Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 34)

1.3.2 .Phát triển sản phẩm du lịch biển

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng

3.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển:

-Trước hết, thực hiện huy động vốn từ nguồn nội lực, t c từ các doanh nghiệp và cá nhân trong thành phố theo phương châm xã hội hóa.

- Bên cạnh đó, cần có những biện pháp để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, có những chính sách thông thoáng, ưu đãi để thu hút họ đầu tư. Đối với nguồn vốn ngân sách nên sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển du lịch biển.

- Ưu tiên hỗ trợ bố trí vốn Trung ương để đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc gia Sơn Trà theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ưu tiên bố trí kinh phí và có cơ chế tài chính cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch. Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi thí điểm áp dụng đối với các dự án đầu tư Trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, dịch vụ giải trí biển tại Đà Nẵng như: Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước5; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm. Sau đó, được áp dụng thuế suất TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động hoặc trong 15 năm. Quan tâm đầu tư, kêu gọi đầu tư triển khai các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn và các công trình có ý nghĩa động lực phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên phục vụ du lịch, như: Đầu tư Cảng Liên Chiểu trở thành Cảng Du lịch, mở rộng sân bay về phía Tây để nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lên 28 triệu hành khách/năm đến năm 2030

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố Đà Nẵng (Trang 34)