Khảo sát chọn vạch đo

Một phần của tài liệu 26457 (Trang 46 - 47)

Mỗi loại nguyên tử của một nguyên tố hóa học chỉ có thể hấp thụ những bức xạ có bước sóng mà chính nó có thể phát ra trong quá trình phát xạ. Nhưng thực tế không phải mỗi loại nguyên tử có thể hấp thụ được tất cả các bức xạ mà nó phát ra, quá trình hấp thụ chỉ tốt và nhạy chủ yếu đối với các vạch nhạy (vạch đặc trưng). Đối với một nguyên tố vạch phổ nào có khả năng hấp thụ càng mạnh thì phép đo vạch đó có độ nhạy càng cao. Chúng tôi tiến hành khảo sát vạch đo của dung dịch chuẩn Cd 1ppb và Pb 20ppb, trong HNO3 2%.

Đối với Cd: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 vạch phổ đặc trưng nhạy nhất là 228,8 nm; 226,5 nm và 326,1 nm.

Bảng 3.1. Khảo sát vạch đo của Cd

Vạch đo

(nm) Abs-Lần 1 Abs-Lần 2 Abs-Lần 3

Abs-Trung bình %RSD 228,8 0,1554 0,1553 0,1553 0,1553 0,053 226,5 0,1545 0,1558 0,1523 0,1542 1,622 326,1 0,1555 0,1567 0,1547 0,1556 0,915

Kết quả khảo sát cho thấy tại vạch đo 228,8 nm độ hấp thụ của Cd lớn và sai số nhỏ. Do đó chúng tôi chọn vạch đo của Cd là 228,8 nm.

Đối với Pb: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 2 vạch phổ đặc trưng nhạy nhất 217,0 nm và 283,3 nm.

Khảo sát đối với dung dịch chuẩn Pb 20ppb trong HNO3 2% và kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Khảo sát vạch đo của Pb

Vạch đo

(nm) Abs-Lần 1 Abs-Lần 2 Abs-Lần 3

Abs-Trung

bình %RSD

217,0 0,2798 0,2792 0,2795 0,2795 0,665

283,3 0,2480 0,2465 0,2464 0,2470 2,513

Kết quả khảo sát cho thấy tại vạch đo 217,0 nm độ hấp thụ của Pb lớn hơn và sai số nhỏ hơn so với vạch đo 283,3 nm. Do đó chúng tôi chọn vạch đo của Pb là 217,0 nm.

Một phần của tài liệu 26457 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)