Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 148 - 153)

7. Kết cấu của luận án

5.2.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán

(Chính phủ, Ủy ban chứng khoán nhà nước)

5.2.1.1. Khuyến nghị liên quan đến cơ cấu của Hội đồng quản trị

-Nâng cao sự tuân thủ quy định tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT của các CTNY

Sự hiện diện của thành viên độc lập trong HĐQT có thể ngăn chặn hành vi CNRR quá mức của các nhà quản lý hay góp phần bảo vệ lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Quy định QTCT tại Việt Nam đã có sự quan tâm nhất định đến vai trò của thành viên độc lập thông qua quy định tỷ lệ tối thiểu trong HĐQT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các CTNY đều tuân thủ quy định này. Ngoài ra, việc công bố các thông tin về các tiêu chí độc lập của thành viên HĐQT độc lập khi bổ nhiệm của các công ty là chưa đầy đủ để các cổ đông bên ngoài có thể đánh giá được việc tuân thủ các quy định tiêu chí độc lập (Bùi Thị Thủy, 2015). Do đó, để phát huy được vai trò của thành viên HĐQT độc lập trong việc giám sát và kiểm soát các hành vi CNRR quá mức của các nhà quản lý và bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số thì các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện các quy định yêu cầu các CTNY phải chấp hành quy định tỷ lệ thành viên độc lập tối thiểu trong HĐQT. Đồng thời yêu cầu công bố thường xuyên và đột xuất tiêu chuẩn của thành viên HĐQT độc lập được bổ nhiệm tại các CTNY. Có chế tài xử phạt đối với các CTNY không tuân thủ quy định.

-Nâng cao năng lực của thành viên HĐQT độc lập

Quy định số lượng thành viên độc lập phải chiếm tỷ lệ tối thiểu 1/3 trong HĐQT là để nhằm gia tăng sự hiện diện và tiếng nói của thành viên độc lập trong HĐQT. Tuy nhiên, nhiều thành viên độc lập ngay cả trong các công ty đáp ứng được tỷ lệ trên vẫn không thể hiện được vai trò của mình theo hướng tích cực trong việc kiểm soát hành vi CNRR của nhà quản lý và bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông. thành viên HĐQT độc lập chỉ có thể phát huy được vai trò của họ khi họ không chỉ thực sự độc lập mà còn phải có đầy đủ năng lực trong việc nhận diện và quản trị rủi ro.

Các quy định hiện tại chỉ đề cập đến tiêu chuẩn của thành viên độc lập trong các mối quan hệ nhân thân và lợi ích kinh tế trong công ty mà chưa chú trọng đến năng lực của thành viên HĐQT độc lập. Do đó để đảm bảo thành viên HĐQT độc lập có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì ngoài những quy định về tính độc lập của thành viên HĐQT, cần có những quy định tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhận diện vàquản trị rủi ro liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Khi đó, thành viên HĐQT độc lập mới có thể đưa ra các ý kiến độc lập và có giá trị góp phần vào việc quyết định CNRR của công ty cân bằng giữa rủi ro và mục tiêu tăng trưởng.

-Giới hạn tỷ lệ kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc của thành viên HĐQT

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT và thành viên HĐQT độc lập tác động ngược chiều trong khi thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc có tác động thuận chiều đến mức độ CNRR. Như vậy, ảnh hưởng của thành viên HĐQT độc lập và thành viên HĐQT không kiêm nhiệm so với ảnh hưởng của thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc đến mức độ CNRR của công ty có thể triệt tiêu lẫn nhau khi một bên có ảnh hưởng mạnh hơn bên kia.

Quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 71/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2017) nêu rõ “Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm

chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng” (có hiệu lực

HĐQT kiêm nhiệm chức danh giám đốc (tổng giám đốc) trong các CTNY như trước đây. Việc này làm giảm quyền lực của các tổng giám đốc do chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm và tăng tính độc lập cho HĐQT. Tuy nhiên, khoản 3 điều 13 Nghị định 71/NĐ-CP nêu rõ “Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản

trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị” là cơ sở cho phép và chỉ khuyến khích hạn chế tối đa tỷ lệ các thành

viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh khác trong ban giám đốc mà chưa quy định cụ thể tỷ lệ tối đa được kiêm nhiệm. Trong khi đó, việc thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc có thể làm giảm sự độc lập của HĐQT là có thể xảy ra. Do đó, cần xem xét và quy định giới hạn về tỷ lệ thành viên HĐQT được phép kiêm nhiệm trong ban giám đốc để có thể bảo vệ sự độc lập của HĐQT trong việc kiểm soát hành vi CNRR của các nhà quản lý công ty.

-Quy định tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT

Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty cao hơn và các quyết định CNRR của công ty thận trọng hơn. Do đó, thành viên HĐQT nữ có tác động tích cực đối với mục tiêu lợi nhuận của công ty. Điều này cho thấy cần thiết phải gia tăng sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT. Tuy nhiên số liệu thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trung bình thành viên nữ trong HĐQT chỉ chiếm 13,04%. Đa số các công ty không có thành viên nữ trong HĐQT. Một số công ty có thành viên nữ trong HĐQT thì phổ biến nhất là số lượng 1-2 thành viên nữ, vẫn cócông ty có 3-5 thành viên nữ trong HĐQT nhưng số lượng rất ít. Trong một báo cáo của Deloitte tại năm 2018 (chỉ khảo sát 50 công ty tại Việt Nam) cũng cho thấy chỉ có 17,6% thành viên HĐQT là nữ. Tỷ lệ này còn thấp so với tại nhiều quốc gia khác.

Sự hiện diện của các thành viên nữ trong HĐQT được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành mục tiêu hướng tới, thậm chí được “luật hóa”. Na Uy là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra quy định về tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (40%). Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã đưa ra quy định bắt buộc về tỷ lệ thành viên nữ trong ban lãnh đạo công ty như Pháp (33%), Malaysia (30%), Đức (30%),... Mặc dù

việc đưa ra tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT là một thách thức đối với các quốc gia này nhưng nhờ đó mà tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT của các công ty đã tăng lên đáng kể.

Việc bổ nhiệm thành viên nữ trong HĐQT tuy có yêu cầu đặc thù là thành viên nữ phải sở hữu cổ phiếu của công ty hoặc chỉ được bổ nhiệm vào vị trí thành viên HĐQT độc lập. Tuy nhiên, nếu được “luật hóa” hoặc có lộ trình gia tăng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT tại Việt Nam thì tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT của các CTNY Việt Nam cũng có thể tăng lên đáng kể.

5.2.1.2. Khuyến nghị liên quan đến cấu trúc sở hữu trong công ty

- Giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước và xác định vai trò của chủ sở hữu nhà nước trong công ty

Sở hữu nhà nước được cho là có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động (Vickers & Yarrow, 1991; Dyck, 2001) và ít có xu hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua thực hiện các dự án rủi ro (Boycko & cộng sự, 1996). Bởi vì các công ty sở hữu nhà nước thường có các mục tiêu khác như phục vụ xã hội, hỗ trợ thực hiện các chính sách của nhà nước thay vì tập trung vào mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty. Ngoài ra, khi phần vốn sở hữu của nhà nước được giao cho một cá nhân đại diện có thể làm gia tăng cơ hội thực hiện các hành vi trục lợi cho cá nhân người đại diện thay vì hành động vì lợi ích của công ty hay chủ sở hữu nhà nước. Do đó, để hướng các hoạt động của công ty tập trung hơn vào mục tiêu lợi nhuận, đồng thời người quản lý công ty nhận được sự giám sát và đãi ngộ tương xứng từ chủ sở hữu thì cần phải đa dạng hóa cấu trúc sở hữu của các công ty nhà nước hay công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thông qua quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Từ đó tạo động lực cho công ty CNRR nhiều hơn để tập trung vào mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Để phát huy được hiệu quả của cổ phần hóa, cần chú ý có cơ chế cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa thay đổi cách quản lý và vận hành. Tránh tình trạng sau khi cổphần hóa tỷ lệ sở hữu của nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao nên chiếm quyền bổ nhiệm người quản lý mà không tôn trọng ý kiến của các cổ đông hay cách vận hành, quản lý công ty vẫn giữ nguyên.

Ngoài ra, cần hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của công ty thông qua quyền sở hữu cổ phần với việc quy định rõ vai trò của chủ sở hữu nhà nước. Luật số 69/2014/QH13 được ban hành năm 2014 về “Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp” đã tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, hoàn thiện cho việc đầu tư vốn nhà nước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi hành Luật số 69 đã thể hiện những tồn tại, hạn chế bất cập và cần có sự thay đổi. Chẳng hạn, vấn đề vốn nhà nước và vai trò của nhà nước là chủ SH, Luật 69 gây ra sự lẫn lộn và khó phân biệt về mặt pháp lý giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của nhà nước. Khi nhà nước đầu tư vốn vào một doanh nghiệp thì nhà nước là một chủ sở hữu, lúc này tại doanh nghiệp chỉ có vốn của doanh nghiệp chứ không có vốn của nhà nước. Doanh nghiệp dùng vốn này để đầu tư vào các tài sản thì các tài sản đó là của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, khi xem vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp là do nhà nước làm chủ sở hữu thì nhà nước lại có quyền quyết định và định đoạt. Điều này mâu thuẫn với quyền được sử dụng, định đoạt với tất cả tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, cần có sự sửa đổi để phân tách được quyền sở hữu của nhà nước và quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chủ sở hữu nhà nước trong công ty chỉ nên đơn thuần là một chủ sở hữu như các cổ đông khác. Qua đó, các chủ sở hữu mới thông qua các cơ chế QTCT như HĐQT, thành viên HĐQT độc lập,.. kiểm soát được mức độ CNRR của công ty nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Mặc khác, kết quả nghiên cứu chỉ rõ tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam có mối quan hệ phi tuyến tính dạng chữ U. Điều này hàm ý rằng cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước để thúc đẩy công ty CNRR nhiều hơn nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trong các nghành nghề, lĩnh vực hoạt động có rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu,… nhưng cần thiết cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thì không thể thiếu sự có mặt của các công ty sở hữu nhà nước. Các công ty tư nhân sẽ không muốn tham gia vào các lĩnh vực như vậy nên vai trò của công ty sở hữu nhà nước là rất quan trọng.

Sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong công ty có thể giúp hoạt động của công ty hướng đến phục vụ cho các mục tiêu xã hội hay thực hiện các chính sách của nhà nước.

- Khuyến khích sự tham gia sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn lực mạnh và kỹ năng quản lý tốt có thể mang lại cho CTNY cơ hội tăng vốn, mở rộng thị trường, tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến cũng như vận dụng các cải tiến mới vào các dự án của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ sở hữu nước ngoài thúc đẩy công ty CNRR nhiều hơn. Mức độ CNRR của công ty cao kết hợp với QTCT hiệu quả hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả tích cực trong kết quả hoạt động của công ty. Do vậy, cần phải có các chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu trong các CTNY Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Qua đó, các CTNY trong sẽ có cơ hội tìm được các chủ sở hữu nước ngoài có năng lực tài chính, năng lực quản lý và kinh doanh tốt tham gia hỗ trợ quản lý và điều hành công ty.

Để làm được điều này thì các chính sách mở cửa thị trường vốn, thu hút đầu tư nước ngoài cần tiếp tục được sửa đổi, ban hành phù hợp và thuận tiện cho nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa. Các quy định QTCT của quốc gia cần hướng các CTNY trở nên ngày càng minh bạch hơn, giảm bất cân xứng thông tin hơn nữa. Từ đó sẽ có các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao tham gia sở hữu các CTNY trong nước. Qua đó, các CTNY có thể hoàn thiện hơn nữa quản trị của công ty, huy động thêm vốn từ nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng cần tiếp tục được xem xét duy trì phù hợp trong từng ngành nghề, lĩnh vực để đảm bảo sự hỗ trợ và bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước tránh khỏi việc bị thâu tóm, sáp nhập. Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhưng gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 148 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w