Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 154 - 156)

7. Kết cấu của luận án

5.2.3. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết

- Các CTNY có thể căn cứ trên các quy định của pháp luật và các định hướng, chiến lược phát triển của công ty để thiết lập quy mô HĐQT phù hợp nhằm kiểm soát việc CNRR của công ty. Chẳng hạn, nếu công ty muốn hiệu quả và năng suất hơn trong các quyết định CNRR nhiều hơn nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn thì quy mô HĐQT nhỏ sẽ giúp các việc đưa ra các quyết định CNRR dễ đạt được sự đồng thuận hơn.

- Các công ty cần bổ nhiệm thêm thành viên độc lập trong HĐQT, ít nhất là đạt

tỷ lệ theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của các thành viên độc lập trong HĐQT đại diện cho một nhân tố quản trị mạnh mẽ và hiệu quả có thể giám sát các nhà quản lý công ty khỏi việc CNRR không cần thiết cũng như bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Mặc dù hiện tại các quy định tính độc lập của thành viên HĐQT độc lập được quy định chặt chẽ và rõ ràng như độc lập về quan hệ nhân thân, độc lập về lợi ích kinh tế để đảm bảo họ có thể đưa ra được các quyết định thật sự độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự độc lập của các thành viên HĐQT độc lập, đặc biệt là trong tư tưởng mà khó có thể kiểm soát được. Chẳng hạn, thành viên HĐQT độc lập có xu hướng muốn củng cố vị trí và mối quan hệ của họ hay có xu hướng muốn làm hài lòng các thành viên HĐQT khác bởi vì họ có quyền bổ nhiệm thành viên HĐQT độc lập. Thậm chí, thành viên HĐQT độc lập còn muốn làm hài lòng cả ban điều hành bởi vì trong ban điều hành có nhiều

thành viên HĐQT kiêm nhiệm. Do đó, định kỳ cần thuê tư vấn hoặc kiểm toán bên ngoài để đánh giá mức độ độc lập trong các quyết định thành viên HĐQT độc lập.

-CTNY cần cân nhắc bổ nhiệm thêm thành viên nữ trong HĐQT để phát huy các tác động tích cực của thành viên HĐQT nữ. Quan điểm chủ nghĩa cá nhân ít hơn và xu hướng né tránh sự không chắc chắn nhiều hơn của nữ giới so với nam giới có thể cung cấp các ý kiến đa chiều để xem xét việc CNRR toàn diện hơn. Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT cần được cân đối trong cơ cấu HĐQT. Tuy nhiên, số lượng thành viên nữ trong HĐQT (số tuyệt đối) cũng cần được chú ý. Kết quả nghiên cứu của Liu & cộng sự (2014) cho rằng 3 thành viên nữ trong số 15 thành viên của HĐQT có thể tạo ra một tác động mạnh mẽ hơn so với chỉ có 1 thành viên nữ trong số 5 thành viên của HĐQT dù hai HĐQT này có tỉ lệ nữ giới là tương tự nhau. Khi số thành viên nữ trong HĐQT có từ 3 thành viên trở lên, tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe nhiều hơn và làm tăng sự năng động của HĐQT (Trần Thị Giang Tân & Đinh Ngọc Tú, 2017).

-Sử dụng kết hợp phương án trả thù lao bằng quyền chọn cổ phiếu cùng với trả thù lao qua lương, thưởng và thu nhập khác bằng tiền để giảm bớt xung đột đại diện. Các khuyến khích thông qua quyền chọn nắm giữ cổ phiếu của công ty tạo cho các nhà quản lý động lực cống hiến nhiều hơn, từ đó giúp tối đa hóa giá trị công ty tốt hơn. Phương án trả thù lao thông qua quyền chọn cổ phiếu nên kết hợp đồng thời với việc hạn chế tối đa sự kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc của thành viên HĐQT. Tách biệt tối đa vai trò thành viên HĐQT và thành viên ban giám đốc không những giúp đảm bảo sự độc lập của HĐQT mà còn giúp phương án trả thù lao bằng quyền chọn phát huy được hiệu quả, không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khi tập trung quá nhiều cổ phiếu thưởng cho người vừa là thành viên HĐQT vừa là thành viên ban giám đốc.

-Các nhà đầu tư nước ngoài thường né tránh các công ty có quản trị công ty yếu và kém minh bạch. Do vậy, các CTNY trong nước muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư có chất lượng cao tham gia sở hữu để tận dụng và khai thác các lợi ích từ họ thì phải chứng tỏ rằng công ty mình có QTCT tốt hơn và

minh bạch hơn các CTNY khác. Muốn vậy các CTNY trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc QTCT của quốc gia, hoàn thiện QTCT của công ty ngày càng hiệu quả hơn hướng đến minh bạch hơn, giảm thiểu bất cân xứng thông tin hơn. Từ đó, CTNY sẽ có được các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tốt tham gia sở hữu trong công ty nhằm huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, vận hành công ty.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w