bổ sung cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ng kịp thời nhu cầu phát triển mạnh của ngành du lịch.

- Sự phát triển nhanh của hệ thống khách sạn, condotel; một số thị trường khách quốc tế tăng nhanh (Trung Quốc, Hàn Quốc) dẫn đến quá tải, không đáp ng kịp về cơ sở hạ tầng và nhân lực.

- Các doanh nghiệp du lịch thiếu chủ động kết nối trong chuỗi dịch vụ cung ng; doanh nghiệp lữ hành Đà Nẵng phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu.

- Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Nhưng công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Đà Nẵng chưa được cải thiện; công tác nghiên c u, dự báo thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn còn hạn chế.

- Sự phát triển quá nhanh của một số thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc… nên công tác quản lý nhà nước và phối kết hợp giữa các cơ quan

ch c năng vẫn còn hạn chế.

- Tình trạng ô nhiễm tại các cống xả thải ra biển đã ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển.

- Hiệp hội Du lịch và các tổ ch c xã hội nghề nghiệp du lịch đã có một số hoạt động, tổ ch c sự kiện đóng góp vào sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, số lượng hội viên tham gia còn ít, Hiệp hội chưa phát huy được vai trò, tôn chỉ mục đích liên kết doanh nghiệp du lịch, hợp tác hỗ trợ nhau trong bình ổn thị trường, trong kinh doanh dịch vụ, đảm bảo môi trường du lịch

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)