Ảnh hưởng của điện toán đám mây

Một phần của tài liệu báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp (Trang 38)

Chương 5 KT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂ NẾ

5.2. Ảnh hưởng của điện toán đám mây

Giảm bớt độ phức tạp trong cơ cấu nhân sự

Điện toán đám mây có thể tiết kiệm cho các đơn vị sử dụng được một khoản chi phí đầu tư, cài đặt và bảo trì dữ liệu. Họ chỉ cần định hướng được cái mình muốn và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thiết lập, giảm đi quá trình đi mua/thuê máy chủ nếu muốn triển khai một ứng dụng. Ngoài ra, chi phí cho mỗi tháng cũng sẽ ít hơn nhiều so với chi phí lắp đặt, thiết kế ban đầu. Trong đó có cả chi phí nhân sự, thay vì được thiết lập và vận hành hệ thống IT như thông thường thì đội ngũ nhân viên sẽ được giảm bớt để tập trung vào việc cung cấp nhiều giá trị hơn, công ty có thể tập trung vào chuyên môn sản xuất của mình

Truy cập dữ liệu với tốc độ nhanh

Bất cứ khi nào cần, chúng ta cũng có thể thu thập dữ liệu trong “Cloud” một cách nhanh chóng thông qua hình thức self-service. Nó cũng cho phép bạn dễ dàng truy cập vào nhiều công nghệ để kịp thời bắt kịp với thế giới. Khách hàng có thể nhanh chóng thực hiện các dịch vụ, từ lúc mới ra ý tưởng đến khi hoàn thành, cho phép các

doanh nghiệp tự do thử nghiệm các ý tưởng mới để tạo sự khác biệt cho trải nghiệm khách hàng và có sự thay đổi cho phù hợp.

Quy mô rộng lớn toàn cầu

Với sự trợ giúp từ đám mây, các công ty có thể triển khai ứng dụng của họ tại nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu vì cơ sở hạ tầng của các nhà cung cấp dịch vụ được đặt ở tất cả các nước. Do đó, người dùng có thể thực hiện nó một cách dễ dàng chỉ với một vài cái click chuột. Các ứng dụng được đưa đến gần hơn với ‘end users’ có thể giảm độ trễ và cải thiện trải nghiệm của họ.

Tăng thời gian truy cập tài nguyên

Khi đầu tư vào bất cứ thứ gì không ngoại trừ hệ thống lưu trữ dữ liệu này, một vấn đề luôn được mọi người nghĩ đến đó là liệu họ sẽ sử dụng được trong bao lâu, việc đầu tư như thế có đem lại lợi ích gì hay có bị out date về công nghệ hay không. Nhưng với tài nguyên sử dụng trên điện toán đám mây thì nó không còn là trở ngại nữa.

5.3. Hướng phát triể trong tương lain

Theo IDC, chi tiêu trên nền tảng đám mây của doanh nghiệp, tăng 34,4% so với một năm trước, trong khi chi tiêu cho CNTT không phải đám mây giảm 8%. Chi tiêu cho đám mây toàn cầu sẽ tăng nhanh hơn bảy lần so với chi tiêu tổng thể cho CNTT trong giai đoạn này và IDC cũng dự kiến chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ đám mây công cộng và cơ sở hạ tầng sẽ tăng gần gấp đôi, lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2023. Vậy liệu trong thời gian tới, điện toán đám mây sẽ có xu hướng phát triển như thế nào nào? Sau đây là một vài xu hướng mà nhóm chuyên gia nghiên cứu về điện toán đám mây DMTS của Wipro đã nhận thấy các lĩnh vực tăng trưởng điện toán đám mây chính:

- Các “đám mây lai” (hybrid cloud) sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Mặc dù “đám mây công cộng” (public cloud) có ưu điểm rất lớn là chi phí thấp hơn và không bị giới hạn về khả năng mở rộng nhưng nó không là một giải pháp tối ưu

của các công ty trong các ngành được quản lý do vấn đề rủi ro về an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu.

Đám mây lai hay còn gọi là đám mây giao thoa là một giải pháp điện toán đám mây kết hợp cả cả hai mô hình đám mây riêng và đám mây công cộng mang lại những lợi ích như bảo mật của đám mây công cộng với môi trường riêng tư của “đám mây riêng tại chỗ”. Môi trường đám mây kết hợp được thiết kế rất hay cho phép nhân viên công ty có thể truy cập các dữ liệu và tài nguyên thích hợp tùy cấp độ. Đám mây lai được Forbes đánh giá hiện đang là 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021. Các tổ chức tài chính ngân hàng ở mọi quy mô hiện nay đều đang hoạt động trong một thế giới lai, từ biên mạng đến đám mây. Theo báo cáo tháng 8/2020 của IDC, 40% ngân hàng được khảo sát cho biết đang có kế hoạch chuyển đổi lên môi trường Hybrid cloud trong vòng 12 24 tháng.-

- Đa đám mây (Multi-Cloud) có sự phát triển vững chắc

Theo báo cáo của Flexera State of Cloud 2020, " Đa đám mây" được yêu thích bởi hơn 93% doanh nghiệp vì những lợi ích: tránh bị nhà cung cấp khóa truy cập, tận dụng giá cả cạnh tranh, hiệu suất mạng, bảo mật mạnh mẽ và quản lý rủi ro nâng cao. Theo ông Trần Nhất Minh Phó TGĐ kiêm GĐ khối Công nghệ của Ngân hàng VIB - cho rằng: “Lựa chọn multi cloud không còn là một khái niệm mới mẻ mà hiện đã trở - thành xu hướng”. Các giải pháp ‘multi cloud’ hiện nay đang được rất nhiều doanh - nghiệp áp dụng vì họ có có thể sử dụng nhiều dịch vụ đám mây cùng lúc từ một hoặc nhiều nhà cung cấp và nó được dự đoán trong tương lai có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhưng vẫn còn một vài khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là vấn đề bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp: Microsoft, Vendia,...

Trong thời gian tới, các chuyên gia CNTT sẽ nghiên cứu dịch vụ và phát triển các chiến lược “multi-cloud” để giảm thiểu sự bị động này. Trong khi đó, các nhà cung cấp cũng tìm cách liên kết với các đối tác để bàn về cơ hội hợp tác nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ, quản lý các giải pháp lưu trữ kết hợp và đẩy nhanh tốc độ giới thiệu ra thị trường cũng như thời gian triển khai các sản phẩm ứng dụng và dịch vụ đa đám mây.

- Điện toán không máy chủ: Là một dịch vụ đám mây đặc biệt mới nhưng nhu cầu của nó dự kiến vào năm 2025 sẽ tăng ở mức 25% ( theo Office1). Điều này thực sự mang lại lợi ích cho các nhà phát triển phần mềm vì các server mạng ngày trước được quản lý và duy trì bởi con người thì ngày nay chúng đã được giao cho nhà cung cấp “Cloud”. Khi đã có “serverless computing”, con người chỉ cần tương tác với giao diện không máy chủ, các nhà phát triển có thể tăng năng suất và tập trung vào phát triển UX và UI mà không phải chú ý đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Với sự phổ biến ngày càng rộng của điện toán không máy chủ, nhiều công cụ cộng tác của nhà phát triển được hi vọng sẽ tiếp tục mở rộng hơn để các nhóm front end có thể làm việc - một cách tốt nhất.

- Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cải thiện tốc độ và hiệu quả của cloud

Có thể thấy trong năm 2021 này, công nghệ của cloud có đủ làm con người thỏa mãn hay không thì phần lớn nhờ vào AI. Con người dù ở trình độ hay điều kiện tài chính nào cũng có thể tiếp cận với các tiện ích của các nền tảng dịch vụ dựa trên đám mây (cloud-based- -a-as service) như nhận diện hình ảnh, giọng nói. Với khả năng của cloud, các công ty ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực đều có thể áp dụng những chức năng này một cách dễ dàng hơn làm tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Dịch vụ Cloud cung cấp các thuật toán cao cấp cho AI có thể thấy rõ nhất qua các hệ thống như xe không người lái, kiến trúc thành phố thông minh, kế hoạch ứng phó với đại dịch. Mặt khác, AI cũng có vai trò khá lớn trong các giai đoạn hậu cần để đảm bảo cho các trung tâm dữ liệu có thể hoạt động tốt. Các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin này trong tương lai sẽ giúp cho các trung tâm dữ liệu có những bước đột phá mới về tốc độ và hiệu suất. Nvidia sẽ tận dụng thương vụ mua lại Arm để tăng thêm danh mục các giải pháp nhằm tự động hóa việc cung cấp ứng dụng AI cho môi trường đám mây tiên tiến và đám mây lai.

- Tự động hóa đám mây

Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, hoạt động kinh - doanh, buôn bán của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng buộc phải chuyển sang hình thức online thông qua các trang mạng xã hội cũng như các sàn thương mại điện

tử, đặc biệt có một số vấn đề mà các doanh nghiệp phải để tâm đến đó là vấn đề bảo mật, sao lưu và quản trị. Do vậy, mục tiêu chính của công nghệ điện toán đám mây trong năm nay là đảm bảo cho công việc trong công ty hoạt động được trơn tru, thông suốt thông qua tự động hóa. Tự động hóa đám mây được áp dụng cho một loạt các ngành, từ CloudOps và AIOps cho đến FinOps, là cánh cửa giúp công ty tiết kiệm mức chi phí, hoạt động, khuyến khích tổ chức đổi mới, phản ứng nhanh nhẹn, khả năng sửa lỗi, nâng cao và khả năng mở rộng.

- Sự nổi dậy của PaaS

PaaS được mong đợi sẽ có sự phát triển đi lên vào các năm sau. Nó dựa vào các nhà cung cấp bên thứ ba để cung cấp các nền tảng phát triển dựa trên đám mây. Có sẵn thông qua các nền tảng “đám mây riêng” và “đám mây công cộng”, PaaS tăng tính ổn định trên toàn bộ nền tảng phát triển, đơn giản hóa việc xây dựng ứng dụng, lưu trữ dữ liệu và test phần mềm.

Với các tính năng đặc biệt của đám mây, các công ty hiện nay đang cố gắng hiện đại hóa các ứng dụng trước đó và điều này dẫn đến sự gia tăng sử dụng PaaS. Vào năm 2020, các nhà cung ứng SaaS như Oracle, SAP và Salesforce đã tạo ra một nền tảng quan trọng để các công ty có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh mặc dù dịch bệnh. Vì vậy, trong những năm tới nếu tình trạng này không thể chấm dứt thì sự trỗi dậy và có thể phát triển vượt bậc của PaaS và các ứng dụng dịch vụ là điều tất yếu, không có gì gây bất ngờ nhờ vào sự tập trung của khách hàng doanh nghiệp ngày một nhiều vào các nền tảng đám mây, được container hóa và không có máy chủ. Gartner dự án SaaS được dự đoán sẽ vẫn là phân khúc thị trường đám mây lớn nhất tính theo doanh thu, tăng lên 117,7 tỷ đô la vào cuối năm 2021.

- Cung cấp công nghệ đo lường và giám sát trong CNTT

Khi các đám mây lai và đa đám mây kết hợp phát triển, sẽ tạo ra các môi trường đa dạng được giám sát chặt chẽ và đo lường kết quả mà chúng theo các mục tiêu chính. Khi nhu cầu tăng lên, khối lượng công việc trên các đám mây cũng nhiều hơn, các nhóm CNTT có nhiệm vụ phải liên tục theo dõi và thu thập dữ liệu trên các khu

cấp công nghệ đo lường và giám sát hiệu quả công việc để đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp.

- Edge computing đang nổi lên

Bản chất nó là một dạng điện toán đám mây mà việc lưu trữ dữ liệu và thông tin trong các trung tâm data được thiết kế gần với các thiết bị sử dụng chúng hơn, được phân phối trên các thiết bị thay vì ở một vị trí thay vì tại mạng đám mây trung tâm.

Edge computing rất có lợi cho những địa điểmxa, có ít kết nối.Nó có thể xử lý các vấn đề về độ trễ ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của các ứng dụng Điện toán . biên còn là nền tảng của công nghệ IoT được sử dụng trong các thành phần nhận dạng khuôn mặt, chuông cửa từ xa, hệ thống kiểm soát nhiệt độ và công tắc đèn thông minh.

Năm 2022 và những năm sau đó nữa, các tổ chức sẽ tiếp tục sử dụng các giải pháp điện toán đám mây và các công nghệ đám mây mới nổi như AI và Edge để tìm ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức kinh doanh. Một báo cáo của Grand View Research ước tính điện toán biên đa truy cập toàn cầu sẽ đạt 15,4 tỉ USD vào năm 2027 tại Bắc Mỹ. Châu Á Thái Bình Dương sẽ là các thị trường tiềm năng nhất.- - Thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng triển khai, dự đoán và phân tích dữ liệu của điện toán nhận thức (Cognitive Computing) đến điện toán biên, điện toán ranh giới (Edge Computing). Đám mây sẽ làm thị trường có sự khác biệt hơn so với trước kia, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vừa có thể bán các dịch vụ/sản phẩm do chính công ty tạo ra vừa trở thành “một nhà cung cấp tất cả mọi thứ cho mọi người từ dịch vụ ứng dụng, khối lượng công việc (workloads), các trung tâm dữ liệu…

Điện toán đám mây sẽ là trung tâm của bình thường mới sau đại dịch. Vào năm 2022 và những năm sau đó, mọi người vẫn sẽ tiếp tục hoàn toàn dựa vào đám mây (cũng như phát trực tuyến, cộng tác từ xa, cảm biến thông minh và các công nghệ kỹ thuật số dựa vào dịch vụ cloud khác) để thoát khỏi một đại dịch đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chúng ta. Bài nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào nền tảng lưu trữ đám mây, cụ thể là Google Drive chứ chưa đề cập đến các cơ sở hạ tầng CNTT khác, trong tương lai, nếu có thêm hướng nghiên cứu này thì đề tài sẽ được hoàn thiện hơn.

Các công ty không thể thích ứng sẽ gặp khó khăn khi phát triển vì chúng ta đang sống trong một thế giới mới và tương lai của hôm nay chính là điện toán đám mây, vì thế nếu biết dự đoán các xu hướng phát triển của điện toán đám mây và áp dụng chúng một cách linh hoạt sẽ đem lại cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan hơn từ đó biết công nghệ mình nên chọn là gì.

TÀI LIỆU THAM KHO

5 xu hướng điện toán đám mây khủng nht 2021. (2020, November 19). Retrieved

November 4, 2021, from Bizcloud Blog: https://bizcloud.vn/blog/5-xu-huong- dien-toan-dam-may-khung-nhat-2021.html

A history of cloud computing. (n.d.). Retrieved November 2, 2021, from

ComputerWeekly: https://www.computerweekly.com/feature/A-history-of- cloud-computing

Announcing Google Workspace, everything you need to get it done, in one location. (n.d.). Retrieved November 1, 2021, from Google Cloud Blog:

https://cloud.google.com/blog/products/workspace/introducing-google- workspace

Chai, W. (. (n.d.). What is Cloud Computing? Everything You Need to Know. SearchCloudComputing. Retrieved from

https://searchcloudcomputing.techtarget.com/definition/cloud-computing Chai, W. (n.d.). What is Cloud Computing? Everything You Need to Know. Retrieved

November 16, 2021, from SearchCloudComputing:

https://searchcloudcomputing.techtarget.com/definition/cloud-computing

Cloud Computing là gì? Tấ ầt t n tt những điều bn c n biầ ết v Cloud Computing.

(n.d.). Retrieved November 7, 2021, from Viettel IDC:

https://viettelidc.com.vn/tin-tuc/cloud-computing- -gi-la tat tan tat- - -nhung-dieu- ban-can-biet-ve-cloud-computing

Cloud Storage - Lưu trữ đám mây là gì? Tính năng và lợi ích khi sử ụ d ng. (n.d.). Retrieved November 2, 2021, from Bizfly Cloud: https://bizflycloud.vn/tin- tuc/luu tru- -dam-may- -gi-la cloud-storage-la-gi--20180309115004619.htm

Cloud Storage dành cho Công việc và Gia đình. (n.d.). Retrieved November 1, 2021,

David Kroenke, R. J. (2016). Using MIS (9th ed.). Pearson.

Dch vụđám mây – Amazon Web Services (AWS). (n.d.). Retrieved November 16,

2021, from Amazon AWS: https://aws.amazon.com/vi/

Dch vụđám mây – Amazon Web Services (AWS). (n.d.). Retrieved November 16,

2021, from Amazon AWS: https://aws.amazon.com/vi/

Dch vụđám mây – Amazon Web Services (AWS). (n.d.). Retrieved November 16,

2021, from Amazon AWS: https://aws.amazon.com/vi/

Điện toán đám mây Cloud Computing là gì? - - Giải pháp tự động hóa IoT. (n.d.).

Retrieved November 16, 2021, from Smart Factory:

https://giaiphap.mctt.com.vn/dien-toan-dam-may-cloud-computing-la-gi/

Điện toán đám mây – Wikipedia tiếng Vit. (n.d.). Retrieved November 16, 2021, from

Một phần của tài liệu báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)