Đối với cá nhân, người dùng có thể sử dùng nhiều thao tác như truy cập, chia sẻ và lưu trữ dữ liệu thông qua các thiết bị điện tử giúp người dùng có thể làm việc liền mạch. Google Drive còn hỗ trợ người dùng 15GB dung lượng lưu trữ miễn phí đầu tiên và lớn hơn với mức chi phí khá thấp.
Các ứng dụng được tích hợp liền mạch có nền tảng đám mây của Google Drive hỗ trợ người dùng theo nhóm làm việc hiệu quả và động bộ theo thời gian thực, đồng thời tạo và chia sẻ dữ liệu với các cá nhân trong nhóm. Thêm vào đó, nhiều công cụ sử dụng theo nhóm được tích hợp trên Drive như Adobe, Slack, Salesforce, Autodesk,... hỗ trợ tối đa hiệu suất làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, Google Drive còn là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp làm việc vô cùng hiệu quả với Google Workspace Business, một giải pháp được coi là an toàn, khả thi cho các doanh nghiệp hiện nay, cho phép đồng bộ hóa tất cả các tệp dành cho doanh nghiệp. Phiên bản Drive dành cho doanh nghiệp cung cấp nhiều dung lượng lưu trữ hơn, dịch vụ hỗ trợ hiệu quả hơn, cũng như bộ nhớ dùng chung cho người dùng.
Các phiên bản Business và Enterprise của Google Workspace cung cấp cho khách hàng các lựa chọn linh hoạt để đáp ứng nhu cầu lưu trữ của họ.
Google Drive còn trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành giáo dục trong phiên bản G Suite for Education phiên bản được tùy chỉnh đặc biệt cho các tổ - chức giáo dục. cho phép người dùng lưu trữ và sắp xếp an toàn các bài tập, tài liệu hay chương trình giảng dạy và truy cập từ mọi thiết bị điện tử khác. Tất cả các thông tin quan trọng của học sinh và bài tập nộp cho giáo viên sẽ được tự động lưu lại. Trong khi đó, phụ huynh có thể xác nhận, kiểm tra lại các bài tập và bài nộp được lưu trữ trên Google Drive với con cái của họ.
4.3. Những h n ch tạ ế ồn đọng
Tuy có số lượng người dùng lớn và độ phổ biến rộng rãi và là một trong những công cụ lưu trữ mạnh mẽ với nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có một số nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của người dùng.
• Dung lượng lưu trữ miễn phí thấp: Tuy người dùng cá nhân được hỗ trợ 15GB miễn phí nhưng dung lượng này lại quá ít đối với những tệp lớn, nên không phù hợp để lưu những file như phim hay các phần mềm ứng dụng có dung lượng lớn.
• Kết nối Internet: Truy cập Google drive phải có kết nối internet. Tuy Google Drive cho phép bạn làm việc ngoại tuyến như cho phép đồng bộ file xuống và chứa trên máy tính thường xuyên và vẫn có thể làm việc, mở hay truy cập chúng kể cả khi không có Internet. Lúc nào có mạng lại thì sync lên sau, nhưng các thay đổi và nhận xét được thực hiện chỉ hiển thị khi trực tuyến. Đây là một bất lợi lớn vì người dùng không thể làm việc ở vùng sâu vùng xa nếu không có kết nối internet hay kết nối mạng yếu, làm ảnh hưởng đến kết kết quả làm việc.
• Bên cạnh đó, các vấn đề về downtime cũng là nỗi lo cho người dùng Google Drive, đặc biệt là các doanh nghiệp. Mặc dù Google đảm bảo 99.9% thời gian hoạt động cho Google Drive, nhưng người dùng cá nhân và người dùng doanh nghiệp của Google Drive đã trải qua vài lần thời gian ngừng hoạt động. Các khoảng thời gian ngừng hoạt động đáng chú ý xảy ra vào tháng 3 năm 2013,
tháng 10 năm 2014, tháng 1 năm 2016, tháng 9 năm 2017, tháng 1 năm 2020, và tháng 12 năm 2020.
• Nhược điểm đáng kể nhất của các dịch vụ điện toán đám mây như Google Drive là quyền riêng tư và rủi ro bảo mật. Cũng như các dịch vụ đám mây khác, người dùng không thể đảm bảo và tin tưởng hoàn toàn vào “Cloud Computing”, các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp như sổ sách kế toán, kế hoạch, báo cáo rất có thể bị bán cho đối thủ cạnh tranh. Hackers có thể xâm nhập và xóa các dữ liệu quan trọng của người dùng bằng cách cài đặt phần cứng độc hại vào máy chủ và các tập tin sẽ biến mất hay tính năng mật khẩu có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, Google Drive cho phép người dùng chia sẻ nội dung drive với những người dùng Google khác mà không yêu cầu bất kỳ ủy quyền nào từ người nhận lời mời chia sẻ. Điều này đã dẫn đến việc người dùng phải nhận thư rác từ các bộ nhớ dùng chung dù không mong muốn.
4.4. Rút ra kinh nghiệm
Google Drive đã và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ đám mây nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đối với những sự cố như dịch vụ gặp sự cố hoặc tạm thời ngừng hoạt động đem lại bất tiện cho người dùng, Google đã đầu tư vào đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7 để hỗ trợ kịp thời các vấn đề của họ.
Người dùng Google Drive có thể tối ưu hóa trải nghiệm bằng cách chuẩn bị kết nối mạng mạnh mẽ và liên tục. Nếu internet gặp sự cố hoặc ở một nơi không có bất kỳ kết nối nào thì cách giải quyết vấn đề là chọn trước cài đặt “Ngoại tuyến” trong phần Cài đặt của Drive để có thể truy cập các tài liệu trong thời gian gần ngay cả khi không kết nối với internet. Người dùng cũng có thể thực hiện các tài liệu riêng lẻ nếu biết mình sẽ cần truy cập chúng khi ngoại tuyến và đặt chúng ở chế độ “Khả dụng khi ngoại tuyến” bằng cách trượt nút chuyển trong menu của mỗi tài liệu. Điều này cho phép họ tiếp tục làm việc ngoại tuyến và khi kết nối lại, các dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa và cập nhật trên đám mây. Tuy các tính năng ngoại tuyến vẫn còn nhiều hạn chế nhưng dịch vụ lưu trữ đám mây của Google đã có nhiều cải thiện hơn so với các dịch vụ khác.
Google Drive vẫn đang phát triển và hoàn thiện hơn kể từ khi mới xuất hiện trên thị trường. Đây là một công cụ lưu trữ đáng tin cậy, nó có thể phát triển hệ thống bảo mật và chống vi rút mạnh mẽ để giữ cho người dùng được bảo vệ khỏi tin rác. Cụ - thể, vào tháng 9 năm 2021, Google Drive đã phát hành bản cập nhật bảo mật áp dụng cho một số tệp Drive và các liên kết chia sẻ an toàn hơn. Bản cập nhật này sẽ thay đổi các liên kết (URL) được sử dụng cho một số tệp Drive được chia sẻ trong năm 2017 trở về trước. Nếu sử dụng Drive bằng tài khoản Gmail cá nhân của mình, thì bản cập nhật bảo mật sẽ được áp dụng theo mặc định và người dùng không cần thực hiện hành động nào.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1 Kết luận:
Điện toán đám mây đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Khoảng 2 năm trước, tạp chí Wired đã đăng một bài báo nổi tiếng toàn cầu có tên: "Kỷ nguyên điện toán đám mây có thể sắp kết thúc" và dự báo sắp tới sẽ bị “điện toán biên” soán ngôi. Tuy nhiên, quan điểm này dường như khó có thể xảy ra vì những đám mây này đang có sự bứt phá ngoạn mục. Ngược lại, với tác động liên tục của Covid-19 mà năm 2021, “đám mây” đang trở thành sự lựa chọn ưu việt của các tổ chức trong việc tìm cách cải thiện khả năng mở rộng, tính liên tục trong kinh doanh và chi phí tối ưu, khả năng thích ứng và biến đổi vô tận.
Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây không những tốt mà còn miễn phí như Dropbox.com, OneDrive, Mega, Box,…. Mỗi nền tảng đều có cái hay và cái nhược riêng của nó nhưng nổi trội hơn hết không thể không nhắc đến sự xuất hiện của Google Drive vì người dùng không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào nhưng lại được rất nhiều tiện ích trong một ứng dụng. Nó được đánh giá là nền tảng lưu trữ được người dùng thích nhất so với các nền tảng khác. Ngoài chức năng lưu trữ, mọi người còn có thể truy cập, chia sẻ tập tin với người khác và cùng nhau chỉnh sửa tài liệu, văn bản, bảng tính và bài thuyết trình,... từ bất kỳ máy tính nào tại trang web hoặc bất kể khi đang ngoài đường với ứng dụng di động của Drive mà không cần phải gặp mặt trực tiếp nhờ vào khả năng hỗ trợ Google Docs, Google Trang tính. Đặc biệt trong đại dịch Covid 19 này, toàn cầu đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện - toán đám mây do sự chuyển đổi sang làm việc online thay vì đến công ty và đây cũng là lúc Google Drive được thể hiện rõ vai trò của mình cùng với khả năng làm việc ngoại tuyến. Chính vì thế, nó đã giải quyết được vấn đề được đặt ra là nhu cầu của con người về một môi trường làm việc đa dụng và những khó khăn khi muốn xem được thông tin trên cả 2 thiết bị: điện thoại và máy tính.
Với những công nghệ được áp dụng cho quá trình lưu trữ trên những đám mây như encryption (mã hóa thông tin), authentication (xác thực), authorization process (giao thức ủy quyền), Drive được đánh giá là nơi bảo mật nhất cho việc lưu trữ kể cả những thứ riêng tư như hình ảnh, video, tài liệu và các tập tin PDF quan trọng khác vì được tự động thiết lập ở chế độ riêng tư (trừ khi chúng ta quyết định chia sẻ). Nhờ có “cloud
storage” mà Drive đã đem lại cho con người nhiều lợi ích đáng kể như hỗ trợ một nhóm người có thể làm việc với nhau một cách hiệu quả thông qua các ứng dụng được tích hợp,... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế mà người dùng gặp phải như cần phải có Internet để kết nối, vấn đề về downtime và một vấn đề muôn thuở đó là người dùng luôn e ngại về quyền riêng tư của họ và rủi ro thông tin bị lộ.
Đề tài nghiên cứu "Tìm hiểu về điện toán đám mây" đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về "cloud computing" cũng như các lợi ích mà nó mang lại cho đời sống con người nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Chúng giúp cho quá trình lưu trữ dữ liệu của con người trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trong tương lai, điện toán đám mây sẽ còn phát triển hơn nữa hoặc thậm chí lấy điện toán đám mây làm cơ sở để biến đổi thành một loại điện toán khác: điện toán bi ,… Các doanh nghiệp nếu biết tận ên dụng lợi thế này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thu thập và giữ gìn, lưu trữ tài nguyên.
5.2. Ảnh hưởng của điện toán đám mây
Giảm bớt độ phức tạp trong cơ cấu nhân sự
Điện toán đám mây có thể tiết kiệm cho các đơn vị sử dụng được một khoản chi phí đầu tư, cài đặt và bảo trì dữ liệu. Họ chỉ cần định hướng được cái mình muốn và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thiết lập, giảm đi quá trình đi mua/thuê máy chủ nếu muốn triển khai một ứng dụng. Ngoài ra, chi phí cho mỗi tháng cũng sẽ ít hơn nhiều so với chi phí lắp đặt, thiết kế ban đầu. Trong đó có cả chi phí nhân sự, thay vì được thiết lập và vận hành hệ thống IT như thông thường thì đội ngũ nhân viên sẽ được giảm bớt để tập trung vào việc cung cấp nhiều giá trị hơn, công ty có thể tập trung vào chuyên môn sản xuất của mình
Truy cập dữ liệu với tốc độ nhanh
Bất cứ khi nào cần, chúng ta cũng có thể thu thập dữ liệu trong “Cloud” một cách nhanh chóng thông qua hình thức self-service. Nó cũng cho phép bạn dễ dàng truy cập vào nhiều công nghệ để kịp thời bắt kịp với thế giới. Khách hàng có thể nhanh chóng thực hiện các dịch vụ, từ lúc mới ra ý tưởng đến khi hoàn thành, cho phép các
doanh nghiệp tự do thử nghiệm các ý tưởng mới để tạo sự khác biệt cho trải nghiệm khách hàng và có sự thay đổi cho phù hợp.
Quy mô rộng lớn toàn cầu
Với sự trợ giúp từ đám mây, các công ty có thể triển khai ứng dụng của họ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu vì cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ được đặt ở tất cả các nước. Do đó, người dùng có thể thực hiện nó một cách dễ dàng chỉ với một vài cái click chuột. Các ứng dụng được đưa đến gần hơn với ‘end users’ có thể giảm độ trễ và cải thiện trải nghiệm của họ.
Tăng thời gian truy cập tài nguyên
Khi đầu tư vào bất cứ thứ gì không ngoại trừ hệ thống lưu trữ dữ liệu này, một vấn đề luôn được mọi người nghĩ đến đó là liệu họ sẽ sử dụng được trong bao lâu, việc đầu tư như thế có đem lại lợi ích gì hay có bị out date về công nghệ hay không. Nhưng với tài nguyên sử dụng trên điện toán đám mây thì nó không còn là trở ngại nữa.
5.3. Hướng phát triể trong tương lain
Theo IDC, chi tiêu trên nền tảng đám mây của doanh nghiệp, tăng 34,4% so với một năm trước, trong khi chi tiêu cho CNTT không phải đám mây giảm 8%. Chi tiêu cho đám mây toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn bảy lần so với chi tiêu tổng thể cho CNTT trong giai đoạn này và IDC cũng dự kiến chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ đám mây công cộng và cơ sở hạ tầng sẽ tăng gần gấp đôi, lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2023. Vậy liệu trong thời gian tới, điện toán đám mây sẽ có xu hướng phát triển như thế nào nào? Sau đây là một vài xu hướng mà nhóm chuyên gia nghiên cứu về điện toán đám mây DMTS của Wipro đã nhận thấy các lĩnh vực tăng trưởng điện toán đám mây chính:
- Các “đám mây lai” (hybrid cloud) sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Mặc dù “đám mây công cộng” (public cloud) có ưu điểm rất lớn là chi phí thấp hơn và không bị giới hạn về khả năng mở rộng nhưng nó không là một giải pháp tối ưu
của các công ty trong các ngành được quản lý do vấn đề rủi ro về an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu.
Đám mây lai hay còn gọi là đám mây giao thoa là một giải pháp điện toán đám mây kết hợp cả cả hai mô hình đám mây riêng và đám mây công cộng mang lại những lợi ích như bảo mật của đám mây công cộng với môi trường riêng tư của “đám mây riêng tại chỗ”. Môi trường đám mây kết hợp được thiết kế rất hay cho phép nhân viên công ty có thể truy cập các dữ liệu và tài nguyên thích hợp tùy cấp độ. Đám mây lai được Forbes đánh giá hiện đang là 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021. Các tổ chức tài chính ngân hàng ở mọi quy mô hiện nay đều đang hoạt động trong một thế giới lai, từ biên mạng đến đám mây. Theo báo cáo tháng 8/2020 của IDC, 40% ngân hàng được khảo sát cho biết đang có kế hoạch chuyển đổi lên môi trường Hybrid cloud trong vòng 12 24 tháng.-
- Đa đám mây (Multi-Cloud) có sự phát triển vững chắc
Theo báo cáo của Flexera State of Cloud 2020, " Đa đám mây" được yêu thích bởi hơn 93% doanh nghiệp vì những lợi ích: tránh bị nhà cung cấp khóa truy cập, tận dụng giá cả cạnh tranh, hiệu suất mạng, bảo mật mạnh mẽ và quản lý rủi ro nâng cao. Theo ông Trần Nhất Minh Phó TGĐ kiêm GĐ khối Công nghệ của Ngân hàng VIB - cho rằng: “Lựa chọn multi cloud không còn là một khái niệm mới mẻ mà hiện đã trở - thành xu hướng”. Các giải pháp ‘multi cloud’ hiện nay đang được rất nhiều doanh - nghiệp áp dụng vì họ có có thể sử dụng nhiều dịch vụ đám mây cùng lúc từ một hoặc nhiều nhà cung cấp và nó được dự đoán trong tương lai có thể phát triển mạnh mẽ hơn